Top 7 Ý nghĩa nhan đề của tất cả tác phẩm văn xuôi lớp 12

Hà Ngô 107 0 Báo lỗi

Nhan đề tác phẩm là một tín hiệu nghệ thuật vô cùng quan trọng ẩn chứa nhiều thông điệp của nhà văn. Nhan đề là đầu mối dẫn dắt, điều chỉnh và khơi gợi cảm ... xem thêm...

  1. Nhan đề "Người lái đò sông Đà" gợi đến hình ảnh ông lái đò. Một người thường xuyên đi lại trên dòng sông. Ông lái đò là một người lao động bình thường và là một nghệ sĩ tài hoa người có thể chinh phục và thần hóa dòng sông vốn rất hung dữ. Nhan đề nhấn mạnh vẻ đẹp sức mạnh chinh phục thiên nhiên xây dựng cuộc sống tốt đẹp của những con người lao động vùng Tây Bắc hiểm trở hùng vĩ.

    Lời đề từ “Người lái đò sông Đà” hoàn toàn thích hợp để được sử dụng trong tuỳ bút này, đây cũng là một yếu tố làm nên tiếng vang của tác phẩm. Lời đề từ gợi trí tò mò của người đọc về con sông, cũng như đi tìm cái hay của tác phẩm. Chỉ với lời đề từ này, tác giả đã cho thấy sự thành công của tác phẩm ngay từ những câu đầu tiên.

    Nhan đề
    Nhan đề "Người lái đò sông Đà"
    Nhan đề
    Nhan đề "Người lái đò sông Đà"

  2. Tập truyện “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài đạt giải nhất Giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm tiêu biểu giàu giá trị nội dung và nghệ thuật nhất.


    Nhan đề tác phẩm gợi lên nhiều ý nghĩa cho người đọc. “Vợ chồng A Phủ” trước hết được Tô Hoài đặt theo tên của một nhân vật trong tác phẩm: A Phủ - nhân vật đóng vai trò hết sức quan trọng. Còn cụm từ “vợ chồng” chỉ mối quan hệ giữa hai nhân vật chính của tác phẩm (Mị và A Phủ). Trong cuộc sống, “vợ chồng” là những người có mối quan hệ vô cùng gắn bó, tuy không có quan hệ huyết thống nhưng họ cùng chung sống và cùng tạo dựng hạnh phúc. Trong truyện ngắn này, A Phủ và Mị từ hai người xa lạ, cùng chung cảnh ngộ cùng chạy trốn khỏi sự áp bức tù đày để tìm đến với tự do, từ đó họ trở thành vợ chồng. Qua đây, nhà văn muốn phản ảnh được số phận cuộc đời đau thương bất hạnh của những con người ở vùng núi Tây Bắc. Và khẳng định muốn có được cuộc sống hạnh phúc và sự đổi đời, con người phải biết đồng lòng cùng nhau vượt lên số phận. Cũng như vai trò to lớn của chính ánh sáng cách mạng sẽ soi đường dẫn lối cho họ tìm đến với hạnh phúc.


    Tóm lại, nhan đề “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài đã giúp cho người đọc có được những ấn tượng ban đầu về tác phẩm.

    Nhan đề
    Nhan đề "Vợ chồng A Phủ"
    Nhan đề
    Nhan đề "Vợ chồng A Phủ"
  3. Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài bút kí đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bằng những tình cảm chân thành, sâu nặng với xứ Huế, tác giả đã lột tả trọn vẹn vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông Hương - con sông mang dáng hình và dấu ấn của xứ Huế mộng mơ.


    Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là câu hỏi của một nhà thơ Hà Nội khi ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông Hương. Nhan đề đã dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng sông ấy. Và nội dung của bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã lý giải ý nghĩa tên của dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì quá yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Có lẽ cái tên thân thương “sông Hương” cũng được bắt nguồn từ tình cảm của những người dân bình thường - những người gắn bó tha thiết, sâu nặng với dòng sông ấy.


    Những người dân xứ Huế, những con người kiến tạo nên bản sắc văn hóa của xứ Huế cũng chính là người đã đặt tên cho dòng sông - một nhân chứng lịch sử chứng kiến những thăng trầm của xứ Huế, trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lấy tên nhan đề cho bài bút ký dưới hình thức của một câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nhằm nói lên những khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.


    Như vậy, đây là một nhan đề đã khái quát được những nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Để trả lời, lý giải cho câu hỏi này không thể khái quát trong một vài câu mà khơi dậy hứng thú khám phá, tìm tòi của độc giả đối với tác phẩm.

    Nhan đề
    Nhan đề "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
    Nhan đề
    Nhan đề "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
  4. Trong quá trình sáng tác của mình, việc đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là một trong những khâu vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nhan đề không đơn thuần chỉ là một cái tên để mở đầu mà đó là nơi bao chứa hình tượng, nội dung tư tưởng của tác phẩm. Thêm vào đó, nó cũng sẽ gợi ra sự thú vị đối với độc giả, họ sẽ chọn nó để đọc tiếp, hoặc không. Nó được ví giống như chiếc chìa khóa gợi mở cho người đọc tiếp cận những tầng lớp ý nghĩa khác nhau của tác phẩm. Nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân là một ví dụ điển hình.


    Nhan đề “Vợ nhặt” gắn chặt với bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm đó là hoàn cảnh, số phận thê thảm của những người phụ nữ trong nạn đói năm 1945. Chỉ với 2 lần gặp gỡ, 4 bát bánh đúc, vài câu nói tầm phơ tầm phào mà đã nên duyên vợ chồng. Ẩn chứa sau nhan đề “Vợ nhặt” là những suy ngẫm của tác giả, đó là sự trăn trở, xót xa trước giá trị thấp kém của con người trong hoàn cảnh éo le, bi kịch.


    Nhan đề gợi tình huống éo le, kích thích trí tò mò người đọc. Thông thường, chúng ta chỉ thường thấy từ “vợ” đi với những từ như “vợ yêu, vợ đẹp...” nhưng ở đây lại lại “vợ nhặt” chưa bao giờ giá trị của con lại rẻ rung đến như thế. Bởi việc dựng vợ gả chồng là việc lớn, thiêng liêng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, không thể qua quýt, coi như trò đùa.


    Nhan đề “Vợ nhặt” gợi lại thực nạn đói khủng khiếp năm 1945. Từ đó, thấy được sự tàn bạo của chế độ thực dân, phát xít, thấy giá trị con người rẻ rúng - người ta có thể nhặt được như cọng rơm, cọng rác ngoài đường. Thế nhưng chính câu chuyện này cũng đã bộc lộ những vẻ đẹp của nhân dân lao động, họ vẫn vui, vẫn không ngừng hy vọng về cuộc sống. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo mà nhà văn muốn gửi gắm. Thêm vào đó, không thể phủ nhận rằng khi đọc nhan đề “Vợ nhặt” chung ta bắt gặp một điều gì đó rất lạ lùng, rất hút, cái tên nghe có vẻ lạ lùng này đã giúp cho độc giả tò mò và nhất định phải đọc, tìm hiểu câu chuyện này.


    “Vợ nhặt” là điều trái khoáy, oái ăm, bất thường, vô lí. Song thực ra nó lại rất có lí. Vì đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ thật. Chỉ một vài câu bông đùa của Tràng mà có người đã theo về làm vợ. Điều này đã thực sự khiến một việc nghiêm túc, thiêng liêng trở thành trò đùa và ngược lại, điều tưởng như đùa ấy lại chính là sự thực. Từ đây, bản thân nhan đề tự nó đã gợi ra cảnh ngộ éo le, sự rẻ rúng của giá trị con người. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

    Nhan đề
    Nhan đề "Vợ nhặt"
    Nhan đề
    Nhan đề "Vợ nhặt"
  5. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một nhan đề mang tính biểu tượng, hé mở tình huống truyện, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhan đề bao gồm đối tượng quan sát là “Chiếc thuyền", cự li quan sát là “ngoài xa”, người quan sát là nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng. Cùng một người quan sát, cùng một đối tượng quan sát, nhưng ở các cự li khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau, dẫn đến nhận thức khác nhau.


    Chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong truyện ngắn trước hết hướng người đọc về một hình ảnh tuyệt đẹp, đó là con thuyền thu lưới trong biển sớm mờ sương, nó toàn bích như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Vẻ đẹp ấy khiến cho người nghệ sỹ bối rối, xúc động, cảm thấy “khám phá thấy chân lí của cái toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi con thuyền tới gần, phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy là bao ngang trái, đau khổ, phũ phàng. Cuộc sống của những người dân chài bị giam cầm bởi đói nghèo tăm tối và bạo lực gia đình.


    Vậy là qua mâu thuẫn giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với hiện thực phũ phàng của cuộc sống, nhà văn mang đến cho người đọc một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người: phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tránh cái nhìn giản đơn, sơ lược, hời hợt, nhìn hình thức, phát hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của sự vật, hiện tượng.


    Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật đích thực luôn gắn bó khăng khít với hiện thực cuộc sống, người nghệ sỹ phải có bản lĩnh trung thực để khám phá những hiện thực, dẫu là tàn nhẫn của cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định về trách nhiệm của người nghệ sĩ: "nhà văn không có quyền nhìn sự việc một cách đơn giản mà nhân vật cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Chỉ khi nào người nghệ sĩ có trách nhiệm trong cái nhìn hiện thực cuộc sống, có “mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh” thì khi ấy tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị cao nhất. Ấy là “giá trị nhân đạo”.


    “Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp treo ở nhiều nơi, nhất là ở trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai hiểu được câu chuyện con người trên chiếc thuyền ấy. Chỉ có nghệ sĩ Phùng, mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng thấy "người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà lam lũ, cam chịu, giàu tình thương và lòng vị tha. Đó cũng là thông điệp tác giả gửi tới người đọc: nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời.

    Nhan đề
    Nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa"
    Nhan đề
    Nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa"
  6. Nhan đề gợi cho người đọc hình ảnh những đứa con trong một gia đình có truyền thống có truyền thống cách mạng đang nói tiếp và phát huy con đường cách mạng lý tưởng của ông cha.


    Nó cho ta thấy sự quen thuộc trong ngòi bút của nguyễn thi, nhà văn thường khai thác không gian nhỏ để tạo bối cảnh cho tác phẩm, thường là, một cái xã, một cái huyện, một cái xóm, một gia đình nhưng cái độc đáo ở chỗ ông chọn lăng kính của một gia đình để nhìn ra cả cuộc chiến đấu, cả dân tộc.


    Cách nhìn ấy đã đi đến một phát hiện, một nhận định, đó là sự tiếp nối giữa truyền thống với hiện tại, hiện tại với quá khứ,sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình cảm cách mạng đã tạo lên sức mạnh tinh thần thiêng liêng của con người việt nam, dân tộc việt nam trong thời đại chống Mỹ.


    Cuối cùng nhà văn nguyễn Thi muốn ta nghĩ không chỉ có một gia đình mà là cả một tổ quốc đang hào hùng chiến đấu từ sức mạnh sinh ra từ nỗi đau thương cũng như "rừng xà nu’’ thì “Những đứa con trong gia đình’’ được viết theo khuynh hướng mà ta gọi đó là chủ nghĩa anh hùng.

    Nhan đề
    Nhan đề "Những đứa con trong gia đình"
    Nhan đề
    Nhan đề "Những đứa con trong gia đình"
  7. Ý nghĩa tả thực: Nhà văn nói về cây xà nu - một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết.


    Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.


    Nhan đề tác phẩm: Rừng xà nu như một biểu trưng đẹp đẽ nói lên sức sống bền vững, trường tồn của người dân Tây Nguyên. Tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và khí thế chiến thắng của họ trong công cuộc chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc. Trở thành hình tượng mang vẻ đẹp sử thi hào hùng, tráng lệ.

    Nhan đề
    Nhan đề "Rừng xà nu"
    Nhan đề
    Nhan đề "Rừng xà nu"




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy