Top 10 Loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam

Hằng Hoàng 35215 1 Báo lỗi

Việt Nam là nơi cư ngụ của khoảng 200 loài rắn khác nhau trong số đó có không ít loài rắn cực độc và vô cùng đáng sợ thuộc hai họ chủ yếu là họ rắn lục và họ ... xem thêm...

  1. Rắn lục sừng có tên khoa học là Trimeresurus cornutus. Loài rắn độc được tìm thấy ở vườn quốc gia Bạch Mã và vùng Bắc Bộ ở nước ta. Với hình dáng đặc biệt nên có thể dễ dàng phân biệt loài rắn này với các loài khác. Đầu của rắn lục sừng có hình tam giác và được phân biệt ràng với cổ. Lớp da trên đầu có phủ một lớp vảy và sớm phát triển thành sừng ở trên vùng mắt. Loài rắn này có chiều dài khoảng 50 cm. Nọc độc của loài rắn lục sừng được các nhà khoa học trên thế giới xếp vào danh sách 1 trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế rắn lọc sừng còn có tên gọi khác là rắn quỷ.


    Rắn lục sừng là một trong những loài rắn độc nhất ở Việt Nam cùng với rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp, rắn lục đầu bạc... góp phần đa dạng vào hệ sinh thái của đất nước ta. Rắn lục sừng là loài rắn rất hiếm gặp. Qua khảo sát của các nhà nghiên cứu, ở nước ta, loài rắn này mới chỉ được ghi nhận tại Sa Pa (Lào Cai), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Lần gần đây nhất, rắn lục sừng được ghi nhận xuất hiện tại Ninh Bình trong một cuộc khảo sát của các cán bộ khoa học của Vườn quốc gia Cúc Phương vào tháng 4/2015. Trên thế giới, rắn lục sừng mới chỉ được ghi nhận tại duy nhất vùng núi Wuzhishan thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) giáp với biên giới Việt Nam. Rắn lục sừng có đặc điểm nổi bật so với các loài rắn khác là có sừng ở trên mắt, thực tế là do vảy phát triển thành. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ chiếc sừng của loài rắn này có tác dụng gì. Rắn lục sừng có chiều dài trung bình 50cm, có cơ thể màu xám nâu với hoa văn rất độc đáo. Đầu rắn hình tam giác, đuôi mảnh. Rắn lục sừng hiện tại đã được đưa vào Sách Đỏ của Việt Nam, có giá trị cao về nghiên cứu khoa học, rất cần được lưu giữ và bảo vệ.

    Rắn lục sừng với đầu hình tam giác
    Rắn lục sừng với đầu hình tam giác

  2. Loại rắn này có hình dáng giống y như tên gọi của nó đó là thân màu xanh và đuôi màu đỏ nên rất dễ dàng phân biệt so với các loài rắn khác. Loài rắn này chủ yếu sống ở vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn và vùng rừng sâu ở Tây Bắc Việt Nam. Gần đây, vùng Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An và Đà Nẵng cũng đã xuất hiện loài rắn này.


    Rắn lục đuôi đỏ với tên khoa học là Trimeresurus albolabris. Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram.Tổng chiều dài con đực 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm. Trong trường hợp hi hữu, có những con sống lâu nặng gần 500 gr. Đây cũng là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất. Phần lớn thời gian sông trên cây, vì thế nên da có màu xanh để có thể dễ dàng ngụy trang. Thị lực của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày thì thị lực yếu.

    Rắn lục đuôi đỏ
    Rắn lục đuôi đỏ
  3. Rắn chàm quạp còn có tên gọi là rắn lục nưa xuất phát từ đặc điểm màu da của chúng: Da của loại rắn này giống với màu của lá hoặc cành cây khô nên chúng dễ ngụy trang để săn mồi và lẩn trốn kẻ thù khiến chúng ta khó có thể nhận biết được chúng. Loài rắn này chủ yếu xuất hiện ở các cánh rừng cao su thuộc vùng Đông Nam Bộ. Rắn chàm quạp là một trong những loại rắn cực độc và cực hiếm ở Việt Nam. Độc tố của loại rắn này chỉ sau rắn biển. Rắn có màu nâu hay đỏ nâu dài khoảng 0,2 – 1 m, nặng 100 – 2000g, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt. Màu sắc của rắn mới thoạt nhìn giống loài trăn hoa nên người dân dễ nhầm lẫn dẫn đến tai nạn. Rắn thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. Sau khi cắn, rắn thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng.


    Hầu hết những con Rắn chàm quạp đều rất độc. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn. Khi con người bị cắn, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Rắn Chàm Quạp là loại rắn đặc biệt nguy hiểm vì nó là một trong những loại rắn độc nhất Việt Nam. Đây là loại rắn độc rất nguy hiểm thường gây tai nạn ở các nước vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á như Thái Lan, Mi An Ma, Lào, Cam pu Chia, Malaysia, Indonesia trong đó có cả Việt Nam. Ở Việt Nam, rắn Chàm Quạp chiếm tỉ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc cắn nhập bệnh viện Chợ Rẫy, là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong và thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su và cây điều. Những khu vực này thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang) và khu vực núi đá vôi Nam bộ như Kiên Lương, Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang.

    Rắn chàm quạp (hay còn gọi là rắn khô mộc)
    Rắn chàm quạp (hay còn gọi là rắn khô mộc)
  4. Rắn lục Vogel có tên khoa học là Viridovipera vogeli, loài rắn này chủ yếu sống trong các bụi rậm, các lùm cây thấp thuộc các khu vực đồi núi ở Tây Nguyên trong đó Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng là những nơi mà loài rắn này xuất hiện thường xuyên nhất. Rắn lục Vogel có màu sắc bên ngoài là xanh lục, ở phần bụng thì có màu xanh nhạt hơn. Loại rắn này thường săn mồi vào ban đêm. Còn có tên là rắn lục miền Nam, loài rắn này có đỉnh đầu và thân màu xanh lục vừa, bụng màu xanh lục nhạt. Rắn lục Vogel có thể được tìm thấy trên các bụi rậm, lùm cây thấp ở khu vực đồi núi có độ cao 900 - 1500 m. Hiện nay, vẫn chưa rõ thức ăn của rắn lục Vogel là gì mà chỉ biết loài rắn này săn mồi vào ban đêm. Rắn lục Vogel phân bố chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai và Lâm Đồng.


    Đây là một loài rắn độc. Chúng được coi là một trong những kẻ săn đêm giỏi và khôn ngoan nhất trong các loài rắn. Trong bóng tối của các cánh rừng mưa nhiệt đới loài rắn lục này dùng khả năng cảm nhiệt trong đêm tối để bắt các con mồi. Nó tìm kiếm một gốc cây nhỏ cuộn tròn vào các cành cây nằm gần sát mặt đất và kiên nhẫn chờ đợi con mồi đi ngang qua. Chỉ với một cú đớp những chiếc răng sắc nhọn của nó sẽ khiến con mồi không có nhiều cơ hội thoát thân. Khi bị rắn lục xanh cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn ở vị trí vết thương. Cơn đau sẽ không giảm cho đến 24h sau khi bị rắn cắn.

    Rắn lục von-gen sống trong bụi rậm
    Rắn lục von-gen sống trong bụi rậm
  5. Rắn lục đầu bạc thuộc chi Azemiops là loài rắn nguyên thủy và có độc tính kinh khủng nhất mà giới khoa học nghiên cứu từng biết đến. Loài rắn này có chiều dài trung bình khoảng 80 cm. Số lượng rắn lục đầu bạc ở nước ta còn rất ít và phát hiện chủ yế ở các vùng thuộc Cao Bằng hay Lạng Sơn. Tên khoa học của chúng là Azemiops feae. Trong các loại rắn lục thì đây là được cho là loài nguyên thủy nhất. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Đúng như tên gọi của nó, đầu của loài rắn này có màu bạc trắng, hơi dẹp và phân biệt rõ với phần cổ. Thân của rắn lục đầu bạc có màu đen và có nhiều hoa văn màu đỏ hoặc cam. Trên đầu có 2 vạch đen lớn chạy dọc, đối xứng nhau qua một đường màu trắng hồng, hẹp ở phía trước, mở rộng ở phía sau.


    Theo thông tin trên tờ Sinh vật rừng Việt Nam vảy mịn với 17 hàng trên cơ thể, đuôi ngắn. Loài rắn mới này được công bố trên tạp chí Russian Journal of Herpetology năm 2013. Chúng được đặt theo tên nhà động vật học người Nga - Vladimir Kharin, nhằm vinh danh những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu về các loài bò sát và cá ở châu Á của ông. Sự xuất hiện của các sọc trên bộ da đen bóng của rắn đã được một tờ báo trong nước gọi loài rắn này là "quý phái". Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ hai thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam đến nay.

    Rắn lục đầu bạc
    Rắn lục đầu bạc
  6. Loài rắn lục trùng khánh có tên khoa học là Protobothrops trungkhanhensis được phát hiện lần đầu tiên ở vùng Trùng Khánh, Cao Bằng. Loài rắn này có chiều dài khoảng 70 cm. Nơi sinh sống chủ yếu của loài rắn này là các khu rừng mưa núi đá vôi vùng nhiệt đới. Hiện nay rắn lục trùng khánh còn số lượng rất ít nên đã nằm trong sách đỏ - những loài cần được bảo tồn vì sắp tuyệt chủng. Rắn lục Trùng Khánh khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng sống ở độ cao 500 – 700 m.


    Rắn lục Trùng Khánh là một loài rắn đặc hữu của Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Chúng có đặc điểm: Màu sắc mặt lưng, đầu của con đực và cái tương tự nhau có màu nâu xám nhạt, khác biệt rõ nét ở sự sắp xếp các vảy trên thân. Loài này có các vảy nhỏ ngăn cách giữa đầu và cổ, lỗ mũi lớn; mình thon, vảy hình thang, có gờ nổi rõ; có màu nâu xám nhạt ở lưng và đầu, nhiều vệt nâu sẫm trên thân và đuôi. Gần đuôi có vệt đen, không có vệt đỏ trên chóp đuôi....

    Rắn lục trùng khánh
    Rắn lục trùng khánh
  7. Rắn hổ mang Xiêm (tên gọi khác là rắn hổ mèo hoặc rắn hổ mang Đông Dương) được biết đến là một loài rắn phun nọc độc có thể gây chết người rất nguy hiểm. Những người bị rắn hổ mang xiêm cắn sẽ bị tê liệt cơ hoành, bị suy hô hấp dẫn đến ngạt thở và tử vong sau 30 phút bị rắn cắn Ở Việt Nam loài rắn này thường được tìm thấy ở vùng Nam Trung Bộ và ở miền Nam. Loài rắn này không chủ động tấn công người mà chúng chỉ cắn khi bị khiêu khách hoặc đe dọa trước. Ai bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch.


    Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và miền nam. Sở dĩ rắn hổ mang có thể bành rộng cổ mình ra được là do nó có xương sườn kéo dài, giúp rắn mở rộng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình như mui xe phía trước cơ thể. Chúng bành rộng cổ ra khi gặp nguy hiểm hoặc bị kích động. Với cách này, rắn sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn rất nhiều bình thường giúp rắn uy hiếp kẻ thù. Rắn hổ mang có nọc kích độc. Đối thủ đáng gờm nhất có khả năng đánh bại hổ mang trong tự nhiên là loài cầy, chim săn mồi và con người.

    Rắn hổ mang xiêm có nọc độc gây chết người
    Rắn hổ mang xiêm có nọc độc gây chết người
  8. Rắn hổ mang chúa có khả năng phóng độc ra xa khoảng 3 mét vì thế loài rắn này được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm. Không chỉ vậy loài rắn này còn có khả năng đó là khống chế lượng độc tiết ra khi chúng cắn con mồi. Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người. Tùy theo môi trường sinh sống mà da rắn hổ mang chúa có màu sắc khác nhau, thông thường rắn sống nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối, ao hồ có da sáng màu; còn rắn sống nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động có da tối màu.

    Chu kỳ lột da của rắn hổ mang chúa trưởng thành khoảng 4 - 6 lần trong năm, còn rắn con lột da mỗi tháng. Thông thường, khi sống gần khu dân cư, đến thời kỳ lột da, rắn hổ mang chúa sẽ tìm đến khu dân cư (nhất là nhà bếp), tìm nơi trú ẩn tốt, không chỉ vì thức ăn mà còn muốn được sưởi ấm. Do đó, người dân rất dễ gặp nguy hiểm nếu tiếp xúc với rắn và rắn cắn trả lại theo phản xạ tự vệ. Rắn con còn nhỏ có lớp da đen tuyền và những vạch kẻ hẹp hình chữ V màu vàng hoặc trắng (có thể bị nhầm lẫn với loài rắn cạp nong, nhưng dễ dàng xác định nhờ vùng mang cổ khá rộng của loài). Rắn hổ mang chúa thường lớn hơn so với các loài hổ mang khác. Hơn nữa, rắn hổ mang chúa có mang cổ hẹp hơn và dài hơn. Một phương pháp hết sức rõ ràng để nhận dạng, nhìn thấy rõ trên đầu, là sự hiện diện của một cặp vảy lớn được gọi là xương chẩm, nằm ở mặt sau đỉnh đầu. Đây là cách sắp xếp chín mảng xương dẹt phía sau, đặc trưng của họ Rắn nước và họ Rắn hổ, và là vẻ độc đáo của loài rắn hổ mang chúa.

    Rắn hổ mang chúa
    Rắn hổ mang chúa
  9. Rắn hổ đất (hay rắn hổ phì, rắn hổ mang một mắt kính) là loài thuộc họ Elapidae. Khi loài rắn này chuẩn bị tấn công con mồi thì phần cổ của chúng sẽ phình to ra trông rất đáng sợ. Rắn hổ đất chủ yếu phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia ở vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Rắn hổ đất là loài để trứng với số lượng trứng khoảng 16 đến 33 quả. Rắn hổ đất tất nhiên cũng như các loài rắn khác, nó là loài động động vật máu lạnh, bò sát - cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè - nhưng không có chân. Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy cứng. Khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần.

    Rắn hổ đất
    có thân đen bóng, đen mốc (giống màu đất) của nó, có lẽ vì thế dân gian gọi là rắn hổ đất. Ở cổ rắn hổ có “bàn nạo” hình mặt trăng mỗi khi tức giận, rắn ngóc đầu bàn nạo phùng ra, lưỡi khè khè sẵn sàng bắn nọc độc…là lúc rắn dọa kẻ thù khủng khiếp nhất. Rắn hổ có nhiều loại: rắn hổ đất còn gọi là rắn hổ mang (rắn hổ mang chúa nặng tối đa khoảng 20kg trở lại, lưng có màu vàng, chì, xám, khác với hổ đất – giống nhỏ hơn màu đen). Thức ăn chính nuôi sống rắn hổ đất là chuột, vì thế nơi nào có nhiều chuột đồng có thể có nhiều rắn hổ để làm cân bằng môi trường sinh thái. Rắn hổ là loài động vật hoang dã tồn tại trong thiên nhiên, và lẽ tất nhiên nó không thể tách khỏi đời sống con người. Rắn hổ ăn chuột, thứ gậm nhắm là kẻ thù của đồng ruộng, giúp cân bằng môi trường sinh thái. Rắn hổ được con người chế biến làm thức ăn, làm rượu rắn vừa bổ dưỡng vừa để chữa bệnh. Nọc rắn được các nhà khoa học sử dụng chế biến ra nhiều dược liệu quý hiếm phục vụ con người.

    Rắn hổ đất khiến nạn nhân chết nhanh chóng chỉ với lượng nọc độc nhỏ
    Rắn hổ đất khiến nạn nhân chết nhanh chóng chỉ với lượng nọc độc nhỏ
  10. Rắn biển có tên gọi khoa học là Hydrophiinae có nọc độc rất mạnh. Loài rắn này sống chủ yếu trong môi trường biển nhưng vì không có mang nên chúng phải thường xuyên trồi lên mặt nước để thở và hấp thụ oxy. Loài rắn này có hình dạng ngang dẹt như loài lươn và sinh sống chủ yếu ở các vùng biển của nước ta. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như đẻn, đẻn biển, đẹn, hèo, ông hèo v.v.. Rắn biển ban đầu được coi là một họ hợp nhất và tách biệt...Sau đó người ta nhận ra rằng rắn biển có quan hệ họ hàng rất gần và thực tế là lồng sâu bên trong họ Rắn hổ (Elapidae), vì thế định nghĩa phân loại của họ này trở nên không rõ ràng.


    Một số nhà phân loại học chuyển toàn bộ rắn biển vào trong họ Elapidae, bằng cách này tạo ra các phân họ Elapinae, Hydrophiinae và Laticaudinae, mặc dù phân họ cuối cùng này có thể bỏ qua nếu Laticauda được gộp trong Hydrophiinae. Cho tới nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào có sức thuyết phục về các mối quan hệ phát sinh chủng loài giữa các nhóm rắn hổ khác nhau, và vì thế tình hình vẫn chưa rõ ràng. Do đó, các tác giả khác vẫn tùy tình huống mà lựa chọn, hoặc là tiếp tục làm việc với sắp xếp cũ và truyền thống, hoặc là gộp tất cả các chi cùng nhau trong họ Elapidae, nhưng không phân chia thành các phân họ. Rắn biển là một nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển hay sinh sống phần lớn thời gian trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất.

    Rắn biển
    Rắn biển



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy