Top 10 Lợi ích của việc đọc sách cùng con cha mẹ nên biết

Hoàng Ngọc Trang 1032 0 Báo lỗi

Trẻ nhỏ học được nhiều hơn từ những việc ta làm hơn là những gì ta nói. Cha mẹ thích đọc sách sẽ cho con của mình thấy được đọc sách là một việc thú vị, bổ ... xem thêm...

  1. Bắt đầu từ hai tuổi bé đã có thể hiểu những gì bạn nói và thấy thích thú những điều bạn nói cho con nghe. Vì thế để kích thích sự tò mò, gợi mở trí tưởng tượng của bé bố mẹ nên đọc sách cho con nghe. Cùng nhau đọc một cuốn sách sẽ giúp bạn và con mình chậm lại và có lại được những khoảng thời gian ngọt ngào và thích thú giữa hai người. Không giống như một công việc hay nhiệm vụ phải hoàn thành, đọc sách sẽ trở thành một hoạt động thú vị đưa bạn và bé đến gần nhau hơn. Khi đọc sách cả mẹ và bé sẽ khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích, mới lạ. Khi bạn đọc sách cho con nghe, sẽ kích thích được niềm yêu thích đọc sách, yêu sách và biết trân trọng những cuốn sách. Đọc sách cho con nghe hàng ngày, thời gian bé ở bên bố mẹ nhiều hơn. Bố mẹ nên duy trì việc đọc sách cho con nghe và biến đó trở thành một điều kì diệu.


    Qua việc đọc sách, các phụ huynh có thể dạy cho trẻ cách ứng xử đồng thời khơi dậy cảm xúc, tình yêu thương của trẻ. Mỗi đứa trẻ khi lớn lên, được nuôi dưỡng thói quen đọc sách từ sớm sẽ giúp chúng hình thành tính cách này đến lúc trưởng thành. Mỗi gia đình cũng cần xây dựng một cộng đồng đọc xung quanh đứa trẻ. Muốn trẻ ham mê đọc sách, bản thân bố mẹ phải là người có thói quen đó. Cùng đọc sách với con, giúp con hiểu và thích sách là một nỗ lực của cả gia đình. Đọc sách không chỉ là đọc những gì trong sách viết cho con nghe mà mỗi phụ huynh cần từ sách gợi mở cho con thế giới khác. Tạo thói quen không chỉ đơn thuần bắt con đọc quyển này, quyển kia mà cần hình thành cho trẻ sự giác, kích thích tình yêu ham đọc của các bé.

    Tình cảm gia đình gắn kết hơn khi bố mẹ cùng con đọc sách
    Tình cảm gia đình gắn kết hơn khi bố mẹ cùng con đọc sách
    Tình cảm gia đình sẽ bền chặt hơn
    Tình cảm gia đình sẽ bền chặt hơn

  2. Xuất sắc trong học tập ở đây không phải là bạn hướng dẫn con học trước những kiến thức sẽ được học ở trường, mà là cho bé tiếp xúc sớm với sách, khả năng tiếp nhận kiến thức, phát hiện kiến thức của bé sẽ nhanh nhạy hơn. Khi được tiếp xúc với sách từ nhỏ, trong đầu bé đã có một nền tảng sự hiểu biết nhất định, điều đó sẽ giúp ích trong quá trình học tập của con. Sách còn cung cấp những kiến thức bổ ích mà trong sách giáo khoa không có. Bé sẽ được rèn luyện khả năng tự tìm tòi kiến thức, khám phá kiến thức khi được bố mẹ truyền dạy và đọc sách cho nghe từ hồi nhỏ. Bé sẽ chủ động hơn, ham học hỏi hơn vì thế bé đạt kết quả cao trong học tập là điều dễ hiểu.


    Ta luôn muốn những đứa trẻ thông minh, sáng sủa, bởi vậy mà bạn đã phải bỏ rất nhiều thời gian để chọn ngôi trường phù hợp, nhờ cậy giáo viên, mua những đĩa nhạc cổ điển đắt tiền, hay những đồ chơi thông minh mà chưa chắc con bạn đã hứng thú. Trước đây, và cho đến tận bây giờ, các vị phụ huynh thường hay có thói quen cho con mình nghe nhạc cổ điển từ khi còn trứng nước, với hi vọng có thể giúp chúng trở nên thông mình hơn - hay còn gọi là "Hiệu ứng Mozart'". Nhưng họ đã nhầm. Daniel Willingham, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Virginia, đã chỉ ra có những bằng chứng rằng trẻ em học được nhiều điều hơn nếu được nghe đọc từ cha mẹ và việc học tập này mang tính tích lũy. Cải thiện việc học hỏi thuở ban đầu, cũng sẽ giúp xây dựng nền tảng cho việc học sau này. Bởi vậy, hãy bắt đầu tập cho bạn và con của bạn thói quen đọc sách mỗi ngày, nếu như bạn muốn con mình phát triển hoàn thiện hơn.

    Con bạn sẽ có thành tích cao trong học tập
    Con bạn sẽ có thành tích cao trong học tập
    Xuất sắc trong học tập
    Xuất sắc trong học tập
  3. Khi được tiếp xúc với sách từ nhỏ, bé sẽ được nghe nhiều từ ngữ từ những cuốn sách đó. Bố mẹ sẽ là người giải thích nghĩa các từ đó cho con hiểu. Dần dần vốn từ của bé sẽ tăng lên, bé sẽ nói nhiều hơn, nói được nhiều từ hơn. Khi có vốn từ dồi dào con bạn có thể tự tin thể hiện bản thân, giao tiếp với mọi người rất tốt, những cảm xúc của con có thể tự diễn tả bằng lời. Ngoài ra khi được tiếp xúc sớm với sách, khả năng nói con bạn sẽ rất tốt, nói sẽ không bị ngọng, bị sai (trừ những ngôn ngữ địa phương). Khả năng nói tiếng Việt tốt sẽ là nền tảng để con bạn tiếp thu, học hỏi những ngôn ngữ mới như tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc... Sự tự tin không phải… trên trời rơi xuống mà bằng qua thực tiễn hàng ngày.


    Một đứa trẻ cảm thấy thoải mái trước đám đông, dễ dàng bày tỏ chính kiến của mình luôn là đứa trẻ rất tự tin vào bản thân. Và sự tự tin ấy có được chính là nhờ những khen ngợi kịp thời, những khuyến khích, động viên của phụ huynh từ khi con còn rất bé. Một đứa trẻ không thể nói tốt trước đám đông nếu như trẻ chẳng biết nói gì. Nội lực bên trong của trẻ chính là thứ bạn cần vun đắp cho con từ từ, qua nhiều ngày nhiều tháng trong chính gia đình. Ví dụ như bạn có thể kể cho con nghe nhiều câu chuyện, hướng dẫn trẻ đọc các loại sách phù hợp độ tuổi, xem những bộ phim nội dung bổ ích… Tích tụ lâu ngày, những chất liệu này sẽ chính là “chất ngọc” giúp con bạn có được một kiến thức rộng, những suy nghĩ độc lập. Khi bé có được càng nhiều “giá trị bên trong”, những lời bé nói ra khi đứng trước đám đông sẽ càng mang tính thuyết phục, tự tin, chững chạc.

    Trẻ tự tin nói trước đám đông
    Trẻ tự tin nói trước đám đông
    Có khả năng nói tốt
    Có khả năng nói tốt
  4. Trẻ em không được sinh ra với kiến thức có sẵn trong đầu rằng khi đọc chữ cần đọc từ trái qua phải, hay từ ngữ và tranh ảnh trong một trang sách là tách biệt với nhau. Những kỹ năng cần thiết trước khi biết đọc như vậy chính là một trong những lợi ích chính của việc đọc sách từ khi còn nhỏ. Đến 3 hoặc 4 tuổi, nhiều trẻ bắt đầu thể hiện các kỹ năng đọc viết trước, chẳng hạn như nghe và tạo thành các vần, hay học bảng chữ cái. Từ đó, trẻ có thể bắt đầu hình thành kỹ năng đọc sớm, chẳng hạn như liên kết các chữ cái với âm thanh, sau đó nghe những âm thanh đó trong từ. Khi đã nắm được những kỹ năng này, trẻ có thể chuyển sang ghép các âm với nhau để đọc các từ và tách các âm đó ra để đánh vần.

    Mặc dù việc đọc bao gồm nhiều bước và kỹ năng, nhưng đây không phải là một việc nhàm chán nếu bạn dạy cách đọc sách cho trẻ. Việc đọc có thể trở nên thú vị và hấp dẫn trẻ hơn với các trò chơi, câu chuyện và bài hát. Khi con lớn con có thể tự đọc sách, biết cách đọc sách có hiệu quả. Nếu trẻ biết mở sách đúng cách và dùng ngón tay di chuyển theo các chữ cái từ trái sang phải, điều đó cho thấy khả năng nhận biết chữ in. Nếu bạn nhận thấy trẻ đang nhặt một món đồ chơi nhồi bông và có thời gian kể chuyện của riêng mình, điều đó cho thấy rằng trẻ biết rằng sách chứa đựng những câu chuyện để chia sẻ! Khi trẻ lướt qua các bức tranh và tạo nên câu chuyện của riêng mình, trẻ đang thực hành các kỹ năng kể chuyện không chỉ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mà còn giúp ích cho sau này khi trẻ bắt đầu hiểu cấu trúc câu chuyện. Dạy con đọc sách không khó, bố mẹ hãy kiên nhẫn cùng con đọc sách, đừng làm việc bận rộn, cho con cái điện thoại hay ipad là hủy hoại tuổi thơ của con đó.

    Trẻ sẽ biết cách đọc một cuốn sách
    Trẻ sẽ biết cách đọc một cuốn sách
    Dạy con biết cách đọc sách
    Dạy con biết cách đọc sách
  5. Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình có thể giao tiếp sớm và giao tiếp tốt. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ sẽ phát triển những khả năng khác nhau trong giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa giúp trẻ làm chủ, phát huy các kỹ năng còn lại. Đây cũng là nền tảng giúp các bé nhận biết giá trị sống và dần hình thành các kỹ năng sống. Bé sẽ tự tin giao tiếp với tất cả mọi người, kể cả với người lạ. Khi bé có một vốn từ dồi dào, bé đã được bố mẹ rèn luyện nói, đọc sách bé sẽ có khả năng giao tiếp tốt hơn rất nhiều so với bé không được đọc sách. Khả năng giao tiếp tốt rất quan trọng, hiện nay nhiều sinh viên khi ra trường có kĩ năng giao tiếp kém do ít tiếp xúc với sách vở và mọi người. Trẻ nhỏ luôn quan sát người lớn. Nên nếu bố mẹ tỏ ra tôn trọng và lịch sự khi trò chuyện với người khác, thì con cũng sẽ làm theo và lấy lối ứng xử đó làm tiêu chuẩn khi lớn lên.


    Không phải đứa trẻ nào cũng hoạt ngôn từ bé và sẵn sàng chia sẻ khi được hỏi. Do đó, người lớn cần biết cách kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm của trẻ. Cách đơn giản là trò chuyện với trẻ nhiều hơn, sử dụng các câu hỏi mở, …Trong giai đoạn đầu đời trước khi đi học, con bạn sẽ học những ngôn ngữ và kỹ năng phát âm cực kì quan trọng. Bằng cách nghe cha mẹ đọc sách, bé sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với những âm thanh cơ bản tạo ra ngôn ngữ. "Giả vờ đọc" - khi trẻ lật những trang sách với những âm thanh của sự vui thích - là một hoạt động cực kì quan trọng trước khi biết chữ. Khi bạn dành thời gian đọc sách cho con mình, chúng thường sẽ bộc lộ bản thân và liên kết với những thứ xung quanh theo một cách rất lành mạnh. Bằng cách quan sát sự tương tác giữa những nhân vật trong cuốn sách bạn đang đọc, cũng như việc tiếp xúc với bạn trong quá trình kể chuyện, con của bạn sẽ có được những kỹ năng giao tiếp đáng giá.

    Khả năng giao tiếp của trẻ tốt hơn
    Khả năng giao tiếp của trẻ tốt hơn
    Khả năng giao tiếp tốt hơn
    Khả năng giao tiếp tốt hơn
  6. Trẻ em được nghe đọc sách sớm sẽ có khả năng nắm bắt tốt hơn những nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ khi chúng đến tuổi đi học. Khi bé làm chủ được ngôn ngữ bé sẽ làm chủ được việc biểu cảm cảm xúc của mình, thể hiện mọi mong muốn, ý kiến, hành động. Trẻ em đọc sách hoặc được nghe cha mẹ đọc sách cho càng nhiều thì kỹ năng ngôn ngữ của trẻ càng phát triển. Việc đọc sách giúp cho trẻ tiếp cận được đúng ngữ pháp và các cụm từ. Điều này giúp tăng cường ngôn ngữ nói và hỗ trợ bé diễn đạt ý muốn của mình một cách hoàn chỉnh hơn. Ngay cả khi con bạn không biết nghĩa của từ mới, bé sẽ có xu hướng tìm hiểu nghĩa thông qua ngữ cảnh trong truyện, từ đó giúp tăng thêm sự hiểu biết của bé khi bắt gặp lại từ đó trong tương lai.


    Một người ham mê đọc sách sẽ có vốn từ vựng vô cùng phong phú. Viêc đọc giúp cải thiện từ vựng của trẻ và từ đó dẫn đến việc phát triển toàn diện kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ đọc càng nhiều, vốn từ vựng trẻ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày sẽ tăng lên gấp bội. Từ đó tăng cường kỹ năng giao tiếp của bé. Những người đọc sách nhiều là những người có khả năng giao tiếp tốt bởi vì họ có vốn từ vựng đa dạng hơn để diễn tả cảm xúc và quan điểm của mình. Việc bố mẹ dành thời gian đọc sách cùng con là rất quan trọng. Bố mẹ nên khuyến khích con lật trang, chỉ tay vào hình, hỏi con về cảm xúc của nhân vật, cùng con đoán những gì sắp xảy ra trong truyện… Trẻ cũng nên được tự chọn sách để tăng thêm hứng thú. Việc đọc sách không chỉ giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, mà còn cho trẻ thấy rằng bố mẹ coi trọng sở thích và lựa chọn của mình. Từ đó, trẻ sẽ có niềm yêu thích đọc sách một cách tự nhiên.

    Trẻ có thể làm chủ ngôn ngữ của mình
    Trẻ có thể làm chủ ngôn ngữ của mình
    Làm chủ ngôn ngữ
    Làm chủ ngôn ngữ
  7. Tư duy logic là yếu tố nền tảng cho việc phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Phần lớn các bậc làm cha làm mẹ đều có suy nghĩ rằng, để trẻ trưởng thành và phát triển một cách tự nhiên, chỉ chăm sóc trẻ qua bữa ăn, giấc ngủ, đôi khi trò chuyện và bảo ban trẻ, khi trẻ lớn một chút thì đưa trẻ đến trường để thầy cô dạy dỗ là đủ. Tuy nhiên, trí não của trẻ tăng lên theo độ tuổi. Theo bản năng, trẻ thích tìm tòi và tò mò muốn biết về mọi thứ, cho nên cha mẹ cần dạy cho trẻ đọc sách khi còn nhỏ. Khi 1 tuổi, trẻ cần học những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh, về những người thân trong gia đình. Nhưng khi đến 3 tuổi, trẻ lại cần có những lời giải thích về những kiến thức đó. Ba năm đầu đời là ba năm phát triển lớn của trẻ trong mọi lĩnh vực. Ở tuổi lên 3, não trẻ phát triển một cách đáng kể, có sự liên kết hàng tỷ tỷ các tế bào, các kết nối này ảnh hưởng đến học vấn của trẻ sau này.


    Một ví dụ nữa của tầm quan trọng của đọc sách cho trẻ nhỏ chính là khả năng nắm bắt những khái niệm trừu tượng, áp dụng logic vào nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhận biết nguyên nhân và hệ quả và đưa ra những phán đoán tốt. Khi con bạn bắt đầu liên hệ những kịch bản trong một cuốn sách tới những gì xảy ra trong thế giới riêng của mình, bé sẽ trở nên hứng thú hơn với câu chuyện mà bạn chia sẻ. Bé có thể phát triển khả năng liên tưởng khi đọc từng dòng chữ rồi đoán nghĩa của hình ảnh và ngược lại. Bên cạnh đó, những truyện tranh có bối cảnh liên quan đến cuộc sống thật, bé càng dễ dàng hiểu những điều xung quanh mình. Ở cấp độ đọc cao hơn, bạn có thể tìm những quyển truyện tranh có câu chữ, lời kể không nhằm để giải thích hình ảnh, mà đang dẫn dắt câu chuyện đi tiếp. Việc này giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa nguyên nhân - kết quả, cần thiết cho việc suy luận logic trong học tập sau này.

    Bé biết chơi cờ và suy nghĩ logic
    Bé biết chơi cờ và suy nghĩ logic
    Có nhiều hơn những kỹ năng suy nghĩ logic
    Có nhiều hơn những kỹ năng suy nghĩ logic
  8. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng dạy trẻ có thói quen đọc sách sẽ đem lại những lợi ích vô cùng quý giá và thông qua đọc sách sẽ giúp các con lĩnh hội được nhiều kiến thức của thế giới. Sách luôn là một kho tàng để giúp trẻ có thể khám phá, tìm hiểu và học nhiều điều hay, những cuốn sách có nội dung lành mạnh, tranh minh họa đẹp mắt sẽ làm cho trẻ cảm thấy thích thú, trẻ có thể tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua việc đọc sách. Với việc con bạn tiếp cận một cột mốc lớn trong sự phát triển hay một trải nghiệm tiềm tàng sự căng thẳng, chia sẻ một câu chuyện liên quan là một cách rất tuyệt để khiến cho sự chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn.


    Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng dạy trẻ có thói quen đọc sách sẽ đem lại những lợi ích vô cùng quý giá và thông qua đọc sách sẽ giúp các con lĩnh hội được nhiều kiến thức của thế giới. Trong quá trình đọc sách, trẻ sẽ có cơ hội bộc lộ cảm xúc của bản thân. Bên cạnh đó việc giao tiếp với cha mẹ, thầy cô và tương tác với các nhân vật trong quá trình đọc sẽ cho trẻ nhiều bài học giao tiếp quý giá. Khi trẻ 5- 6 tuổi đã rất muốn nghiêm túc muốn học hỏi và có thể học các cơ chế đọc vết nhanh hơn những lứa tuổi khác. Trẻ thích tự mình khám phá các kí hiệu xung quanh: diễn giải các biển báo giao thông, tự đọc menu gọi món qua hình ảnh, tự viết kí hiệu vào các bức tranh mình vẽ. Việc trẻ vui thích đọc sách cũng là 1 khâu rất quan trong trong quá trình chuẩn bị hành trang vào lớp 1 của trẻ. Vì vậy việc khơi dậy nguồn cảm hứng đọc sách cho trẻ vào lúc này là rất phù hợp và cần thiết với trẻ, giúp con thích nghi với những trải nghiệm mới.

    Trẻ sẽ thích nghi với những trải nghiệm mới
    Trẻ sẽ thích nghi với những trải nghiệm mới
    Thích nghi với những trải nghiệm mới
    Thích nghi với những trải nghiệm mới
  9. Một nhóm nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Rhole island của Mỹ đã tiến hành so sánh 2 nhóm bé cùng 8 tháng tuổi. Một nhóm được nghe đọc sách thường xuyên còn một nhóm thì không, kết quả cho thấy, sau một thòi gian nghiên cứu, vốn từ của nhóm được nghe đọc sách tăng thêm 40% trong khi nhóm không được nghe chỉ tăng được 16 %. Như vậy cho thấy đọc sách cho trẻ nghe chính là cách thức hiệu quả nhất để kích thích việc tạo ra các liên kết giữa những nơ ron ‘’ngôn ngữ’’ trong não bộ đang phát triển của trẻ. Khi đọc sách cho con nghe, các ba mẹ nên khuyến khích con nói ra suy nghĩ hay quan điểm của mình về cách ứng xử, hành động hay những sự vật, sự việc trong sách,… Đồng thời, đặt những câu hỏi xoay quanh nội dung sách để bé trả lời. Việc làm này sẽ giúp các bé động não, tư duy, rất tốt cho sự phát triển của não bộ.


    Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Khám phá Khả năng Đọc và Đọc hiểu của Bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ) cho biết, chất trắng là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông tin giữa những phần khác nhau của não bộ, thúc đẩy các chức năng và khả năng học tập. Nếu không có một hệ thống truyền thông tin phát triển tốt, tốc độ xử lý của não sẽ chậm và gây khó khăn cho việc học tập. Điều này khẳng định, việc đọc sách trong những năm đầu đời của trẻ rất quan trọng. Với sự phát triển của não bộ, ở những độ tuổi tiếp theo, đọc sách cũng mang đến những lợi ích tương tự.

    Phát triển não bộ của bé.
    Phát triển não bộ của bé.
    Phát triển não bộ của bé.
    Phát triển não bộ của bé.
  10. Đọc sách cho con trẻ từ nhỏ sẽ giúp chúng coi sách như một niềm đam mê. Trẻ em được tiếp xúc với đọc sách thường sẽ chọn sách thay vì video game, tivi, và những hình thức giải trí khác khi chúng lớn lên. Đọc sách và yêu thích sách là một điều kì diệu, sách không chỉ đem lại kiến thức bổ ích, mà còn đem lại những phút giây thoải mái, ý nghĩa. Đọc sách với giới trẻ giờ đây là một việc làm xa xỉ, thay vì làm những việc khác có ý nghĩa hơn nhiều người đơn thuần chỉ lên facebook mà không biết làm gì. Khi rèn cho con thói quen đọc sách từ nhỏ, khi lớn lên con bạn có thể tiếp tục như một sự yêu thích hàng ngày. Đối với trẻ chưa biết hết mặt chữ (tiểu học), hoặc lười đọc sách, trường hợp đặc biệt hơn là mắc triệu chứng khó đọc, việc đọc truyện tranh sẽ là cách tuyệt vời để tạo thói quen này.

    Hình ảnh nhiều màu sắc chính là điểm cuốn hút trẻ đầu tiên đến với trang sách. Tiếp đó, trẻ đọc chữ để hiểu toàn bộ câu chuyện. Nếu đọc truyện tranh đều đặn, trẻ có thể chuẩn bị cho mình vốn từ để có thể sẵn sàng đọc truyện chữ. Tiếp đó, bạn nâng số lượng chữ đọc bằng những sách chữ có hình minh họa. Đến lúc trẻ có thể đọc sách chữ hoàn toàn, hãy giúp trẻ duy trì thói quen này vì sẽ giúp ích cho việc học tập và tư duy của trẻ. Đọc sách cho trẻ từ sớm giúp con coi sách như niềm vui chứ không phải nhiệm vụ. Khi lớn lên, các bé này thường chọn sách thay cho các trò giải trí khác như tivi, trò chơi điện tử.

    Cùng con đọc sách có rất nhiều thú vị
    Cùng con đọc sách có rất nhiều thú vị
    Cho con bạn thấy đọc sách là một việc đầy lý thú.
    Cho con bạn thấy đọc sách là một việc đầy lý thú.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy