Top 8 Loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất
Nhựa là một thuật ngữ chung cho một loạt các vật liệu dẻo tổng hợp hoặc bán tổng hợp được sử dụng phổ biến, ứng dụng rộng khắp trong hầu hết các ngành công ... xem thêm...nghiệp. Chúng ta có thể bắt gặp vật liệu nhựa khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách sinh hoạt hằng ngày. Sau đây Toplist điểm qua các loại nhựa hiện đang được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường cũng như đặc điểm và độ an toàn của chúng.
-
Polyethylene terephthalate (PET)
Polyethylene terephthalate (PET) là loại nhựa phổ biến nhất được dùng để sản xuất vỏ ly, chai nhựa. Ngoài ra PET còn thường được dùng làm vỏ chai nước tinh khiết, chai nước ngọt, chai dầu ăn, chai nước trái cây. Các loại nhựa này được biết đến là nhựa khá an toàn tuy nhiên vẫn có khả năng tích tụ vi khuẩn và mùi nên chỉ dùng trong một thời hạn là phải bỏ đi.
PET cũng thường được sử dụng để sản xuất bộ phận chống trơn trượt, không hạn chế như ổ trục và ray trượt. Loại nhựa này rất thích hợp để lắp đặt nhanh, các bộ phận có tiếp xúc với nước và các bộ phận yêu cầu giữ cố định, tránh tình trạng trơn trượt. PET được sử dụng để sản xuất hộp nhựa, vỉ nhựa, khay điện tử, các thiết bị văn phòng phẩm, linh kiện điện tử… Nhờ sử dụng trong thời gian dài mà không bị biến dạng, màu sắc bền, khó phai màu.
-
High-density polyethylene (HDPE)
High-density polyethylene (HDPE) là loại nhựa có độ bền cơ học cao, hầu như trơ hoàn toàn về mặt hóa học, có thể chịu được nhiệt độ cao (120 độ C trong thời gian ngắn, hoặc 110 độ C trong thời gian dài). Nhựa HDPE được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng và ngành công nghiệp, những nơi yêu cầu độ bền, va đập, độ bền kéo đứt cao, hút ẩm và độ bền chống ăn mòn, và độ bền hóa học.
HDPE thường được dùng là vỏ bình sữa cho trẻ, vỏ hộp thuốc, vỏ bình nước giặt, nước lau sàn, nước tẩy, vỏ bình dầu gội, sữa tắm,... Ngoài ra nó còn được ứng dụng làm đường ống cấp thoát nước. Nói chung đây là một trong những loại nhựa ổn nhất để sử dụng trong các mục tiêu thường ngày, trong đó có chứa thực phẩm, nhất là các thực phẩm cho trẻ nhỏ như bình sữa, chai nước, bình bột.
-
Polyvinyl Chloride (PVC)
Polyvinyl Chloride (PVC) là loại nhựa tổng hợp được sử dụng rộng rãi. Nhựa đa năng này có thể ở dạng cứng hay dẻo, tùy phụ gia thêm vào. Nó thường được sử dụng trong việc sản xuất các vỉ thuốc, chai lọ, tấm trải giường, không đựng thực phẩm, các loại thẻ (thẻ ngân hàng, thẻ xe có chip), và sản phẩm đặc biệt đáng quan tâm là đồ chơi trẻ em và wrap, hay còn gọi là bao kiếng, giấy kiếng…hay dùng để bọc thực phẩm.
PVC là loại nhựa được cho là không nên nhất để đựng thực phẩm. Nhiều báo cáo đến nay quan tâm tới các phụ gia phtalates và bisphenol A được sử dụng trong sản xuất PVC. Bằng chứng khoa học đến nay cho thấy các sản phẩm này được sinh ra nhiều ở nhiệt độ cao. Nhưng do các hợp chất này hầu như chỉ đi vào cơ thể được thông qua đường ăn uống và hít thở, trong đó đường ăn uống là chính. Do đó cần lưu ý là không nên dùng các vật từ nhựa PVC để đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng.
-
Low Density Polyethylene (LDPE)
Nhựa Low Density Polyethylene (LDPE) là được dùng để sản xuất hầu hết các loại chai lọ chứa, các túi dùng để mua sắm, quần áo, thảm, thức ăn trữ đá, túi bánh mỳ và một số nhựa bọc thực phẩm. Việc tái chế trước đây là không được chấp nhận nhưng gần đây dần được cho phép. Nhựa sau khi tái chế được sản xuất các biển quảng cáo, thùng đựng rác, phong bì thư,...
Nhựa LDPE kém bền vật lý hơn HDPE một chút, có thể chịu được 95 độ C trong thời gian ngắn, hoặc 80 độ C trong thời gian dài. Nhựa LDPE không được dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao. Ngoài ra nhựa LDPE dễ gãy, vỡ, trầy xước, khả năng chịu va đập vật lý kém hơn nhựa số 2.
-
Polypropylene (PP)
Nhựa PP là từ viết tắt của Polypropylen là một loại polymer có độ bền cơ học cao. Đặc điểm nhận dạng của nhựa PP là những sản phẩm nhựa màu trắng trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không độc. Tuy nhiên, chúng có thể được pha trộn thêm các hạt tạo màu để tạo ra các thành phẩm có màu sắc bắt mắt hơn cho tiêu dùng.
Các sản phẩm từ nhựa PP có độ bóng bề mặt tốt, với khả năng chống thấm nước và thấm khí, không dễ bị oxy hóa hay ảnh hưởng bởi các loại khí khác, hơi nước hay dầu mỡ nên chúng thường được tận dụng làm các loại hộp, hũ, can, bình đựng, bao bì… được sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt thường ngày của con người. Trong các loại nhựa thường gặp thì nhựa PP có tính bền nhiệt cao nhất, tức khả năng chịu nhiệt cao, với giới hạn nhiệt lên tới 130 - 170 độ C. Qua giới hạn nhiệt này, nhựa PP sẽ bị nóng chảy hoặc gây cháy khi bị đốt, khi đốt chúng có mùi như mủ cao su, với ngọn lửa tạo thành màu xanh, dòng chảy dẻo. Để an toàn các nhà sản xuất khuyến khích không nên để các sản phẩm từ nhựa PP tiếp xúc với nhiệt độ cao và liên tục. Nhựa PP có thể sử dụng hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, nhưng bạn chỉ nên quay nó từ 2 - 3 phút trong lò để giữ an toàn.
-
Polystyrene (PS)
Nhựa PS là một loại nhựa nhiệt dẻo (Polymer), là tên gọi viết tắt của Polystyren, nó được tạo thành từ phản ứng trùng hợp Styren. Polystiren được biết đến năm 1845 khi đốt nóng Styren trong ống thuỷ tinh ở nhiệt độ 200°C, tổng hợp được nhờ nhiệt phân các hydro cacbon thì loại nhựa này mới được tập trung nghiên cứu. Sản phẩm mono Styren dạng thương mại được đưa ra năm 1925. Nhưng PS chỉ được tổng hợp ở năm 1937.
Nhựa PS (Polystyren) được tận dụng trong sản xuất hộp xốp nhựa đựng thực phẩm, vỏ nhựa CD, DVD, đồ chơi trẻ em, máy vi tính, máy sấy tóc, thiết bị nhà bếp. Nhựa PS (Polystyren) trong lĩnh vực nhựa định hình PS thường được sử dụng sản xuất hộp nhựa, ly nhựa, tô chén nhựa, khay nhựa bánh kẹo nhờ vào đặc tính cứng và giòn, rất nhẹ, dễ tạo hình, sản phẩm cho ra đẹp. Mặc dù thế, đối với sản phẩm làm từ nhựa PS tốt nhất là không nên dùng để đựng đồ ăn nóng (trên 70 độ C) vì ở nhiệt độ cao lượng Monostyren giải phóng ra nhiều sẽ tổn hại đến gan. Do đó, không dùng các sản phẩm làm từ nhựa PS để đựng nước sôi, món ăn nhiều dầu mỡ, dưa muối, giấm.
Lưu ý: Rất nhiều sản phẩm dễ nhầm lẫn giữa nhựa PS và nhựa PP, như ly nhựa, dao muỗng (thìa) nhựa... Mọi người cần lưu ý để phân biệt. Một cách gần đúng, các sản phẩm từ PS thường đục, còn các sản phẩm từ PP thường trong suốt.
-
Polycarbonate (PC)
Polycarbonate (PC) là loại nhựa có độ bền va đập cao, không màu và trong suốt, độ cứng cao nên ổn định kích thước và màu sắc, cách điện, chống ăn mòn và chống mài mòn tương đối cao. Vì những đặc điểm này, nhựa PC thường được sử dụng trong ấm, cốc, chai,... Đôi khi bạn sẽ thấy các con số trên cốc, chẳng hạn như 58, có nghĩa là thành phần Polycarbonate của cốc là 58%.
Bản thân nhựa PC không độc hại, tuy nhiên nó chứa bisphenol A, chất độc hại. Về lý thuyết, miễn là Bisphenol A được chuyển đổi thành cấu trúc dẻo trong quá trình sản xuất PC, điều đó có nghĩa là sản phẩm hoàn toàn không có bisphenol A. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sản xuất, Bisphenol A được chuyển đổi thành nguyên liệu PC, nếu quá trình chuyển đổi không đầy đủ và một lượng nhỏ bisphenol A không được chuyển đổi thành cấu trúc nhựa của PC, nó có thể biến đổi chất gây ung thư. Nói chung, để sử dụng ngắn hạn, các chất có hại sẽ không được phát tán, chẳng hạn như chai nước khoáng uống liền dùng 1 lần.
-
Acrylonitrin Butadien Styren (ABS)
Acrylonitrin Butadien Styren (ABS) là một loại nhựa nhiệt dẻo, đàn hồi, chịu va đập tốt, có khả năng chống lại các hóa chất ăn mòn cũng như các tác động vật lý lên nó, dễ gia công và có nhiệt độ nóng chảy thấp nên rất thích hợp để sử dụng trong các quy trình sản xuất ép phun hoặc in 3D trên máy FDM. Bên cạnh đó, giá thành nhựa ABS cũng tương đối rẻ, thường rơi vào khoảng giữa Polypropylene (PP) và Polycarbonate (PC) nên ABS được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay như sản xuất đồ dùng gia đình, bộ phận máy móc, đồ chơi trẻ em, thiết bị y tế...
Cho đến hiện nay, chưa có báo cáo về việc ABS đem lại những tác hại cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như không phát hiện có bất kỳ chất gây ung thư nào trong ABS, và không có tác dụng phụ nào liên quan đến việc tiếp xúc với ABS, nên có thể nói nhưa ABS rất được ưa chuộng trong hoạt động sản xuất.