Trường phái tâm lý học hành vi
Những người theo trường phái này tìm cách để hiểu sự kích thích từ môi trường cụ thể nhằm kiểm soát những kiểu hành vi cụ thể. Họ phân tích những điều kiện môi trường về trước - những thứ có trước hành vi và thiết lập trạng thái cho một sinh vật phản ứng hay kìm nén phản ứng. Hành vi phản ứng đó chính là mục tiêu mà họ nghiên cứu, nó là hành động được hiểu, được dự đoán và được kiểm soát.
Xu hướng tâm lý này được mở đầu bởi J. Watson, người đã lập luận rằng nghiên cứu tâm lý nên tìm hiểu nghiên cứu những quy luật chi phối phản ứng giữa các loài.
Sau đó, B. F. Skinner đã mở rộng tầm ảnh hưởng của thuyết này bằng cách phân tích cả những hậu quả của hành vi và đưa ra khái niệm mới về hành vi được củng cố bằng hiệu quả của hành vi đó. Mô hình hành vi đã có sự mở rộng và phát triển.
Trường phái tâm lý học về hành vi mà ngày này đang được Việt Nam áp dụng nhiều nhấn mạnh vào các khái niệm như hành vi, phản ứng, hành vi tạo tác, củng cố tích cực, củng cố tiêu cực hay sự trừng phạt. Lý thuyết này có ý nghĩa lớn, đóng góp không nhỏ vào việc trị liệu tâm lý.
Đặc biệt, những nguyên tắc theo trường phái hành vi được áp dụng rộng rãi trong các vấn đề về con người, đặc biệt là trẻ em. Nó đã cung cấp những phương pháp giáo dục mang tính đúng đắn, nhân văn hơn đối với trẻ em ở trong môi trường gia đình, môi trường trường học và cả môi trường cộng đồng.