Top 10 Đồ chơi "thần thánh" của thế hệ 8x, 9x

Ngà Võ 1404 0 Báo lỗi

Cùng với sự phát triển vũ bão của ngành công nghệ hiện nay, những trò chơi giải trí dành cho trẻ em cũng thay đổi một cách chóng mặt. Thế nhưng, trong ký ức ... xem thêm...

  1. Top o

    Bi ve

    Nhắc đến món đồ chơi này đã đủ nghĩ tới một tuổi thơ ngày nào thật dữ dội. Đặc biệt là với những bạn trai thời đó, không ai trong túi là không có vài ba viên bi đủ các loại từ bi sữa, bi sứ, bi ve, bi trâu,…Những ngày hè oi nóng trốn bạn đi bắn bi, tranh thủ cùng lũ bạn giờ ra chơi mở trận thi đấu với nhau sau sân trường.


    Những hòn bi trong veo, đủ màu sắc một thời ních chật túi quần của nhiều cậu bé mỗi ngày đến trường còn sân trường vào giờ ra chơi thì có đến hằng hà sa số các tụ điểm chơi bắn bi. Không chỉ gây sốt trong hội con trai, bi ve cũng hấp dẫn nhiều bạn gái vì vẻ đẹp long lanh, sáng ngời của chúng.


    Trò chơi này cực đơn giản, người chơi cho một số bi nhất định vào trong một vòng tròn, được gọi là lỗ. Sau đó đứng cách xa lỗ khoảng 2m thì vẽ một đường dài, được gọi là mức. Những người chơi lần lượt đứng ở vạch mức rồi bắn viên bi vào lỗ, kết thúc trò chơi ai thắng được nhiều bi hơn sẽ thắng.

    Bi ve
    Bi ve
    Bi ve
    Bi ve

  2. Khác với các bạn nhỏ thời nay thường được bố mẹ đưa đến các khu vui chơi giải trí hiện đại, chơi những trò đua xe, điện tử... thì tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X lại gắn liền với những trò chơi dân dã hơn. Một trong những trò chơi rất phổ biến trong giờ nghỉ giải lao của thế hệ 8x,9x là Đông Tây Nam Bắc.


    Có lẽ đây là trò chơi phổ biến nhất trong hội học sinh thời tiền Facebook. Chỉ cần đi bao nhiêu dặm về hướng nào đó là số phận của đứa bạn thân sẽ xoay 180 độ ngay. Chơi Đông - Tây - Nam - Bắc: Ai yêu ai, ai sẽ được làm hoàng tử, ai là nô tì, ai được giàu sang phú quý… tất cả đều từ cái hình chóp 'thần kỳ' này mà ra. Còn lũ trẻ ngày xưa thì lại coi cái mô hình giấy này giống như một 'phép màu kỳ diệu'. Cũng chỉ là dạng hóa thân thành nhân vật chứ có phải bắt là nhân vật ấy mãi đâu, thế mà nếu không đúng vào nhân vật mình yêu thích, có khi bọn trẻ còn hậm hực và kiên quyết đòi chơi lại từ đầu. Vì vậy nên trò này được xem là công cụ "dìm hàng" hữu hiệu nhất của các chế nhà mình đấy ạ!

    Đông Tây Nam Bắc
    Đông Tây Nam Bắc
    Đông Tây Nam Bắc
    Đông Tây Nam Bắc
  3. Súng cao su, hay ná cao su, giàn thun (phương ngữ miền Nam Việt Nam) là một loại vũ khí thô sơ nhưng cũng dùng làm đồ chơi và được thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Thay vì săn Pokemon bằng điện thoại như hiện nay, thú vui "tao nhã" của các bạn trẻ hồi mười mấy năm trước là săn chào mào, chích chòe,... cùng chiến hữu là cái ná tự chế từ dây thun của mình.


    Tuy nhiên, trò chơi này cũng gây không ít rắc rồi cho người chơi vì thỉnh thoảng đạn lại "bay lạc" sang nhà hàng xóm và gây ra nhiều "sự cố ngoài ý muốn".

    Ná cao su
    Ná cao su
    Ná cao su
    Ná cao su
  4. Người lớn có bài tây còn trẻ con thì có bài Pokemon với bài Vui trò chơi. Hãy khai thật đi! Bạn nào đã từng tụm năm tụm bảy chơi dích hình để giành những lá bài này nào?


    Trò chơi thẻ bài Pokemon được phát hành vào năm 1996, đây là một trong các sản phẩm được nhượng quyền lại thông qua thương hiệu Pokemon. Thẻ bài Pokemon là một trong những trò chơi thẻ bài được bán chạy nhất trên toàn thế giới (dữ liệu thu thập được với hơn 2,7 tỷ thẻ được bán ra). Thẻ bài Pokemon được mô phỏng lại thông qua những trận đấu Pokemon dưới hình thức boardgame. Đến với thể loại game này, người chơi sẽ đưa Pokemon của mình lên sàn đối đầu 1 chọi 1 với người chơi khác. Lúc này, hai người chơi sẽ lần lượt tấn công thông qua các thẻ bài Pokemon, và sử dụng phụ trở trong các cuộc phòng thủ bằng các thẻ năng lượng, trainer,...

    Trò chơi thẻ bài Pokemon tổng hợp 3 loại thẻ bài chính là: Thẻ Pokémon, thẻ Năng lượng (Energy), thẻ Trainer.

    Bài Pokemon/ Vua trò chơi
    Bài Pokemon/ Vua trò chơi
    Bài Pokemon/ Vua trò chơi
    Bài Pokemon/ Vua trò chơi
  5. Chơi chuyền là một trò chơi dân gian quen thuộc của các bạn nữ 8x, 9x, tuy nhiên cũng có không ít các teen boy "mê mệt" trò chơi khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và những chiếc đũa này. Bạn cần có từ 10-20 chiếc đũa, 1 quả banh nỉ và một mặt sân bằng phẳng. Để xem ai là người đi trước, những người chơi lần lượt thẩy banh và khi banh chạm đất, cũng là lúc người chơi dùng tay bắt lấy những chiếc đũa trước lúc bắt trái banh lại, người nào bắt được nhiều đũa sẽ chơi trước.

    Cách chơi cũng như vậy, người chơi sẽ lần lượt bắt lấy 1 chiếc đũa, 2 chiếc đũa và thực hiện những động tác xoay tay, đập đũa, phối hợp nhịp nhàng với banh. Trò chơi đòi hỏi tay, mắt phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt. Ai chơi hết các vòng đầu tiên sẽ giành chiến thắng.

    Chơi chuyền
    Chơi chuyền
    Chơi chuyền
    Chơi chuyền
  6. Chiếc máy huyền thoại đây rồi! Không màn hình cảm ứng, không đồ họa sắc nét nhưng cu cậu này đã từng là niềm ao ước của rất rất nhiều cậu bé đấy. Nếu bạn sở hữu một chiếc thế này thì xác định là nhân vật của năm trong lớp rồi.


    Chiếc máy nhỏ hình chữ nhật có màu sắc bắt mắt từng là món đồ chơi ao ước của bao bạn nhỏ thời đó. Thiết kế hình chữ nhật nhỏ gọn vừa tay cùng nhiều trò chơi như đua xe, xếp gạch, bắn gạch,… trên nền nhạc khá vui nhộn khiến các bạn nhỏ dù chơi cả buổi cũng không biết chán. Có bạn còn dành dụm tiết kiệm hay đợi đến tận Tết mới có thể mua được món đồ chơi này, vì thế mà lại càng yêu quý nó hơn.


    Máy Brick game
    Máy Brick game
    Máy Brick game
    Máy Brick game
  7. Tuổi thơ của 8x, 9x gắn liền với thời kỳ hoàng kim của các phim kiếm hiệp và hoạt hình siêu nhân. Ăn theo các bộ phim này, kiếm nhựa cũng trở thành một trong những món đồ chơi hot nhất lúc bấy giờ. Kiếm nhựa được làm hoàn toàn bằng nhựa an toàn cho trẻ em. Vì vậy mà các bạn trai 8x,9x rất thích món đồ chơi này.


    Điều này không mấy khó hiểu bởi vì bên trong mỗi cậu bé đều có một người hùng khao khát được trừ gian diệt bạo, muốn cầm kiếm để hành hiệp trượng nghĩa mà.

    Kiếm nhựa
    Kiếm nhựa
    Kiếm nhựa
    Kiếm nhựa
  8. Top o

    Yoyo

    Các cậu bé thế hệ 8x, 9x chắc vẫn chưa quên những chiếc yoyo đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng quay tít rất vui mắt và những cuộc thi tài xem ai chơi điêu luyện hơn đâu nhỉ? Yoyo một thời đã tung hoành ngang dọc khắp các trường học không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, thậm chí người ta còn tổ chức cả một giải vô địch thế giới dành cho những cô cậu đam mê với con quay hấp dẫn này.


    Ngày nay, Yoyo được biết đến là một món đồ chơi vận động trí tuệ, bằng cách sử dụng sự khéo léo của ngón tay, người chơi kéo thả Yoyo để tạo ra những vòng quay kỳ diệu rất lôi cuốn và ấn tượng. Với cấu tạo gồm một trục kết nối 2 đĩa và 1 sợi dây vòng quanh trục, Yoyo có thể làm bằng kim loại, nhựa hay gỗ mang đến cho người chơi nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị mà khó có thể tìm thấy ở món đồ chơi nào khác. Đây cũng là đồ chơi có lịch sử khá lâu đời, phổ biến từ những năm 1920. Đến nay, sau gần 90 năm tồn tại, Yoyo và đặc biệt là Yoyo Duncan vẫn là đồ chơi tiêu khiển cực hút các bạn nhỏ và giới trẻ.

    Yoyo
    Yoyo
    Yoyo
    Yoyo
  9. Không hiểu sao mà trẻ con hồi này rất "cuồng" bong bóng. Nhiều bạn dẫu biết loại keo này độc hại nhưng vẫn cố mua để thổi một quả bong bóng thật to cho... thích mắt!


    Đây cũng là đồ chơi được rất nhiều trẻ em yêu thích hiện nay. Dung dịch để thổi bóng thông thường đã được thay thế bằng một loại chất dẻo đựng trong tuýp. Chỉ cần lấy một ít chất dẻo vào đầu ống thổi, trẻ sẽ dễ dàng thổi được những quả bóng trong suốt, lấp lánh màu sắc, với những kích cỡ to nhỏ theo ý muốn. Và những quả bóng thổi được to, đẹp và dai hơn so với cách thổi bong bóng thông thường. Điều đặc biệt là những quả bóng này không dễ vỡ như bong bóng thổi bằng dung dịch. Chúng rất dai và thậm chí sau khi thổi xong, trẻ chỉ cần lấy tay ép hoặc vê vào cuống bóng là bóng tự giữ được hơi.

    Có thể tìm mua mặt hàng này ở bất cứ khu vui chơi giải trí cho trẻ em, hàng tạp hóa nào gần trường học hoặc các khu dân cư, với giá chỉ 1.000 đồng/tuýp thổi bóng và khoảng 50.000- 70.000 đồng/chiếc súng bắn bong bóng.

    Keo thổi bong bóng
    Keo thổi bong bóng
    Keo thổi bong bóng
    Keo thổi bong bóng
  10. Ô ăn quan cũng là trò chơi quen thuộc của thế hệ 8x,9x. Ô ăn quan là một trò chơi dân gian, các bạn sẽ ngồi lại với nhau vẽ ra một bảng ô ăn quan gồm 12 ô, sau đó mô phỏng các quan bằng những viên đá, mỗi ô 5 viên, 2 ô ông trời sẽ là hai viên đá to. Tuần tự người chơi sẽ bốc 1 trong 10 ô đó thảy đều vào các ô còn lại. Và nếu trống một ô sẽ ăn các ô còn lại.

    Chỉ cần lấy sỏi trong một ô để trải đều đến các ô còn lại. Nhưng muốn chiến thắng, người chơi cần phải tính toán đường đi, nước bước khôn ngoan. Người nào thu về được nhiều sỏi nhất thì sẽ chiến thắng.

    Ô ăn quan
    Ô ăn quan
    Ô ăn quan
    Ô ăn quan



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy