Top 9 Kế hoạch tổ chức trò chơi đêm văn nghệ Trung thu hay và hấp dẫn nhất

Phương Trinh 6915 0 Báo lỗi

Bao giờ cũng thế, trung thu chính là dịp để các bạn nhỏ được nghỉ ngơi và hòa mình vào các hoạt động vui chơi giải trí hay đơn giản chỉ là được ăn những chiếc ... xem thêm...

  1. Kịch bản tổ chức trò chơi "Đố Vui" đêm trung thu

    Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào...Hình như vẫn chưa phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là "Chơi đố vui, nhận phần thưởng", người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà... MC đọc câu đố:

    Câu hỏi đố vui Trung Thu:

    A/ Câu đố vui trung thu hài hước và ý nghĩa trắc nghiệm

    Câu 1: Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì? a. Tết Trông Trăng b. Tết Thiếu Nhi/Tết Nhi Đồng c. Cả hai đáp án trên đều đúng.

    Câu 2: Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu? a. Việt Nam b. Trung Quốc c. Nhật Bản.

    Câu 3: Ngày Tết Trung Thu được mừng ở những quốc gia nào? a. Các quốc gia Đông Nam Á b. Tất cả các quốc gia Châu Á.c. Phần lớn ở các quốc gia Đông Á.

    Câu 4: Vì cao các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ không mừng Tết Trung Thu? a. Vì họ không thích b. Vì họ chỉ sử dụng Lịch Mặt Trời.

    Câu đố vui tết trung thu 5: Tết Trung Thu là ngày Tết dành riêng cho ai? a. Thiếu niên nhi đồngb. Tất cả mọi ngườic. Cho tất cả Thanh Thiếu Niên

    Câu đố trung thu 5: Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai? a. Chị Hằng và Thỏ ngọcb. Chú Cuội và Thỏ Ngọcc. Chú Cuội và chị Hằng.

    Câu 6: Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng? a. Chị Hằng b. Chú Cuội c. Thiên Lôi.
    Câu 7: Sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì? a. Cây sung b. Cây Đa c. Cây Bồ Đề.

    Câu 8: Khi bị kéo lên Cung Trăng, Chú Cuội mang theo vật gì? a. Cây sáo b. Cây búa c. Cây rìu.

    Câu 9: Bài hát nào về Tết Trung Thu được hát nhiều nhất? a. Chiếc đèn ông sao b. Múa sư tử c. Rước đèn tháng Tám.

    Câu 10: Bài hát Chiếc đèn ông sao là của nhạc sĩ nào? a. Phạm Tuyên b. Trịnh Công Sơn c. Hoàng Lân.

    Câu 11: Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì? a. Hội Đèn Lồng b. Hội Trăng Rằm c. Hội Múa Lân. Câu 12: Ba con vật thường xuất hiện trong các điệu múa đêm rằm Trung Thu là những con vật nào? a. Lân – Sư – Rồngb. Lân – Phụng – Rồngc. Lân – Rồng – Rắn.

    Câu 13: Bánh Trung Thu thường có hình trong và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì? a. Trăng tròn đất vuôngb. Trời vuông đất trònc. Trời tròn đất vuông.

    Câu 14: Đêm Tết Trung Thu có 2 sinh hoạt vui chơi nào đặc biệt? a. Rước đèn và phát bánh trung thub. Phát bánh trung thu và múa lânc. Rước đèn và múa lân.

    Câu 15: Thành phố nào xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam về lễ hội rước đèn Trung thu? a. Hà Nộib. Phan Thiếtc. Sài Gòn.

    Câu 16: Loại đồ chơi nào phổ biến nhất trong Tết Trung Thu tại Việt Nam? a. Mặt nạ b. Đèn ông saoc. Cả hai đáp án trên đều đúng.

    Câu 17: Trong tối Trung thu, ngoài thưởng nguyệt, dân gian hay tổ chức thi gì? a. Thi cỗb. Thi đènc. Cả hai đáp án trên đều đúng.

    Câu 18: Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà phải trốn lên mặt trăng? a. Nói dốib. Trốn nợc. Níu giữ cây Đa có phép cải tử hoàn sinh.

    Câu 19: Theo dân gian, cùng sống với chị Hằng và chú Cuội trên cung trăng là ai? a. Trư Bát Giớib. Thỏ Ngọcc. Tôn Ngộ Không.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

  2. Đây là một trong những trò chơi dân gian quen thuộc của Việt Nam, thế nhưng ngày nay có rất ít trẻ em biết đến, đặc biệt là những đứa trẻ ở thành phố. Ở trò chơi này, những đứa trẻ sẽ bịt mắt và đi tới vị trí cái niêu theo sự hướng dẫn của mọi người xung quanh. Nếu đập trúng niêu, các bé sẽ được nhận phần quà giấu trong đó. Bạn hãy để những phần quà khác nhau trong mỗi niêu để tăng thêm sự tò mò, mới lạ cho các bé.

    Ngoài ra, với trò chơi này chúng ta cũng có thể biến tấu thành nhiều hình thức khác nhau như: bịt mắt đánh trống, bịt mắt đập lon,... và phần thưởng có thể là những con gấu bông, những chiếc ô tô đồ chơi, máy cẩu, máy xúc… để tạo sự hứng khởi tham gia trò chơi cũng như tạo nên không khí sôi động cho đêm hội trăng rằm.
    Tổ chức chơi trung thu: trò Bịt mắt đập niêu
    Tổ chức chơi trung thu: trò Bịt mắt đập niêu
    Tổ chức chơi trung thu: trò Bịt mắt đập niêu
    Tổ chức chơi trung thu: trò Bịt mắt đập niêu
  3. Trích kịch bản đêm trung thu:

    Lời chú Cuội: Các bạn nhỏ ơi, hôm nay Cuội Hằng tặng cho các bạn rất nhiều quà. Các bạn đã vui chưa? Bạn nhỏ nào muốn nhận thêm nhiều quà nữa nhỉ? Bây giờ Cuội Hằng đếm từ 10 cho đến 1, X bạn nào lên sân khấu nhanh nhất sẽ có cơ hội nhận quà từ Cuội Hằng nha. Hô đếm 10 – 1; Còn bây giờ, các bạn gái sẵn sàng lên sân khấu chưa? Hô đếm 10 – 1.

    Giới thiệu luật chơi:

    Người quản trò nói: “Trời” và chỉ vào bất kỳ bạn nào, bạn đó sẽ phải đáp “Chim”, khi quản trò nói “Đất” và chỉ vào một bạn, bạn nhỏ này tiếp tục đáp lại: “Cây”. Ngược lại, nếu quản trò nói “Chim” thì bạn nhỏ sẽ phải đáp lại là “Trời”. Trong trò chơi, có 3 cặp từ cần nhớ là Trời – Chim, Đất – Cây và Nước – Cá. Nếu bạn nhỏ nào đáp sai sẽ bị phạt làm theo yêu cầu của quản trò hoặc các bạn còn lại.

    Một phiên bản khác của trò chơi này là trò “Ta là vua”. Trong đó, người quản trò sẽ nói “Ta là vua”, các bạn còn lại cúi thấp xuống và nói “Muôn tâu bệ hạ”. Ngược lại, khi người quản trò hạ thấp người và nói “Muôn tâu bệ hạ” thì các bạn phải đáp “Ta là vua”. Những trò chơi dạng này thích hợp cho nhóm đông trẻ nhỏ và tạo ra một bầu không khí hết sức náo nhiệt.
    Tổ chức chơi trung thu: trò Trời - Đất - Nước
    Tổ chức chơi trung thu: trò Trời - Đất - Nước
  4. Tranh ghế là một trò chơi khá vui nhộn thường được tổ chức vào ngày hội trăng rằm ở các trường mầm non, tiểu học. Thể lệ trò chơi rất đơn giản, các cô giáo sẽ sắp xếp một lượng ghế nhất định (có thể là 10 chiếc ghế) thành một vòng tròn và chọn ra 11 em học sinh tham gia. Bắt đầu chơi, cho các em vừa vỗ tay theo nhạc vừa đi thành vòng tròn xung quanh những chiếc ghế. Khi tiếng nhạc kết thúc thì các em sẽ nhanh chóng ngồi vào ghế, khi đó học sinh nào chưa dành được ghế thì sẽ thua, không được chơi nữa, và một chiếc ghế sẽ được rút ra ngoài. Cứ thế các lượt chơi cứ lặp đi lặp lại cho đến khi tìm được người chiến thắng. Vì là trò chơi nên khi kết thúc, các cô giáo hãy tặng quà cho tất cả các em đã tham gia, tạo không khí vui tươi cho ngày hội.
    Tổ chức chơi trung thu: trò Tranh ghế
  5. Để tạo không khí cho ngày hội trăng rằm, trò nhảy dây thổi bong bóng cũng được khá nhiều trường học lựa chọn tổ chức. Không chỉ vui mà trò này còn rèn sự khéo léo, năng động cho các bé. Các cô giáo hãy chuẩn bị những phần quà thật hấp dẫn để tặng các bé tham gia trò chơi nhé!

    Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bay
    Luật chơi: 3 đội mỗi đội 6 người, 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, 2 người buộc bóng
    Mỗi đội có 2 phút vừa nhảy dây vùa thổi bóng. Hết thời gian đội nào được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng
    Tổ chức chơi trung thu: trò nhảy dây thổi bong bóng
    Tổ chức chơi trung thu: trò nhảy dây thổi bong bóng
  6. Đây là một trò chơi khá thú vị và chắc chắn sẽ rất cuốn hút các bé. Luật chơi rất đơn giản, người quản trò sẽ chọn ra một top các bạn nhỏ có thể là 7/8 em lên sân khấu. Sau đó, yêu cầu các em nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng các em cũng phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp. Và cứ thế, trò chơi tiếp tục, nếu nhạc dừng mà bạn nhỏ nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc. Kết thúc trò chơi, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà của chương trình.
    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa
  7. Từ lâu, ''Cam quýt mít dừa'' đã được xem là một trò chơi quen thuộc của trẻ em miền Bắc và vẫn thường được tổ chức mỗi khi trung thu về. Số lượng người chơi: 8 người, lứa tuổi khoảng 8-13.
    Cách chơi như sau:

    • Trong nhóm sẽ có một bé được cử ra làm người “cầm cái” đứng ngoài, những bé lại xếp thành hàng ngang và đựợc đặt tên thứ tự theo 7 loài quả: Cam – Quýt – Mít – Dừa – Dưa – Hồng – Cậy. Mỗi bé sẽ đứng độc lập với nhau và đưa hai bàn tay ra sau lưng, đan vào nhau tạo thành hình một cái bát hứng. Cách hàng ngang này 10 – 15m, vẽ một đường thẳng để làm đích đến.
    • Trò chơi bắt đầu khi bé cầm cái sẽ cầm một quả banh nhỏ hay trái cây, bất ngờ đặt vào bát hứng của 1 trong 7 bé còn lại. Bé nhận cái phải nhanh chóng chạy về vạch đích, trong khi đó, 2 người sát 2 bên sẽ tìm cách ngăn lại. Nếu bé này về được đến đích thì có thể gọi tên bất cứ một loại quả nào để cõng mình về. Khi đã trở về vị trí ban đầu, trò chơi sẽ tiếp tục được lặp lại.

    Lưu ý là bé không được làm rơi quả banh xuống đất hoặc bị giữ lại. Nếu xảy ra một trong 2 điều này thì bé sẽ phải quay về vị trí ban đầu.

    Tổ chức chơi trung thu: trò Cam quýt mít dừa
    Tổ chức chơi trung thu: trò Cam quýt mít dừa
  8. Múa Lân hay còn gọi là múa Sư tử vào Tết Trung Thu được biết đến là một tục lệ xuất xứ từ Trung Hoa đã có từ hàng ngàn năm trước. Theo dân gian, múa Lân trong đêm Trung thu chính là tượng trưng cho sự xuất hiện của Kỳ Lân (một con vật thần thoại huyền bí chỉ xuất hiện khi có Thánh nhân ra đời hoặc dưới thời thái bình thịnh trị), cũng là sự cầu mong đất nước thái bình, nhà nhà đều gặp được nhiều may mắn.

    Đối với thiếu nhi, múa lân chính là một trò chơi luôn được chờ đón mỗi khi trung thu về. Không còn gì hợp lý hơn, nếu trong trong đêm hội trăng rằng múa lân sẽ là một màn mở đầu trước khi bắt đầu các trò chơi cũng như các tiết mục văn nghệ. Để giúp trẻ thực hiện được những màn múa lân đẹp mắt, đúng nhịp điệu, đúng hình thức thì cha mẹ/ thầy cô hãy cần chuẩn bị những thứ sau: một cái trống cỡ vừa, vẽ mặt nạ lân, ông địa, thần tài. Đồng thời hướng dẫn trẻ vào vai và chạy vòng theo nhịp trống để tạo nên bầu không khí sôi động nhất có thể.
    Tổ chức chơi trung thu: Múa Lân
    Tổ chức chơi trung thu: Múa Lân
  9. Ngày nay, dù là thành thị hay nông thôn thì cứ mỗi độ trung thu về, trẻ em lại được tổ chức cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, phố phường. Không chỉ có đèn ông sao truyền thống, ngày nay, đèn được làm đa dạng với các hình thù khác nhau chẳng hạn như: đèn ông sư, đầu sư tử, đèn hình con cá, hình con thỏ…muôn hình muôn dạng muôn màu sắc khiến cho đêm hội trăng rằm thêm phần lung linh, nhộn nhịp. Kèm theo đó là những lời ca đầy hồn nhiên, trong trẻo như càng làm cho cái bầu không khí náo nức hơn bao giờ hết. Có thể nói rước đèn đã trở thành một trong những trò chơi tập thể luôn được thiếu nhi mong đợi trong đêm trung thu.
    Tổ chức chơi trung thu: Rước đèn ông sao
    Tổ chức chơi trung thu: Rước đèn ông sao




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy