Top 10 Ý tưởng tổ chức trò chơi Trung Thu hay nhất các bé thiếu nhi
Trung thu là dịp để các bé được hòa mình vào các hoạt động vui chơi giải trí hay đơn giản chỉ là được ăn những chiếc bánh Trung thu thơm phức được mua ngoài ... xem thêm...hàng hay do chính tay mẹ làm. Để Trung thu trở nên ý nghĩa hơn với các bé yêu, các mẹ và các cô đừng bỏ qua những ý tưởng tổ chức trò chơi Trung thu cho thiếu nhi dưới đây nhé.
-
Bánh trung thu là một loại bánh đặc trưng cho ngày tết trung thu. Hiện nay, các bé chủ yếu được bố bẹ bánh cho ăn chứ không được tận tay làm chúng. Việc cho bé tập làm bánh đêm Trung thu là một trong những hoạt động vô cùng bổ ích giúp bé trở nên trưởng thành hơn. Dịp Trung thu sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa với các em nếu chúng được tự học cách làm bánh Trung thu.
Các mẹ có thể tổ chức một trò chơi thú vị kiểu như: Cho mỗi bé được tự làm chiếc bánh Trung thu của riêng mình và tổ chức chấm giải hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc bánh Trung thu khổng lồ cũng rất vui. Đây là một trong những trò chơi Trung thu cho thiếu nhi rất ý nghĩa, giúp trẻ hiểu được các công đoạn để làm nên một chiếc bánh Trung thu và trân trọng giá trị của sức lao động. Đây cũng là cách giúp mẹ dạy bé hiểu hơn về chiếc bánh truyền thống của Việt Nam.
-
Gắn liền với ngày tết trung thu là hình ảnh chị Hằng, chú cuội, thỏ ngọc,...Rằm tháng tám sẽ trở nên thú vị hơn nếu các em được hóa thân và những nhân vật trong cổ tích. Đặc biệt, các bạn nhỏ cũng có thể hóa thân thành các nhân vật khác mà mình yêu thích. Với hoạt động trung thu trong lớp này đảm bảo mang lại cho các em những trải nghiệm có một không hai.
Đây là trò chơi mà bất cứ trẻ em nào đều thích đặc biệt là các bạn nữ. Mẹ hãy chuẩn bị những bộ đồ để bé có thể hóa trang thành các nhân vật cổ tích mà mình yêu thích. Các mẹ cũng có thể lên kế hoạch tổ chức một cuộc thi để chọn ra người hóa trang giống nhất và trao giải cho các bé. Xen kẽ với cuộc thi là các buổi "phá cỗ" với bánh ngọt và trái cây.
-
Việc tổ chức các trò chơi trong ngày tết trung thu sẽ giúp cho các bé cảm thấy thư giãn, thoải mái. Thông qua các dữ liệu có sẵn, các bạn nhỏ sẽ được tham gia vào hành trình truy tìm kho báu. Ngoài chức năng giải trí, hoạt động trung thu trong lớp này còn giúp các bạn nhỏ rèn luyện khả năng nhận thức và tư duy. Nếu khu vực bạn ở có diện tích rộng lớn và nhiều người quản lý thì có thể tổ chức trò chơi truy tìm báu vật để các bé tham gia.
Mẹ hãy chia các bé thành các nhóm, mỗi nhóm đều phải có người hướng dẫn, lên kế hoạch tổ chức một chuỗi các trò chơi, mỗi trò chơi lại ẩn chứa một thông điệp mà sau khi chinh phục được toàn bộ các trò chơi, các bé có thể xâu chuỗi những thông điệp đó để tạo thành một thông điệp chung, cũng chính là chìa khóa để mở ra kho báu. Kho báu ở đây có thể là một chiếc hộp chứa đầy bánh kẹo, đồ chơi bên trong. Lưu ý là số lượng bánh kẹo, đồ chơi phải đủ nhiều để bé nào cũng có phần.
-
Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu..." Đó là đoạn nhạc trong bài hát để mô tả bản sắc hoạt động rước đèn ông sao truyền thống trong ngày tết trung thu của các em thiếu nhi. Thi làm đèn ông sao bằng giấy đơn giản giúp các em phát huy tính sáng tạo, khéo léo, tinh thần đoàn kết yêu thương để tạo ra những lồng đèn năm cánh theo cách sáng tạo của chính các em. Cùng nhau xếp thành hàng, bám đuôi nhau, ca hát đi vòng quanh lớp kết hợp cùng những chú lân và 2 nhân vật nổi tiếng là Chị Hằng và Chú Cuội điều đó càng làm các em nhỏ thêm phấn khích, vui vẻ.
Lồng đèn là đồ chơi Trung thu truyền thống mà bất kể bé trai hay bé gái đều thích. Tuy nhiên, hiện nay, lồng đèn bằng điện đều được bán sẵn khiến nhiều bé không biết cách làm lồng đèn bằng giấy như thế nào. Nếu như có đủ không gian, các mẹ có thể bàn nhau mời một nghệ nhân về để hướng dẫn các bé cách làm lồng đèn Trung thu bằng giấy truyền thống hay cách làm đèn ông sao bằng giấy đơn giản nhưng mang đậm bản sắc ngày Tết Trung thu. Có thể tổ chức cuộc thi xem bé nào làm đèn đẹp hơn, nhanh hơn hoặc cho các bé cùng nhau làm một chiếc đèn lồng thật to, sau đó dùng chính những sản phẩm này để tham gia lễ rước đèn.
-
Có rất nhiều chương trình, động trung thu trong lớp khác nhau nhưng không thể bỏ qua là hoạt động thi ca, biểu diễn hài kịch từ các em nhỏ. Phần này các em sẽ được tư do ca hát, thể hiện tài năng, những bài hát đều được liên quan đến tết trung thu như: Chiếc đèn ông sao, rước đèn tháng 8, vầng trăng cổ tích. Màn múa hát về Trung thu: Ơi ánh trăng vàng, Em đi xem hội trăng Rằm, múa Lân... Kịch kể lại sự tích Tết Trung thu...
Đây đều là những trò chơi lành mạnh, bổ ích mà các mẹ có thể tham khảo khi tổ chức Trung thu cho bé. Các bài hát, màn múa nên liên quan đến ngày lễ Trung thu mà các bé rất hào hứng tham gia. Trong văn hóa Việt, chị Hằng thường được trẻ em nhắc đến như một người bạn của chú Cuội, dựa theo cổ tích Cây đa và chú Cuội. Hình tượng chị Hằng, chú Cuội gắn liền với Tết Trung Thu và được trẻ nhỏ yêu mến. Hãy để những nhà thơ trẻ kể lại những câu chuyện theo cách riêng của mình nhé!
-
Nếu ở khu vực bạn sinh sống có nhiều em nhỏ nhưng diện tích chơi lại hạn chế thì mẹ có thể tổ chức chương trình tổ chức Tết Trung thu cho thiếu nhi là các trò chơi ghép hình. Các mẹ có thể chia các bé thành những nhóm nhỏ, phân chia không gian cho các nhóm, sử dụng đạo cụ là các tấm bảng và các mảnh ghép để các bé dán lại tạo thành một hình có ý nghĩa liên quan đến Trung thu. Vì đây là trò chơi mang tính tập thể nên mẹ cần chọn những mảnh ghép có kích thước lớn một chút, có thể bằng cuốn vở là hợp lý.
Kích thước tổng thể của bức tranh cần ghép là khoảng 3x1 mét, mỗi nhóm khoảng 5 - 10 em. Chất liệu mảnh ghép mẹ nên dùng là format, vừa rẻ tiền, vừa nhẹ lại không dễ hỏng, rất thích hợp với trẻ nhỏ. Mỗi bức ghép nên có một hình mẫu nhỏ để các bé biết được nội dung bức tranh cần ghép là gì. Đội nào ghép đúng hình nhanh hơn sẽ là đội giành chiến thắng và được tặng quà là gấu bông, búp bê hay ô tô... Sau cuộc thi ghép hình sẽ là màn phá cỗ và màn rước đèn tưng bừng, đảm bảo các bé sẽ rất thích.
-
Để các em thiếu nhi hiểu rõ hơn về các phong tục, lễ hội truyền thống của dân tộc, việc lên ý tưởng trang trí Trung thu cho lớp học luôn được đề cao. Ý tưởng trang trí lớp học ngày Trung Thu rất đa dạng. Có thể treo các bức tranh, đèn lồng ông sao, thỏ ngọc… mang không khí Tết trung thu ở 4 góc tường, ở hành lang… Mỗi chi tiết trang trí nên có sự gắn liền với lễ hội Trung thu. Các cô giáo có thể bày biện thêm trái cây, bánh trung thu, hoa… trên bàn để cùng các em nhỏ đón Tết trung thu tại lớp.
Hoạt động Trung thu làm nhà từ bánh kẹo, mô hình chắc chắn sẽ giúp làm tăng khả năng sáng tạo của các bé. Các mẹ có thể ra một chủ đề và chấm giải dựa trên những tiêu chí đã đề ra.Vật liệu được sử dụng có thể mô hình lắp ghép (nếu có điều kiện) hoặc sử dụng chính bánh kẹo cho tiệc Trung thu để ghép thành những ngôi nhà, công viên... Với cách tổ chức Trung thu này, các bé sẽ tha hồ được nói lên suy nghĩ, mơ ước của mình về ngôi nhà trong mơ.
-
Nghe tên trò chơi này là các bé nhà mình đã háo hức muốn tham gia rồi đúng không nào. Để thực hiện trò chơi này, các giáo viên cần lên kế hoạch tổ chức Trung thu là trò chơi thám hiểm mặt trăng với những điều lạ lùng như: ngọn núi thấp lè tè bằng bông, những chiếc cây mọc ngược, những căn nhà bay lơ lửng…
Và để có thể dẫn dắt các bé đến với những điều khác hoàn toàn so với thực tại, nhằm gợi mở trí tưởng tượng cũng như trí sáng tạo cho các bé. Sau chuyến thám hiểm, hãy cho từng bé đứng lên phát biểu cảm nghĩ về những điều mình đã khám phá ra và trao giải cho các bé khám phá được nhiều điều thú vị nhất. -
Ngoài các trò chơi, mẹ cũng có thể tổ chức một hội chợ dân gian với các món ăn, trò chơi truyền thống. Tại đó, mẹ hãy tái hiện lại cảnh rước đèn, phá cỗ ngày xưa, cảnh làm đèn Trung thu, làm tò he... Những hoạt động này đặc biệt có ý nghĩa với những trẻ ở thành phố đấy, giúp chúng tìm lại nét đẹp đúng chất của ngày Trung thu bạn nhé!
Với một không gian ngày hội, ở đó, các em được tham gia các trò chơi dân gian, ăn những món ăn truyền thống và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam trong những dịp lễ hội. Bạn hãy tái hiện lại những cảnh rước lồng đèn trung thu bằng những chiếc lồng đèn giấy hình ngôi sao, hình con gà... hẳn là những điều này sẽ rất thú vị và mới mẻ đối với những thiếu nhi ở các thành phố trong thời hiện đại này.
-
Nếu như có nhiều thời gian, bạn hãy tổ chức team building, dã ngoại, cắm trại với nhiều trò chơi giúp gắn kết và những cuộc thi giúp phát huy trí sáng tạo và sự khéo léo. Có thể kết hợp đi tham quan ở địa danh nào đó và tổ chức các hoạt động trên. Mẹ có thể cho các bé đi tham quan các làng nghề truyền thống như làng nghề làm trống, làm quạt, làm lồng đèn, làm tranh... để các bé có thể tự tìm hiểu về những vật dụng hay có trong ngày Trung thu nhé!
Tuy nhiên, chi phí cho chương trình dạng này thường cao hơn và đòi hỏi phải có nhiều nhân sự tổ chức, quản lý cũng như yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, suốt thời gian dài học tập, có dịp để các con có thể đi chơi xa và vận động thì rất tốt đối với sự phát triển của trẻ em. Trung thu sắp tới rồi, các mẹ hãy lên chương trình cho các con được vui chơi nhé!