Trường phái tâm lý động học

Theo trường phái tâm lý động học, hành vi được thúc đẩy hoặc được kích hoạt bởi sức mạnh mãnh liệt bên trong. Những hành động của con người xuất phát từ bản năng được thừa hưởng, thúc đẩy sinh học và nỗ lực nhằm giải quyết những xung đột giữa nhu cầu cá nhân và đòi hỏi của xã hội. Tình trạng đời sống sẽ khuấy động tâm lý và những xung đột tạo ra sức mạnh cho hành vi. Sinh vật ngừng phản ứng khi nhu cầu của nó được đáp ứng và động lực của nó bị cắt giảm. Mục đích chính của hành động chính là giảm bớt sự căng thẳng.


Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhà vật lý học người Áo S. Freud đã phát triển gần như đầy đủ những nguyên tắc của tâm lý động học. Ông cho rằng, con người bị lôi kéo, thúc đẩy bởi một mạng lưới phức tạp của những sức mạnh bên trong và cả bên ngoài. Bản chất của con người không phải luôn mang tính lý trí mà là được thúc đẩy bởi những động cơ nằm trong vô thức mỗi người.


Bản chất con người gồm 3 khối:

  • Cái Nó: cái bản năng, hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm
  • Cái Tôi: Cái tôi hiện thực, hoạt động theo nguyên tắc thực tế
  • Cái Siêu tôi: cái thuộc về đạo đức, chuẩn mực của một xã hội, một cộng đồng người, hoạt động theo nguyên tắc đạo đức.

Nhân cách con người cũng xuất phát từ 3 khối đó, theo trường phái tâm lý động học. Không chỉ thế, Freud còn nêu ra các giai đoạn phát triển của nhân cách một con người, đặc biệt là thời thơ ấu. Đây là một trường phái tâm lý đang có sự phát triển ở phương Tây nói chung và Việt Nam nói riêng. Tâm lý động học sẽ là một xu hướng giải thích tuyệt vời cho các hoạt động như tham vấn, trị liệu.

Freud - đại diện tiêu biểu cho trường phái tâm lý động học
Freud - đại diện tiêu biểu cho trường phái tâm lý động học
Theo trường phái tâm lý động học, hành vi được thúc đẩy hoặc được kích hoạt bởi sức mạnh mãnh liệt bên trong.
Theo trường phái tâm lý động học, hành vi được thúc đẩy hoặc được kích hoạt bởi sức mạnh mãnh liệt bên trong.
Trúc Nguyễn 2019-06-06 10:34:29
dịch là "tâm lý động học" cũng chưa đúng lắm, sao không dùng hẳn thuật ngữ được dân chuyên ngành thường sử dụng là "phân tâm học" nhỉ?

Top 5 Trường phái tâm lý có tầm ảnh hưởng nhất ở Việt Nam

  1. top 1 Trường phái tâm lý động học
  2. top 2 Trường phái tâm lý học hành vi
  3. top 3 Trường phái tâm lý học nhân văn
  4. top 4 Trường phái tâm lý học nhân thức
  5. top 5 Trường phái văn hóa - xã hội

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy