Top 7 Loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ

Mai Tuyet Nguyen 148 0 Báo lỗi

Có thể nói, chưa bao giờ tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh ung thư ở Việt Nam cao như hiện nay. Trong đó, tỉ lệ tử vong do ung thư ở nữ giới của nước ta đứng thứ 4 ... xem thêm...

  1. Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Mỗi năm, tại Việt Nam, khoảng70% trong số 12.000 ca mắc mới ung thư vú đến bệnh viện trong tình trạng bệnh đã ở giai đoạn muộn vì chủ quan với những triệu chứng của bệnh. Điều đó đã để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh và gia đình người bệnh. Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Ðây là một bệnh hết sức phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh sinh và điều trị. Bạn nên biết rằng, ung thư vú là căn bệnh thuộc nhóm dễ chẩn đoán nhất trong số những bệnh ung thư và nếu phát hiện sớm, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.


    Phân loại: Hiện nay có 2 loại ung thư vú lớn là ung thư xâm nhập và chưa xâm nhập.

    • Ung thư vú chưa xâm nhập: Các tế bào ung thư vẫn còn ở một vị trí cụ thể của vú, mà không phân tán vào xung quanh mô, tiểu thùy hoặc ống dẫn.
    • Ung thư vú xâm nhập: Các tế bào ung thư vượt qua rào cản mô vú bình thường và lan ra các phần khác của cơ thể thông qua các mạch máu và các hạch bạch huyết.


    Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú: Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

    • Tức ngực: Cụ thể là cảm giác đau nhói từ ngực trái đến phải, do hiện tượng sưng khiến mô vú bị đẩy và khiến bạn cảm giác đau nhói. Theo dõi thời điểm và vị trí cơn đau để bác sĩ tư vấn chính xác.
    • Ngứa ở ngực: Khi các tế bào ung thư phát triển nhanh sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu và gây kích thích da khiến cho da nổi mẩn đỏ và sần sùi, gây đau ngứa.
    • Đau lưng, vai, gáy: Nhiều người dễ nhầm lẫn triệu chứng này với những bệnh lý khác. Tuy nhiên, chuyên gia giải thích, khối u phát triển về xương sườn và xương sống nên gây đau lưng.
    • Hình dạng và kích thước vú thay đổi: Phụ nữ nên tự thăm khám vú. Ngực to, chảy và có hình dạng khác thường là “lời cảnh báo” ung thư vú đặc biệt đối với những phụ nữ có mô vú dày.
    • Núm vú thụt vào trong và tiết dịch, kèm thêm da quanh núm vú bị sần và có vảy, bạn nên cẩn trọng với căn bệnh nguy hiểm này. Một số trường hợp, núm vú có dịch kèm máu thì càng nên đi khám sớm.
    • Ngực sưng hoặc có khối u: Nếu thấy vùng cánh tay có hạch hoặc khối u không rõ nguyên nhân và ngực bị đỏ sưng, bạn nên đi thăm khám sớm.


    Điều trị ung thư vú như thế nào?: Khi phát hiện bất cứ các biểu hiện nào của bệnh, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ sớm nhất để được chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh của mình. Tùy theo giai đoạn bệnhsẽ có phương pháp điều trị phù hợp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị...


    Cách phòng ngừa ung thư vú:

    • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh (BMI < 25)
    • Nuôi con bằng sữa mẹ.
    • Tránh uống rượu và hút thuốc
    • Ăn càng nhiều trái cây và rau quả càng tốt
    • Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát chất béo trong cơ thể
    • Kiểm soát lượng đường huyết
    • Thêm các chế phẩm từ đậu nành
    • Cẩn thận khi bổ sung estrogen thay thế
    • Duy trì một cuộc sống tích cực lạc quan: Luôn giữ tinh thần thoải mái, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và lành mạnh, ngủ đủ giấc.
    • Nên thả ngực trần khi ở nhà và khi đi ngủ.
    • Không nên can thiệp vào tổ chức mô vú không cần thiết như phẫu thuật thẩm mỹ

    Phòng ngừa bệnh ung thư vú bằng tự khám vú hằng ngày trước mỗi khi tắm, phụ nữ trên 40 tuổi nhất thiết phải khám sàng lọc để phát hiện sớm ung thư vú 6 tháng một lần.
    Ung thư vú
    Ung thư vú
    Ung thư vú
    Ung thư vú

  2. Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng - lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.


    Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung:

    • Chảy máu bất thường ở âm đạo
    • Đau bụng dưới hoặc khu vực chậu
    • Đau khi âm đạo bị thâm nhập
    • Dịch âm đạo tiết bất thường


    Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung:

    • Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm trùng papillomavirus (HPV). Có rất nhiều loại HPV, trong đó có một số loại vi-rút có nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và dương vật, ung thư đầu và cổ. Các loại HPV khác có thể gây ra mụn cóc sinh dục.
    • Hút thuốc lá dù chủ động hay thụ động đều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung lên 2 đến 3 lần. Hút thuốc lá hỗ trợ sự phát triển của HPV và tăng khả năng xuất hiện các tổn thương tiền ung thư như loạn sản nhẹ, loạn sản trung bình và loạn sản nặng đặc biệt ở những phụ nữ hút thuốc lá nhiều và kéo dài.
    • Sử dụng thuốc uống tránh thai kéo dài trên 5 năm làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung vì làm giảm đi việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, từ đó tăng khả năng phơi nhiễm với HPV.


    Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung:

    • Tiêm phòng vắc xin ngừa HPV là cách phòng ngừa chủ động nhất. Tại Việt Nam vắc xin ngừa HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2007, có hiệu quả trong việc dự phòng các tổn thương tiền ung thư gây ra do HPV typ 16 và 18. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin là trước khi quan hệ tình dục
    • Các chương trình tầm soát định kỳ bao gồm làm phiến đồ âm đạo cổ tử cung (pap smear) và định type HPV là cần thiết cho hầu hết phụ nữ trên 30 tuổi. Đây là cách duy nhất hiệu quả để phòng ngừa ung thư cổ tử cung cho những người phụ nữ còn quan hệ tình dục nhưng quá lớn tuổi để tiêm vắc xin phòng HPV có hiệu quả.
    • Có càng ít bạn tình thì tỷ lệ nhiễm HPV càng thấp
    • Không uống các thuốc ngừa thai trong một thời gian kéo dài
    • Không hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc thụ động
    • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.


    Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên phần lớn những người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh do bệnh thường không có những dấu hiệu nổi bật. Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài (mất khoảng vài năm). Trong thời gian này, các tế bào ở cổ tử cung sẽ biến đổi một cách bất thường do sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Sự biến dạng của những tế bào này xảy ra trước khi ung thư xuất hiện được gọi là loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung (CIN).

    Ung thư cổ tử cung
    Ung thư cổ tử cung
    Tiêm vaccine HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
    Tiêm vaccine HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
  3. Buồng trứng là một phần của cơ quan sinh sản nữ. Ở mỗi bên của tử cung có một buồng trứng. Ung thư buồng trứng là một khối u ác tính trong một hoặc cả hai buồng trứng. Có hai loại bệnh, ung thư biểu mô buồng trứng là loại bệnh ung thư buồng trứng phổ biến nhất và ung thư ngoài biểu mô. Ở NSW, hàng năm có khoảng 450 ca bệnh ung thư buồng trứng khiến nó là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 10 ở phụ nữ và độ tuổi trung bình bị chẩn đoán mắc bệnh là 63.


    Nguyên nhân chính của ung thư buồng trứng:

    • Sinh ít và không sinh con
    • Có kinh sớm, mãn kinh muộn
    • Béo phì
    • Sử dụng bột talc.
    • Yếu tố gia đình, phụ nữ có thành viên gia đình thế hệ thứ nhất bị ung thư buồng trứng có nguy cơ bị bệnh cao gấp 2 lần phụ nữ không có tiền sử gia đình
    • Mang đột biến gen BRCA1, BRCA2 cũng là yếu tố nguy cơ, trong đó đột biến BRCA1 có nguy cơ 15 – 45% và đột biến BRCA2 có nguy cơ 10 -20% ung thư buồng trứng trong toàn bộ cuộc đời.


    Dấu hiệu của ung thư buồng trứng:

    • Đau bụng, tức bụng, bụng to nhanh
    • Ra máu bất thường âm đạo
    • Rối loạn tiểu tiện
    • Rối loạn tiêu hóa( ỉa chảy, táo bón, tắc ruột ...)
    • Mệt mỏi, sờ thấy u vùng thượng vị, hạch bẹn, nách, thượng đòn,..
    • Có thể có tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim
    • Khám phụ khoa: thấy khối u vùng tiểu khung, buồng trứng.


    Cách phòng ngừa ung thư buồng trứng:

    • Phụ nữ uống thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, bản thân thuốc tránh thai cũng có tác dụng phụ. Vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ loại thuốc tránh thai nào sẽ phù hợp với bạn.
    • Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn cho bạn những cách phòng ngừa và điều trị để ngăn ngừa ung thư.


    Xác định xem ung thư đã lan đến đâu được gọi là phân giai đoạn. Việc phân giai đoạn ung thư giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tùy thuộc và loại bệnh phát hiện, giai đoạn, tình trạng sức khỏe chúng của bệnh nhân, các khuyến nghị của bác sĩ. Ung thư biểu mô buồng trứng thường được điều trị bằng phẫu thuật, hóa học trị liệu và/hoặc trị liệu bức xạ. Các khối u giới hạn thường được điều trị bằng phẫu thuật. Ung thư buồng trứng ngoài biểu mô thường được điều trị bằng phẫu thuật và/hoặc hóa học trị liệu.

    Ung thư buồng trứng
    Ung thư buồng trứng
    Các giai đoạn của ung thư buồng trứng
    Các giai đoạn của ung thư buồng trứng
  4. Ung thư ruột hay ung thư đại trực tràng là tên gọi chung của ung thư ruột kết và ung thư trực tràng, tức là ung thư phát triển từ ruột kết hay trực tràng (là những phần của ruột già), gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể. Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm máu trong phân, giảm cân, có sự thay đổi trong nhu động ruột và luôn cảm thấy mệt mỏi.


    Nguyên nhân của ung thư đại - trực tràng:

    • Những người trên 50 tuổi tuổi: 90% ung thư đại tràng ở người trên 50 tuổi
    • Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng hoặc polyp
    • Người tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường hoặc thói quen ăn uống hay lối sống
    • Đàn ông nhiều nguy cơ bị bệnh hơn so với phụ nữ
    • Người mắc bệnh viêm ruột, Crohn hoặc viêm loét đại tràng
    • Người mắc bệnh tiểu đường.


    Dấu hiệu của ung thư đại - trực tràng:

    • Thay đổi thói quen đại tiện, xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy
    • Máu và chất nhầy trong phân
    • Đau bụng quặn cơn, đầy hơi, bí trung tiện, các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng
    • Cảm giác không đi ngoài hết phân
    • Mệt mỏi
    • Giảm cân, thiếu máu không rõ lý do.

    Cách phòng ngừa ung thư đại - trực tràng:

    • Bỏ hút thuốc lá
    • Hoạt động thể chất
    • Đạt và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh
    • Hạn chế uống rượu
    • Ăn đủ các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc
    • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt nguội (thịt chế biến-bảo quản).


    Một vài xét nghiệm dựa trên phân cần thực hiện định kỳ như sau: xét nghiệm hóa miễn dịch phân có độ nhạy cao (FIT) - một năm một lần, xét nghiệm Guaiac tìm máu ẩn trong phân (gFOBT) - một năm một lần, xét nghiệm DNA phân đa mục tiêu (MT-sDNA) 3 năm một lần. Tổ chức này cũng khuyên nên khám trực quan đại - trực tràng bằng cách nội soi 10 năm một lần, chụp cắt lớp CT và soi đại tràng sigma linh hoạt 5 năm một lần. Nếu phát hiện tình trạng bất thường bằng bất kỳ xét nghiệm nào khác, người bệnh vẫn cần được theo dõi bằng nội soi.

    Ung thư đại - trực tràng
    Ung thư đại - trực tràng
    Ung thư đại tràng
    Ung thư đại tràng
  5. Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Đây là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 9 trong số các loại ung thư ở nữ giới, đứng hàng thứ 20 trong số các loại ung thư ở nam giới. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị tích cực, cơ hội kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân trên 5 năm là gần 100%.


    Nguyên nhân của ung thư tuyến giáp:

    • Bệnh nhân được điều trị tia xạ lúc bé, khi có u đơn nhân giáp trạng dễ nghi ngờ ung thư.
    • Bệnh nhân sống gần biển, nơi có đủ Iod trong thực phẩm, khi có u đơn nhân giáp trạng dễ bị ung thư hơn so với những nơi thiếu Iod.
    • Bệnh nhân có u đơn nhân hoặc đa nhân giáp trạng.


    Dấu hiệu của ung thư tuyến giáp:

    • Khối u ở cổ: Nếu phát hiện có một khối u lớn ở trước cổ, dưới yết hầu, hãy đi khám và tư vấn. Khoảng 90% nhân giáp là lành tính. Thông thường, khối u lành tính sẽ di chuyển lên xuống khi nuốt, trong khi đó hầu hết các khối u ác tính không di chuyển khi nuốt.
    • Bị khàn giọng: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết ung thư tuyến giáp là giọng nói khàn. Bởi các dây thần kinh thanh quản kiểm soát các cơ mở và đóng dây thanh âm, nằm ngay phía sau tuyến giáp.
    • Xuất hiện u giáp trạng: u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề khi sờ vào, di động theo nhịp nuốt.
    • Xuất hiện hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.
    • Một số triệu chứng giai đoạn muộn: Khối u to, rắn, cố định trước cổ. Khàn tiếng, có thể khó thở. Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép. Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu. Siêu âm có thể nhận biết ung thư tuyến giáp.


    Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp:

    • Tránh tiếp xúc với các chất, tia phóng xạ, bức xạ
    • Thận trọng khi cơ thể có những biểu hiện bất thường
    • Thường xuyên tự kiểm tra vùng cổ
    • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
    • Khám sức khỏe định kỳ
    • Tránh xa rượu bia chất kích thích


    Nếu nhận thấy những bất thường trên bạn hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, mỗi người nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe của mình.

    Ung thư tuyến giáp
    Ung thư tuyến giáp
    Ung thư tuyến giáp
    Ung thư tuyến giáp
  6. Ung thư nội mạc tử cung, còn được gọi là ung thư tử cung non (endometrial cancer), là một trong những loại ung thư phụ nữ phổ biến nhất. Nó bắt nguồn từ mô nội mạc tử cung, lớp mô nền trong tử cung.


    Nguyên nhân của ung thư nội mạc tử cung:

    • Mất cân bằng nội tiết tố
    • Kinh nguyệt không đều
    • Chế độ ăn uống không lành mạnh
    • Mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp
    • Do yếu tố di truyền

    Dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung:

    • Xuất huyết âm đạo bất thường
    • Ra khí hư bất thường
    • Đau vùng chậu thường xuyên
    • Thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện
    • Giảm cân không rõ lý do


    Cách phòng ngừa ung thư nội mạc tử cung:

    • Kiểm soát cân nặng: tránh thừa cân hoặc béo phì
    • Tập thể dục thường xuyên
    • Thăm khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng ra máu âm đạo bất thường
    • Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng hormone thay thế
    • Tư vấn với bác sĩ về nguy cơ ung thư tử cung khi bạn sử dụng thuốc ngừa thai
    • Báo cho bác sĩ của bạn khi bạn có tiền sử gia đình bị hội chứng Lynch


      Điều quan trọng là phát hiện sớm để có cơ hội điều trị tốt hơn. Kiểm tra định kỳ và tư vấn của bác sĩ về các triệu chứng hoặc thay đổi không bình thường trong cơ thể rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm ung thư nội mạc tử cung.

      Ung thư nội mạc tử cung
      Ung thư nội mạc tử cung
      Ung thư nội mạc tử cung
      Ung thư nội mạc tử cung
    • Ung thư da, đặc biệt là ung thư da biểu bì, là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên khắp thế giới. Đây là một căn bệnh gây ra bởi sự biến đổi gen di truyền trong tế bào da do tác động của ánh nắng mặt trời và tia cực tím. Nguy cơ mắc bệnh tăng cao khi tiếp xúc lâu dài với tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời hoặc từ tia cực tím trong máy phát tia UV.

      Nguyên nhân của ung thư da:

      • Tia UV từ ánh nắng mặt trời
      • Tia cực tím từ các nguồn khác
      • Yếu tố di truyền
      • Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư
      • Các bệnh lý da tồn tại từ trước


      Dấu hiệu của ung thư da:

      • Mảng da sần sùi, thô ráp, đóng vảy
      • Một nốt u tròn như hạt ngọc, trong mờ như sáp
      • Những vùng da tổn thương có màu đỏ, chạm vào thấy chắc, rắn
      • Nốt ruồi bất thường có thể là dấu hiệu ung thư da
      • Những tổn thương có viền không rõ ràng màu đỏ, trắng, xanh hoặc xanh đen
      • Mụn cứng, màu vàng
      • U nhỏ màu đỏ như thịt tươi hoặc tím bầm
      • Mảng/đốm lớn màu đỏ hoặc tím trên da có thể là dấu hiệu ung thư da


      Cách phòng ngừa ung thư da:

      • Hạn chế ra ngoài trời
      • Che chắn kỹ
      • Thoa kem chống nắng
      • Tránh cháy nắng
      • Đi thăm khám soi da thường xuyên


      Tuy không phải tất cả các trường hợp ung thư da đều nguy hiểm, nhưng việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cực kỳ quan trọng để ngăn chặn sự lây lan và tăng cơ hội chữa khỏi căn bệnh này. Đồng thời, việc tăng cường kiến thức và nhận thức về tác động của ánh nắng mặt trời đối với sức khỏe da cũng là một phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của ung thư da ở phụ nữ.

        Ung thư da
        Ung thư da
        Ung thư da
        Ung thư da



      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy