Top 10 Loài rắn nguy hiểm nhất Thế giới

Lyant Lê 2446 0 Báo lỗi

Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, từng có chân và thân hình tròn dài (hình trụ), thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt ... xem thêm...

  1. Saw Scaled Viper hay còn gọi Echis là một giống rắn có độc được tìm thấy ở các vùng khô như Châu Phi, Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka. Saw Scaled Viper rất ít khi được nhìn thấy vào ban ngày vì thời gian hoạt của chúng là vào ban đêm. Độc của loài rắn này hoạt động khá chậm nên những người bị rắn cắn phải mất nhiều thời gian để tìm cách chữa trị. Thực đơn của Echis khá phong phú bao gồm các giống châu chấu, bọ cánh cứng, giun, ốc sên, nhện, bò cạp, rết, ếch, cóc, các loài bò sát (bao gồm cả rắn), động vật nhỏ và chim.


    Echis là một chi rắn độc trong họ Rắn lục, chúng sống chủ yếu ở khu vực khô của châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Srilanka. Nạn nhân của chúng chiếm tỷ lớn trong các ca tử vong do rắn cắn trên toàn thế giới. Đặc trưng của loài rắn này là khi gặp nguy hiểm chúng sẽ cọ xát các phần cơ thể với nhau tạo ra âm thanh lạo xạo. Nọc độc của chúng có thành phần chủ yếu là chất haemotoxin. Nạn nhân khi trúng phải chất độc này sẽ nhanh chóng tử vong do haemotoxin là chất phá hủy hồng cầu, làm đông máu dẫn đến suy đa tạng gây tử vong.

    Saw Scaled Viper
    Saw Scaled Viper
    Saw Scaled Viper (Ảnh minh họa)
    Saw Scaled Viper (Ảnh minh họa)

  2. Rắn hổ mang Philippine thường được tìm thấy ở phía bắc các đảo Luzon, Mindoro, Catanduanes, Azria và Masbate của Philippine, rất độc, có chiều dài trung bình khoảng 1m, chúng đặc biệt rất thích nước nên có thể được tìm thấy ở gần các ao, sông hoặc các vũng nước lớn. Thức ăn của rắn hổ mang chủ yếu là các loài động vật có vú nhỏ, ếch, các loài rắn khác, và chuột, nếu có cơ hội chúng cũng sẽ ăn các giống chim nhỏ. Loài này rất dễ nhận ra bởi các sọc trắng trên thân.


    Rắn hổ mang Philippines hay rắn hổ mang phun nọc Philippines là một loài rắn hổ mang ngắn, nọc độc cao trong loài rắn hổ mang phun nọc có nguồn gốc từ các khu vực phía bắc Philippines... Loài này được Taylor mô tả khoa học đầu tiên năm 1922. Đây là loài rắn có nọc độc mạnh thứ hai trong chi rắn hổ mang thực sự (Naja) chỉ sau rắn hổ mang Caspi. Chỉ nghe thôi đã cảm thấy nổi da gà rồi phải không nào?

    Rắn hổ mang Philippine
    Rắn hổ mang Philippine
    Rắn hổ mang Philippine (Ảnh minh họa)
    Rắn hổ mang Philippine (Ảnh minh họa)
  3. Họ Rắn hổ là một họ rắn thuộc phân bộ Rắn (Serpentes) trong nhánh Ophidia. Theo truyền thống chỉ bao gồm các loài rắn độc sống ở cạn, nhưng gần đây được mở rộng để bao gồm cả các loài rắn biển. Tại thời điểm tháng 4 năm 2019 người ta công nhận 371 loài thuộc họ này. Rắn hổ là một loài rắn cực độc, được tìm thấy ở các khu vực phía nam của nước Úc. Nó dễ dàng được nhận biết với các vòng tròn nổi bật trên cơ thể. Khi bị cắn bạn sẽ có cảm giác bị đau và ngứa ran ở vùng bàn bàn chân và cổ, giai đoạn đầu có thể bị khó thở rồi dần dần dẫn đến tê liệt. Theo nghiên cứu, tỷ lệ tử vong khi bị rắn hổ cắn mà không được chữa trị kịp thời là 40 - 60%.


    Tất cả các loài rắn hổ đều có một cặp răng nọc móc trước để tiêm nọc từ các tuyến nằm ở phía sau của hàm trên. Nhìn bề ngoài, các loài rắn hổ sống trên cạn trông tương tự như các loài rắn nước (Colubridae): hầu như tất cả đều có thân hình thon dài với vảy mịn, đầu phủ đầy các khiên lớn và không phải lúc nào cũng khác biệt từ cổ, và mắt có con ngươi tròn. Ngoài ra, tập tính của chúng thường khá tích cực và phần lớn là loài đẻ trứng. Cũng có các ngoại lệ đối với các khái quát chung này bao gồm các loài săn mồi chậm chạp theo kiểu phục kích, ngắn và mập, vảy thô, đầu rất rộng, mắt mèo, đẻ con, săn mồi với các khiên trên đầu bị phân mảnh một phần.

    Rắn hổ
    Rắn hổ
    Rắn hổ (Ảnh minh họa)
    Rắn hổ (Ảnh minh họa)
  4. Rắn mamba đen thường được tìm thấy tại sa mạc Sahara ở Châu Phi, đây là loài rắn nguy hiểm nhất ở Châu Phi, cư dân ở đây thường tránh một cách tối đa việc phải chạm trán với chúng, đồng thời gọi loài rắn này với tên khác là "nụ hôn thần chết". Giống như tên của mình, loài rắn này có màu đen tuyền, các vảy được xếp trơn tru và bằng phẳng. Rắn Mamba đen có thể di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc - 20 km/giờ, với tốc độ này, nó soán ngôi vị đầu tiên trong thế giới các loài rắn. Nọc độc của chúng vô cùng nguy hiểm, sau khi bị cắn, người bị hại sẽ bị mất ý thức trong vòng 45 phút và nếu không được chữa trị kịp thời, có thể sẽ bị tử vong sau đó từ 7 - 15 giờ.


    Mamba đen sinh sản hàng năm. Mùa giao phối diễn ra vào đầu mùa xuân. Rắn cái đẻ trứng sau khi mang thai hơn 80 đến 90 ngày. Rắn mamba non nhạt màu hơn rắn trưởng thành và tối màu dần theo tuổi tác. Mặc dù mamba thường là những loài rắn cư trú trên cây, nhưng mamba đen chỉ thỉnh thoảng sống trên cây, chúng thích xây hang ổ trên mặt đất. Rắn mamba đen sinh sống trên một loạt địa hình từ đồng cỏ khô, rừng thưa, sườn núi đá đến rừng rậm. Đây là động vật ban ngày, phần lớn săn mồi mai phục, săn con mồi chuột đá, vượn mắt to và những loài hữu nhũ nhỏ khác. Rắn mamba đen trưởng thành có vài loài động vật thiên địch săn chúng trong hoang dã.

    Rắn Mamba đen
    Rắn Mamba đen
    Rắn mamba đen (Ảnh minh họa)
    Rắn mamba đen (Ảnh minh họa)
  5. Rắn cạp nia là một loại rắn thuộc dòng rắn hổ. Loài này phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng tại các nước như Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Chúng có thể sống ở các bụi cây, trong các đống gạch, lỗ chuột, thậm chí là bên trong ngôi nhà. Ban ngày tỏ ra ngoan ngoãn, nhưng đến ban đêm là thời điểm nó thống trị. Nọc độc của loài rắn cạp nia chủ yếu là các loại độc tố gây tê liệt thần kinh. Khi bị cắn, nạn nhân thường bị đau bụng dữ dội kèm theo đó là bại liệt. Sau 4 - 8h, nạn nhân có thể bị tử vong nếu không được chữa trị kịp thời, nguyên nhân chính dẫn đến cái chết là do suy hô hấp.


    Rắn cạp nia sinh sống ở nhiều loại môi trường sống, từ núi đất, rừng thưa, trảng cỏ, ven khe suối, nương rẫy. Chúng sinh sống trong gò mối và hang của động vật gặm nhấm, trong hốc cây, hẻm đá. Rắn cạp nong sống đơn lẻ, ban ngày chúng cuộn mình trong các hang, đám cỏ, và thường rất chậm chạp. Chúng thường được thấy khi trời mưa. Ban đêm rắn hoạt động và đi kiếm ăn ở bờ ruộng gần rừng, ven khe suối, vũng nước. Cạp nong không săn đuổi mồi mà chúng thường nằm chờ cho con mồi đi qua. Chúng bơi giỏi và thường bò theo ánh lửa. Thức ăn chủ yếu của rắn cạp nong là con rắn khác, nhưng đôi khi chúng cũng ăn cá, ếch, trứng rắn.

    Rắn cạp nia
    Rắn cạp nia
    Rắn cạp nia (Ảnh minh họa)
    Rắn cạp nia (Ảnh minh họa)
  6. Pseudonaja là một chi rắn hổ có nọc độc có nguồn gốc từ Úc. Các loài thuộc chi này thường được gọi là rắn nâu và được coi là một số loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới; ngay cả cái cắn của những con rắn non cũng có khả năng gây chết người. Bất chấp tên gọi chung, rắn nâu vua không phải là một loài rắn nâu, mà là một thành viên của chi Pseudechis, thường được gọi là rắn đen. Rắn nâu rất dễ hoảng sợ và có thể cắn nếu bị tiếp cận gần, cầm nắm hoặc bị đe dọa. Sụp đổ đột ngột, sớm thường là một triệu chứng của sự kê khai bởi chúng. Một tác dụng nổi bật của nọc độc là rối loạn đông máu do tiêu thụ nọc độc, có thể dẫn đến tử vong. Tổn thương thận cũng có thể hiếm khi xảy ra.


    Qua thí nghiệm trên loài chuột, giống rắn nâu này có chứa hàm lượng độc tố đứng thứ hai trên thế giới (xếp loại của những giống rắn trên cạn) và chủ yếu là chứa độc tố làm tê liệt thần kinh. Được xếp vào một trong những loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới không chỉ bởi độc mà còn vì đây là loài rắn hiếu chiến, ưa tấn công. Chúng có thể được tìm thấy ở Úc, Indonesia, Papua New Guinea, tuy nhiên chúng có thể sống ở bất kỳ nơi nào, từ nơi đông người đến những vùng hẻo lánh. Thức ăn chính của chúng là động vật gặm nhấm như chuột nhà, ngoài ra còn ăn ếch, các loài chim nhỏ, trứng và các giống rắn khác. Khi bị cắn, nạn nhân sẽ bị tiêu chảy, chóng mặt co giật nặng hơn là suy thận, liệt và làm tim ngừng đập.

    Rắn nâu ở phương Đông
    Rắn nâu ở phương Đông
    Rắn nâu ở phương Đông (Ảnh minh họa)
    Rắn nâu ở phương Đông (Ảnh minh họa)
  7. Rắn taipan nội địa là loài bản địa Úc và được xem là loài rắn độc nhất trong tất cả các loài rắn trên cạn căn cứ số chỉ định LD50. Nó là một loài rắn thuộc họ Elapidae. Tuy là rắn độc, nhưng nó rất nhát và hay lẩn lút, luôn luôn tìm cách chạy trốn nếu có sự cố. Nó có màu nâu đậm hay xanh đậm ô liu tùy mùa và dài khoảng 1,8 m cho đến tối đa là 2,5 m. Nó ăn những loài gặm nhắm và chim chóc. Môi trường nó sinh sống là trung tâm Úc, từ đông nam Northern Territory cho đến phía tây Queensland. Nó còn sống phía bắc hồ Eyre và cho đến phía tây của nhánh sông Murray, sông Darling và sông Murrumbidgee.


    Rắn Taipan nội địa là loài rắn cực độc, thường được tìm thấy ở những vùng khô hạn khu vực trung tâm phía đông nước Úc. Màu sắc của loài rắn này thay đổi theo mùa, màu sắc nhẹ hơn vào mùa hè và sẫm lại vào mùa đông, việc thay đổi màu sắc giúp chúng hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn khi trời lạnh. Khi bị rắn Taipan cắn, đầu tiên nạn nhân sẽ cảm thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, co giật sau đó dẫn đến rối loạn đông máu, tiêu cơ vân nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong.

    Rắn Taipan nội địa
    Rắn Taipan nội địa
    Rắn Taipan nội địa (Ảnh minh họa)
    Rắn Taipan nội địa (Ảnh minh họa)
  8. Acanthophis là một chi của họ Rắn hổ. Chúng có nguồn gốc từ Úc, New Guinea và các đảo lân cận, và là một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới. Tên của chi này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại akanthos, đề cập đến cột sống trên đuôi của người chết. Bảy loài được liệt kê bởi ITIS, mặc dù vẫn chưa rõ có bao nhiêu loài này bao gồm, với số liệu từ 4 đến 15 loài được trích dẫn.


    Rắn tử thần có nguồn gốc từ Úc, là loài rắn đất độc nhất ở Úc và trên toàn cầu. Có cơ thể dày với các dải màu đỏ, nâu, xanh đen và xám. Rắn tử thần là một bậc thầy về thuật ngụy trang, chúng thường giấu mình dưới các đống lá lỏng lẻo và các mảnh vụn ở trong rừng, bụi cây và trảng cỏ. Thức ăn chính của chúng là chim và các động vật có vú nhỏ. Các vết cắn của loài rắn này gây tê liệt thần kinh và sau khi bị cắn khoảng 6h nếu không được chữa trị, nạn nhân sẽ bị tử vong.

    Rắn tử thần
    Rắn tử thần
    Rắn tử thần (Ảnh minh họa)
    Rắn tử thần (Ảnh minh họa)
  9. Rắn đuôi chuông hay rắn chuông hay rắn rung chuông hay là một nhóm các rắn độc thuộc các chi Crotalus và Sistrurus thuộc phân họ Crotalinae ("rắn hang") với đặc điểm chung là cái đuôi của chúng có thể rung và kêu lên lúc săn mồi và cảnh báo khi có nguy hiểm. Có 32 loài rắn chuông với từ 65-70 phân loài, tất cả chúng đều là loài bản địa châu Mỹ, từ phía nam Canada đến miền trung Argentina. Hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn.


    Rắn đuôi chuông có nguồn gốc ở Châu Mỹ, sống trong môi trường đa dạng từ phía tây nam Canada đến miền trung Argentina. Tên của nó xuất phát từ đặc điểm về ngoại hình, phần đuôi mỗi khi chuyển động gây ra tiếng kêu như một chiếc chuông nhỏ nên được gọi là rắn đuôi chuông. Loài rắn này thường ăn chuột, chim và các động vật nhỏ. Nọc độc của rắn đuôi chuông rất lớn, gây hoại tử và chứng rối loạn đông máu. Chúng sẽ không tùy tiện tấn công nếu không bị đe dọa trước. Nếu được chữa trị kịp thời, các vết cắn cũng sẽ không dẫn đến tử vong.

    Rắn đuôi chuông
    Rắn đuôi chuông
    Rắn đuôi chuông (Ảnh minh họa)
    Rắn đuôi chuông (Ảnh minh họa)
  10. Biển cả có vô số loài rắn, nhưng không có loài nào độc hơn rắn biển Belcher, nó có cơ thể hơi mỏng, có màu hơi vàng hoặc xanh tối, thường được tìm thấy ngoài khơi bờ biển miền bắc nước Úc và Đông Nam Á. Sở hữu lượng độc cực mạnh, chỉ với một vài miligam đã có thể giết chết hàng nghìn người, nhưng may mắn thay giống như hầu hết các loài rắn biển khác, rắn biển Belcher tương đối vô hại và tránh tiếp xúc với con người, chỉ khi nào cảm thấy bị đe dọa chúng mới tấn công lại. Nếu không may bạn bị loài rắn này cắn, tuy vết thương không gây ra đau đớn gì lớn nhưng cũng đừng coi thường, bạn cần gọi nhân viên y tế để chữa trị ngay lập tức, nếu không chỉ trong vòng 30 sau khi bị cắn bạn có thể bị tử vong.


    Rắn biển Belcher có kích thước vừa phải, dao động từ 0,5 đến 1 mét. Cơ thể mỏng của chúng thường có màu vàng crom với các vằn màu xanh đậm. Kiểu màu mặt lưng không mở rộng trên bụng. Đầu ngắn và có các dải cùng màu. Miệng rất nhỏ nhưng phù hợp với đời sống thủy sinh. Màu cơ thể, khi nhìn ra khỏi nước, dường như có một màu vàng nhạt. Vảy khác với hầu hết các loài rắn khác ở chỗ chúng chồng lên nhau. Mỗi vảy lưng có một gò ở giữa. Cơ thể được nén mạnh về phía sau. Các vảy bụng rất hẹp, chỉ rộng hơn một chút so với vảy lưng. Loài này rụt rè và thông thường chỉ cắn người khi bị dồn ép nghiêm trọng. Thông thường những người bị cắn là ngư dân xử lý lưới, mặc dù chỉ một phần tư trong số những người bị cắn bị chúng truyền độc vì loài rắn này hiếm khi tiêm nọc độc của chúng.

    Rắn biển Belcher
    Rắn biển Belcher
    Rắn biển Belcher (Ảnh minh họa)
    Rắn biển Belcher (Ảnh minh họa)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy