Top 12 Bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phòng tránh

Thừa Thiên 2178 0 Báo lỗi

Ung thư là tên gọi chung của một tập hợp các bệnh có liên quan. Trong bất kỳ bệnh ung thư nào cũng đều có sự xuất hiện của các tế bào bất thường, vốn là những ... xem thêm...

  1. Ung thư vú ở phụ nữ là căn bệnh phổ biến nhất mà rất nhiều chị em phải đối mặt. Hiện tượng vú xuất hiện một nhân, hạch cứng hay còn gọi là khối u là tập hợp của các tế bào ung thư sau đó chúng xâm lấn sang các mô xung quanh vú hoặc di căn tới các mô như nách. Ung thư vú có thể được chữa khỏi nếu ở giai đoạn đầu. Vậy, làm sao để phòng tránh căn bệnh này là câu hỏi đối với rất nhiều người. Ung thư vú là dạng u vú ác tính. Một khối u có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Đa số các trường hợp ung thư vú bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. Ung thư vú nếu phát hiện và điều trị muộn có thể đã di căn vào xương và các bộ phận khác, đau đớn sẽ càng nhân lên.


    Không giống các loại ung thư khác, ung thư vú là một bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm, khoảng 80% bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu. Ở giai đoạn đầu này, các tế bào ung thư vú được bác sĩ phát hiện ra trong các ống dẫn sữa. Ta gọi đây là ung thư vú không xâm lấn, hay có cách gọi khác là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh ung thư vú để ngăn chặn sự di căn của bệnh. Thường thì bệnh nhân chỉ cần cắt bỏ khối u và sử dụng thêm phương pháp xạ trị.


    Cách phòng tránh:

    • Người có mẹ, chị em gái bị ung thư vú thì cần thăm khám bác sĩ vì những liên quan đến gen do quan hệ huyết thống gần rất dễ gây ung thư.
    • Phụ nữ trên 40 tuổi nên đi chụp hay siêu âm tuyến vú hàng năm vì căn bệnh này có nguy cơ gia tăng theo lứa tuổi. Tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị ung thư vú.
    • Tự quan sát và kiểm tra những dấu hiệu bất thường tại vùng ngực của bản thân như u, cục, vú tiết dịch lạ... và có sự thăm khám bác sĩ sớm.
    • Duy trì lối sống khoa học, ăn nhiều rau và trái cây tươi, vận động thể dục thể thao, ngủ nghỉ điều độ và hạn chế sử dụng các chất kích thích.
    • Đặc biệt, chị em cũng nên hạn chế việc tiếp xúc với các nguồn xạ, tia xạ như các trạm thu phát sóng, các tia X-quang, CT... vì nó có thể gây nên các biến đổi gen trong cơ thể.
    Phụ nữ cần kiểm tra ngay khi có dấu hiệu khác thường ở vùng ngực
    Phụ nữ cần kiểm tra ngay khi có dấu hiệu khác thường ở vùng ngực
    Ung thư vú ở phụ nữ là căn bệnh phổ biến nhất mà rất nhiều chị em phải đối mặt
    Ung thư vú ở phụ nữ là căn bệnh phổ biến nhất mà rất nhiều chị em phải đối mặt

  2. Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản của phụ nữ, mỗi phụ nữ gồm 2 buồng trứng, chúng nằm trong khung chậu và có kích thước tương đương một hạt thị. Chức năng của buồng trứng là sản xuất ra trứng tham gia vào quá trình thụ tinh và sản xuất ra nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone. Hai loại nội tiết tố do buồng trứng tiết ra có tác động đến quá trình phát triển cơ thể người phụ nữ và liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai. Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Mỗi bên của tử cung có một buồng trứng. Ung thư buồng trứng là sự xuất hiện tế bào ác tính hoặc một khối u ác tính trong một hoặc cả hai buồng trứng.

    Ung thư buồng trứng
    là khối u ác tính có xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào ung thư là các tế bào bất thường chúng phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể và không tuân theo nhu cầu của cơ thể. Và các tế bào ung thư này có thể xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan xung quanh. Không chỉ vậy chúng có thể di căn tới các cơ quan ở xa trong cơ thể và gây ung thư thứ phát tại cơ quan đó. Bệnh ung thư buồng trứng cũng giống như đa phần các bệnh ung thư khác đều không có các triệu chứng hay dấu hiệu sớm, mà phải đến giai đoạn muộn mới biểu hiện rõ ràng.


    Cách phòng tránh:

    • Tăng cường tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Chị em cũng cần duy trì chế độ ăn khoa học, ít dầu mỡ, thay vào đó là các món hầm, luộc, bổ sung các loại thực phẩm như; gừng, trà xanh, các loại nấm...
    • Khi thấy đau vùng bụng hay chướng bụng... mà không phải do ăn uống thì cần tiến hành thăm khám kiểm tra ngay. Nhất là việc khám phụ khoa định kì sau khi bắt đầu quan hệ tình dục, bởi lúc này, vùng kín đã bắt đầu có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công.
    • Nếu người thân trong gia đình hay bản thân đã mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng cần thăm khám thường xuyên bởi đây là đối tượng có nguy cơ cao liên quan đến ung thư buồng trứng do gen di truyền.
    • Kinh nguyệt không đều quá lâu, cũng làm tăng cao nguy cơ phát bệnh ung thư buồng trứng. Những chị em kinh nguyệt không đều cần chú ý.
    Những bất thường của buồng trứng nữ giới khi bị ung thư
    Những bất thường của buồng trứng nữ giới khi bị ung thư
    Ung thư buồng trứng là khối u ác tính có xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng
    Ung thư buồng trứng là khối u ác tính có xuất phát từ một hoặc cả hai buồng trứng
  3. Theo các nghiên cứu ung thư tại Việt Nam thì trong các ung thư ở phụ nữ, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai sau ung thư vú tại Hà Nội và đứng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của các chị em mà chúng ta cần quan tâm. Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng - lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài (mất khoảng vài năm). Trong thời gian này, các tế bào ở cổ tử cung sẽ biến đổi một cách bất thường do sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Sự biến dạng của những tế bào này xảy ra trước khi ung thư xuất hiện được gọi là loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung (CIN).


    Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết ung thư cổ tử cung đó là chảy máu bất thường ở âm đạo, ví dụ như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ. Dấu hiệu của ung thư phát triển có thể bao gồm đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường và sưng chân. Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, các khối u có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan đó, ví dụ khối u nằm đè lên bàng quang hoặc làm tắc tĩnh mạch. Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm trùng papillomavirus (HPV). Có rất nhiều loại HPV, trong đó có một số loại vi-rút có nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và dương vật, ung thư đầu và cổ. Các loại HPV khác có thể gây ra mụn cóc sinh dục.


    Cách phòng tránh:

    • Tiêm vắc xin HPV để phòng chống.
    • Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Cùng với đó tăng cường vận động cho cơ thể nâng cao sức đề kháng.
    • Khám phụ khoa định kì, giữ vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục chung thủy là cách để phòng chống ung thư cổ tử cung.
    Ung thư cổ tử cung ở nữ giới
    Ung thư cổ tử cung ở nữ giới
    Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra.
    Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra.
  4. Ung thư nội mạc tử cung là sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm nhập, lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Dấu hiệu thường gặp là chảy máu âm đạo, đau khi tiểu, đau vùng chậu... Bệnh có liên quan tới vấn đề béo phì do cao huyết áp hoặc tiểu đường. Ung thư nội mạc tử cung (hay còn gọi là Ung thư tử cung hay Carcinom nội mạc tử cung) là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn trong khoảng 45-75 tuổi. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung khi chẩn đoán là 60, tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần.

    Ung thư nội mạc tử cung
    thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen. Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể gây tích trữ mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến gia tăng lượng estrogen. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nội mạc tử cung mà chị em không nên chủ quan xem thường. Rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những căn nguyên của bệnh ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra, những chị em có kinh nguyệt lần đầu quá sớm hoặc quá muộn cũng dễ mắc bệnh hơn. Những người có sở thích ăn nhiều dầu mỡ béo có nguy cơ mắc bệnh carcinom nội mạc tử cung cao hơn những người ăn uống lành mạnh, chú trọng bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày.


    Cách phòng tránh:

    • Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe.
    • Duy trì cân nặng phù hợp, tránh béo phì. Tăng cường rau và bổ sung chất xơ cho cơ thể.
    • Không sử dụng tùy tiện các loại thuốc có liên quan đến hooc môn hay thuốc điều kinh làm thay đổi môi trường bên trong tử cung một cách bất thường.
    Ung thư nội mạc tử cung thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen
    Ung thư nội mạc tử cung thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen
    Ung thư nội mạc tử cung thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen
    Ung thư nội mạc tử cung thường gặp hơn ở những đối tượng thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hay dùng các sản phẩm có chứa hormone estrogen
  5. Đại tràng (tên gọi khác: ruột già, ruột kết, kết tràng) là phần xa của ống tiêu hóa, kéo dài từ manh tràng đến ống hậu môn. Nhận thức ăn được tiêu hóa từ ruột non, từ đó nó hấp thụ nước và chất điện giải cô đặc để tạo thành phân. Ung thư đại trực tràng là ung thư khởi phát từ ruột già. Tế bào ung thư xuất phát từ lớp trong cùng của thành ruột (niêm mạc đại trực tràng) sau đó xâm lấn ra ngoài các lớp khác của thành ruột. Rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải căn bệnh này do thói quen và dịp sống hiện đại.


    Ung thư đại tràng thường không được chú ý vì các triệu chứng sớm nghèo nàn và ít gây sự chú ý với người bệnh. Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng: Thay đổi thói quen đại tiện: xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy, máu trong phân, nhầy trong phân, đau bụng quặn cơn, ậm ạch đầy hơi, bí trung tiện, các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng, cảm giác rằng không đi ngoài hết phân, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài, mệt mỏi, giảm cân, thiếu máu không biết lý do...


    Cách thể phòng tránh:

    • Duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ và ngũ cốc nguyên chất, hạn chế dầu mỡ.
    • Tăng cường bổ sung vitamin D tự nhiên và tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, sữa, thực phẩm chức năng... Việc bổ sung vitamin D còn đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vì thúc đẩy chuyển hóa canxi tốt cho xương và răng.
    • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá... để có 1 sức khỏe tốt.
    Ung thư đại trực tràng rất phổ biến ở nữ giới
    Ung thư đại trực tràng rất phổ biến ở nữ giới
    Ung thư đại trực tràng
    Ung thư đại trực tràng
  6. Ung thư phổi là sự tăng trưởng không kiểm soát các tế bào ác tính thành khối u trong phổi. Nếu không được điều trị, nó sẽ di căn lan ra ngoài phổi vào các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu của tử vong ung thư ở phụ nữ, bên cạnh ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng. Dấu hiệu sớm của ung thư phổi rất ít xuất hiện và cũng không có xét nghiệm sàng lọc nào có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Vì vậy, phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán khi ung thư đã tiến triển và di căn ra khắp nơi trong cơ thể. Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao (như những người đã và đang hút thuốc) được khuyến khích chụp CT phổi liều thấp để sàng lọc ung thư.

    Ung thư phổi
    tiến xa thường gây ra các triệu chứng đáng chú ý như đau lưng, đau đầu, giảm cân và mệt mỏi. Đau xương cũng rất phổ biến, bởi xương là nơi ung thư phổi có xu hướng di căn đầu tiên. Mặc dù hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu trước khi di căn, nhưng một số người vẫn có thể thấy những dấu hiệu sớm của ung thư phổi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những triệu chứng này có thể liên quan đến những bệnh khác chứ không chỉ là dấu hiệu của ung thư phổi. Nhận thức được bất kỳ thay đổi nào không giải thích được trong việc thở của mình là rất quan trọng.


    Cách phòng tránh:

    • Không hút thuốc lá và tránh những nơi có khói thuốc, ô nhiễm không khí.
    • Nếu chị em làm việc tại nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ tiếp xúc với các ô nhiễm về khí thở, cần được đảm bảo trang bị bảo hộ và kiểm tra sức khỏe định kì.
    • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, tăng cường rau xanh và chất xơ cho cơ thể.
    • Vận động, tập thể dục thường xuyên nâng cao sức đề kháng.
    • Trồng nhiều cây xanh quanh khu vực sinh sống.
    Ung thư phổi - nguy hiểm không trừ một ai
    Ung thư phổi - nguy hiểm không trừ một ai
    Ung thư phổi
    Ung thư phổi
  7. Ung thư dạ dày là ung thư đường tiêu hóa thường gặp, có liên quan trực tiếp từ thói quen ăn uống, môi trường sống hay gen di truyền của người bệnh. Nhất là ở phụ nữ, căn bệnh này lại khá phổ biến. Ung thư dạ dày có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý dạ dày thường gặp, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn và chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Biết dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu giúp bạn có thể chẩn đoán bệnh kịp thời, từ đó xây dựng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.


    Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (hay giai đoạn sớm) là thời kỳ khi các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp hạ niêm mạc. Thông thường, kích thước khối u trong giai đoạn này thường rất nhỏ, chỉ khoảng vài mm đến 7cm, vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Vậy nên nếu muốn phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm cần phải thực hiện các chương trình tầm soát ung thư.


    Cách phòng tránh:

    • Chị em phụ nữ cần duy trì thói quen ăn uống khoa học, tránh ăn quá nhiều, ăn không đúng giờ hay ăn vặt, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, hóa chất.
    • Hạn chế các thức ăn lên men như: dưa muối, hành muối, cà muối xổi; các loại hoa quả chua có tính axit cao không tốt cho dạ dày như me, chanh, cóc và các loại có vị cay nóng như ớt... Tăng cường bổ sung các vi chất lên men tốt cho tiêu hóa có trong sữa chua.
    • Tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe bản thân.
    Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao ung thư dạ dày
    Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao ung thư dạ dày
    Ung thư dạ dày là ung thư đường tiêu hóa thường gặp
    Ung thư dạ dày là ung thư đường tiêu hóa thường gặp
  8. Ung thư da là sự phát triển không kiểm soát được của các tế bào bất thường trên da. Đặc biệt với phụ nữ có sở thích tắm nắng, phụ nữ sống trong khu vực nhiệt đới, có số giờ tiếp xúc với ánh nắng gay gắt quá cao hay phụ nữ có người thân mắc bệnh này đều nằm trong nhóm có nguy cơ cao ung thư da. Ung thư da là tình trạng các tế bào da phát triển bất thường, không kiểm soát và hình thành khối u. Tế bào ung thư sau đó lan sang các khu vực và bộ phận khác, gọi là di căn.

    Da là bộ phận bao bên ngoài cơ thể và có diện tích lớn nhất nên là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương mà chúng ta cần lưu ý. Ung thư da bao gồm ung thư xuất phát từ biểu mô da và từ các tuyến phụ thuộc da. Ung thư da được chia làm 3 dạng chính là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư hắc tố. Về dịch tễ, bệnh chủ yếu gặp ở người già, nam nhiều hơn nữ. Dấu hiệu ung thư da thường xuất hiện ở vùng da hở, 90% ở vùng mặt. Mặt khác, các tổn thương trên da có thế biến đổi từ lành tính sang ác tính sau một thời gian dài tồn tại và phát triển.


    Cách phòng tránh:

    • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời lúc gay gắt nhất (buổi trưa và đầu giờ chiều).
    • Sử dụng kem chống nắng, các loại bảo hộ như khẩu trang, áo chống nắng... khi có việc cần đi ra ngoài vào thời gian nắng.
    • Tăng cường bổ sung vitamin C và cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể.
    Ung thư da
    Ung thư da
    Ung thư da
    Ung thư da
  9. Ung thư gan là ung thư bắt đầu trong các tế bào gan. Gan là cơ quan nằm ở phần phía bên phải bụng. Ở phụ nữ, triệu chứng ung thư gan thường gặp là bụng đầy hơi và căng cứng, do đó thường xuyên bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh thường gặp như đầy bụng mà dễ bị bỏ qua. Khoảng 40% các khối u ác tính có thể di căn gan, trong đó 95% các khối nguyên phát thuộc hệ thống vùng lấy máu của hệ thống cửa (dạ dày, ruột non, đại tràng, tụy và đường mật ). Ngoài ra các khối nguyên phát có thể là vú, phổi, tuyến giáp, các cơ quan sinh dục - tiết niệu. Tổn thương di căn có thể có một vài khối nhỏ trên nền gan lành. Đôi khi nhiều khối hoặc một khối lớn.


    Ung thư gan hay gặp trên nền gan xơ, chiếm tỷ lệ đến 80%. Các nguyên nhân có thể dẫn đến xơ gan gây ung thư hóa bao gồm xơ gan do rượu, xơ gan thứ phát do nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C dẫn đến ung thư tế bào gan sau 20 - 40 năm, xơ gan do nhiễm sắt. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C dù chưa có xơ gan vẫn bị ung thư gan. Dùng thuốc tránh thai kéo dài cũng có thể là nguyên nhân ung thư gan. Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài tạo nên Adenoma (u tuyến) trong gan dễ tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan. Chất Aflatoxin của nấm Aspergillus có mặt trong các loại thực phẩm như lạc, đỗ bị mốc cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư gan.


    Cách phòng tránh:

    • Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, hạn chế chất kích thích và tăng cường chất xơ.
    • Đối với chị em làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại (công ty giầy da, cao su, nhựa...) phải có trang bị bảo hộ đảm bảo cách li với hóa chất.
    • Tiêm phòng viêm gan vì viêm gan là nguy cơ dẫn tới ung thư gan.
    • Chung thủy một vợ một chồng, hạn chế tiếp xúc máu trực tiếp với nguồn máu không được kiểm định (qua đường truyền máu, dùng chung kim tiêm).
    Ung thư gan ở phụ nữ
    Ung thư gan ở phụ nữ
    Ung thư gan
    Ung thư gan
  10. Chị em plhụ nữ cũng có nguy cơ đối mặt với ung thư vòm họng do thói quen sống thiếu khoa học hoặc do di truyền. Ung thư vòm họng là bệnh lí ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng. Nó được đánh giá là ung thư thường gặp hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ. Ung thư vòm họng là một căn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh có biểu hiện tại họng làm người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan, khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn và diễn biến nhanh chóng. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.

    Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định chính xác, chỉ tồn tại một số các yếu tố làm tăng nguy cơ. Vì là bệnh ung thư nên các yếu tố mang tính chất lâu dài như nhiễm virus EBV hoặc HPV, môi trường sống bị ô nhiễm (thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, chất độc hại), thói quen ăn uống (ăn nhiều thực phẩm muối như trứng muối, cá muối, dưa cà muối), uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, yếu tố di truyền (người có người thân trong gia đình bị ung thư vòm họng thì có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường) và tuổi tác (càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao).


    Cách phòng tránh:

    • Hạn chế sử dụng bia rượu hay thuốc lá, tăng cường rau xanh vào chế độ ăn mỗi ngày.
    • Phụ nữ có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng, phụ nữ từ 40 tuổi cần tiến hành kiểm tra vì có nguy cơ cao mắc bệnh.
    • Các chị em phụ nữ cần quan hệ tình dục chung thủy, hạn chế quan hệ tình dục miệng vì đây là nguyên nhân truyền virut HPV - loại virut chính gây ung thư vòm họng.
    Khi thấy bất thường vùng họng, hãy gặp chuyên gia để thăm khám
    Khi thấy bất thường vùng họng, hãy gặp chuyên gia để thăm khám
    Ung thư vòm họng
    Ung thư vòm họng
  11. Tuyến giáp có chức năng tiết ra các hormone quan trọng vào máu để vận chuyển đi khắp cơ thể. Hormone tuyến giáp có chức năng vô cùng quan trọng đặc biệt trong quá trình chuyển hóa giúp các cơ quan như não, tim và các cơ quan khác luôn ở trạng thái ổn định giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, giữ ấm và sử dụng năng lượng. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp. Tuyến giáp nằm ở cổ, có vai trò tạo ra hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Tế bào ở tuyến giáp được gọi là tế bào nang và tế bào cận nang. Thông thường, ung thư tuyến giáp khi mới khởi phát sẽ không có dấu hiệu và triệu chứng nào. Nếu có dấu hiệu đầu tiên là xuất hiện khối u tuyến giáp.


    Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính chiếm 1 - 2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm tỉ lệ 90% trong nhóm ung thư tuyến nội tiết. Tuy nhiên, một điều được cho là may mắn hơn cả đó là căn bệnh này có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất so với các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Tỉ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Theo Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160000 ca mắc mới mỗi năm, nam giới với gần 50000 ca mỗi năm đứng thứ 20. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao trên thế giới.


    Cách phòng tránh:

    • Tránh tiếp xúc với bức xạ.
    • Thận trọng với những dấu hiệu lạ như: mệt mỏi, đau cổ, khàn giọng, sút cân không rõ nguyên nhân hoặc tăng cân đột ngột, cơ thể nhạy cảm hơn…
    • Duy trì chế độ ăn uống ít chất béo.
    Ung thư tuyến giáp
    Ung thư tuyến giáp
    Ung thư tuyến giáp
    Ung thư tuyến giáp
  12. Thực quản là một ống tiêu hoá chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Ung thư xuất phát từ thực quản bao gồm hai loại chính là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến tuỳ thuộc vào loại tế bào ung thư. Ung thư biểu mô vẩy xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản và thường xuất phát ở phần trên và giữa thực quản. Bệnh ung thư này xuất hiện ở phụ nữ khá phổ biến vì vậy hãy lắng nghe cơ thể mình để phòng tránh ung thư thực quản bạn nhé!


    Ung thư thực quản bắt đầu trong các tế bào trong lòng thực quản. Theo thời gian, ung thư có thể xâm nhập sâu hơn vào các lớp của thành thực quản và do thực quản không có thanh mạc nên u nhanh chóng xâm lấn qua cơ quan lân cận. Các tế bào ung thư có thể lây lan bằng cách phá vỡ ừ khối u ban đầu cũng có thể xâm nhập vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết quanh thực quản, nhanh chóng di căn vào hạch ngay khi bệnh còn mới và di căn xa khắp các mô của cơ thể như phổi, gan, xương.


    Cách phòng tránh:

    • Cân bằng chế độ ăn uống: Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung thêm nhiều rau có thể giúp phòng tránh ung thư thực quản. Không nên hoặc hạn chế ăn những thực phẩm hun khói, chiên dầu mỡ. Không nên ăn những đồ ăn quá nóng, tốc độ ăn cũng không nên quá nhanh vì chúng cũng dễ gây tổn thương cho thực quản.
    • Nên cân bằng độ dinh dưỡng giữa các loại thực phẩm sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư thực quản.
    • Không nên ăn những thực phẩm dễ gây ung thư. Những thực phẩm như lạc, đậu nành đã bị mốc thì không nên ăn.
    • Nên cai rượu và thuốc lá vì chúng đều là những tác nhân gây tổn thương thực quản.
    • Kiên trì tập thể dục có thể phòng ngừa ung thư thực quản.
    Ung thư thực quản
    Ung thư thực quản
    Ung thư thực quản
    Ung thư thực quản



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy