Top 10 loại nhện nguy hiểm nhất thế giới có thể bạn chưa biết

Đình Mặc Nhiên 1570 1 Báo lỗi

Loài nhện là nỗi khiếp sợ của nhiều loài vật khác thậm chí cả con người không chỉ do hình dáng bên ngoài nhiều chân, nhiều lông lá mà còn do nọc độc chết người ... xem thêm...

  1. Loài nhện này thường đi lang thang đúng như tên gọi, chúng không bao giờ cố định một chỗ. Nơi sinh sống chủ yếu của nhện lang thang là Brazil nhưng chúng sẽ theo trái cây đi đến những nơi khác. Càng nguy hiểm cho con người khi mà có thể bắt gặp chúng ở khắp mọi nơi. Tất cả loài nhện lang thang Brazil đều có màu nâu, lông xám và đốm đen trên bụng. Những con nhện này cũng có kích thước khá to với chân dài khoảng 15 cm và thân dài tầm 5 cm. Những con nhện này là những thợ săn đêm chính hiệu, vì vậy chúng dành phần lớn thời gian để sống, ẩn náu trong những khe nứt hoặc dưới những khúc gỗ và ra ngoài vào ban đêm để săn mồi. Chúng ăn côn trùng, loài bò sát nhỏ, lưỡng cư, chuột và thậm chí cả nhện nhỏ khác.


    Kích thước của nhện lang thang trong khoảng 1,7 - 4,8cm. Việc bị nhện lang thang Brazil có thể tạo ra một số vết thương nhỏ gây đau đớn cho con người. Nọc độc của chúng có thể gây phá hủy thần kinh cao nhất trong số tất cả loài nhện độc. Vết cắn của loại nhện này sẽ gây ra cảm giác cương cứng và đau đớn trong vòng 4 tiếng. Nếu không nhanh chóng xử lý có thể dẫn đến tử vong, những ca tử vong thường xảy ra ở trẻ em trước khi tìm ra thuốc giải.


    Nếu bạn bị loài nhện lang thang này cắn, bạn có thể gặp một số triệu chứng, chẳng hạn như đổ mồ hôi, da phồng rộp và đau dữ dội tại vết cắn. Trong vòng 30 phút, các triệu chứng này lan rộng toàn thân, bao gồm các biểu hiện như nhịp tim bất thường, huyết áp cao hoặc thấp, trướng bụng, hạ thân nhiệt, buồn nôn, chóng mặt, mắt mờ và có thể lên cơn co giật. Nếu bạn bị cắn bởi bất kỳ loài nào của nhện lang thang, bạn nên tìm cách điều trị khẩn cấp, bất kể vết cắn ban đầu có biểu hiện như thế nào. Điều này cực kỳ quan trọng vì nọc độc của nó có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

    Nhện lang thang Brazil
    Nhện lang thang Brazil

  2. Nhện góa phụ đen (Black Widow) được coi là loài nhện có nọc độc kinh khủng nhất thế giới. Không dừng lại ở đó, nó còn là loài có tập tính vô cùng tàn nhẫn. Với thói quen hạ sát "đức lang quân" ngay sau khi "mặn nống", góa phụ đen được cả thế giới biết đến với sự tàn nhẫn và "vũ thê" có 1 - 0 - 2. Nhện góa phụ đen có tên khoa học là Latrodectus Mactans sinh sống nhiều nhất tại phía Nam nước Mỹ nhưng có thể bắt gặp chúng ở khắp nơi phía Tây bán cầu.


    Ở loài này, con cái chiếm ưu thế tuyệt đối về kích thước cũng như trọng lượng cơ thể, "phái yếu" có thế to gấp 2 - 3 lần phái mạnh, nên chúng dễ dàng kết liễu con đực sau khi giao phối, nọc độc của nhện góa phụ đen cực kỳ nguy hiểm, mạnh gấp 15 lần rắn đuôi chuông. Chất độc latrotoxin từ vết cắn của chúng là chất đầu độc thần kinh tương đối mạnh, gây ra nôn mửa, khó thở, mê sảng, liệt bán phần và cả co giật. Theo nghiên cứu, nhện góa phụ đen sẽ không gây nguy hiểm cho con người nếu được xử lý trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn.

    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
  3. Nhện lưng đỏ tên khoa học là Latrodectus hasseltii là một loài nhện nguy hiểm bản địa Úc. Nó là một thành viên của chi Latrodectus, được tìm thấy trên khắp thế giới. Con cái dễ dàng được nhận ra bởi cơ thể màu đen với một sọc đỏ nổi bật ở phía trên (tức là lưng) hoặc bụng của nó. Con cái có chiều dài cơ thể của khoảng 10 mm trong khi con đực nhỏ hơn, chỉ 3 - 4 mm. Con nhện lưng đỏ là một trong vài loài nhện ăn thịt đồng loại khi đang giao phối.


    Nhện lưng đỏ là loài nhện cùng họ với nhện góa phụ đen. Bề ngoài của chúng rất dễ nhận biết vì có toàn thân đen nhánh và một vệt đỏ ở lưng. Loại nhện này thường được tìm thấy ở Australia, đặc biệt nguy hiểm là chúng còn có thể sinh sống và làm tổ trong nhà dân. Độc của nhện lưng đỏ có độc tính rất cao. Nó có thể giết chết con vật kể cả con người chỉ trong vòng 24 giờ. Ít ai biết khắc tinh của loại nhện này là ong bắp cày. Với kích thước nhỏ, chỉ khoảng 1cm, nhện lưng đỏ ít khi đi quá xa tổ của nó vì vậy con người thường bị cắn trong trường hợp đến gần ổ của chúng.


    Nhện lưng đỏ được coi là một trong những con nhện nguy hiểm nhất tại Úc. Chúng có nọc độc thần kinhgây hại cho con người với vết cắn gây đau nghiêm trọng, thường trong vòng 24 giờ. Antivenom là một loại thuốc có sẵn được bán rộng rãi, và kể từ khi được giới thiệu vào năm 1956, không còn ca tử vong nào do vết cắn của nhện lưng đỏ.

    Nhện lưng đỏ
    Nhện lưng đỏ
    Tham Nguyen 2017-02-18 04:10:57
    mình có gặp một loài nhện trên lưng có cái gì đó màu vàng nhu một cái mai vậy do, sao lên mạng chỉ tìm thấy nhện lưng do la sao?
  4. Nhện nâu thường sinh sống chủ yếu ở vùng phía Nam nước Mỹ. Loài nhện này có màu nâu đặc trưng, kích thước của chúng khoảng 2cm với nhện cái và 2,5cm với nhện đực. Nhện có màu vàng xỉn, nâu, màu nâu sẫm, bụng không có sọc hoặc đốm. Đặc trưng nhất của nhện nâu là có vết trông giống như cây đàn violin kéo dài từ đầu đến bụng. Nhện nâu ẩn dật có chiều dài thường giữa 6 - 20 mm, nhưng có thể phát triển lớn hơn.


    Nhện nâu
    trưởng thành thường sống khoảng 1 - 2 năm. Mỗi con cái sản xuất nhiều nang trứng trong khoảng thời gian từ hai đến ba tháng, từ tháng năm đến tháng bảy, với khoảng năm mươi trứng trong mỗi túi. Trứng nở sau khoảng một tháng. Nhện con mất khoảng một năm để phát triển đến tuổi trưởng thành.


    Nọc độc của nhện nâu sẽ khiến con mồi bị tê liệt, tiếp theo vùng thận sẽ ngừng hoạt động và dẫn đến tử vong. Đối với con người khi bị cắn nếu không được xử lý cẩn thận cũng sẽ gây ra một số hậu quả khá nghiêm trọng. Vết cắn của nhện nâu gây bầm tím quanh miệng vết thương, nhiễm khuẩn đồng thời hoại tử vùng da lớn là điều mà con vật này gây nên.

    Nhện nâu
    Nhện nâu
  5. Nhện túi vàng có cơ thể màu nâu hoặc màu be, trên bụng thì màu tối hơn một chút. Điểm đặc biệt của loài nhện này là có tới 8 cặp mắt, giúp chúng có thể nhận biết con mồi dễ dàng hơn. Nhện túi vàng không quá hung hăng khi tìm kiếm con mồi nhưng nếu con mồi trực tiếp đụng chạm đến chúng thì chắc chắn sẽ bị cắn, điều này đúng với cả con người.


    Tuy nhỏ bé nhưng nọc độc của nhện túi vàng thì không thể coi thường. Vết cắn của chúng sẽ gây ban đỏ hoặc nổi mề đay. Biểu hiện sau khi bị nhện túi vàng cắn là nôn ói và đổ mồ hôi trong vòng 24 giờ. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách thì sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến da. Dù độc tính không gây tử vong cho con người nhưng với sự nguy hiểm không lường trước, chúng ta phải hết sức cẩn thận khi gặp phải loại nhện này.

    Nhện túi vàng
    Nhện túi vàng
  6. Với nhiều người, nhện là nỗi khiếp sợ kinh hoàng và họ có thể "đứng tim" mỗi khi phát hiện thấy chúng đang bò từ xa. Không những sở hữu kích thước khủng mà loài nhện này còn có thể "xơi tái" một con chuột, con chim trong nháy mắt cơ. Bạn có tò mò chúng như thế nào không? Nhện Goliath Birdeater (nhện ăn chim) hay còn được gọi là Theraphosa blondi, thuộc họ nhà nhện Tarantula nhiều lông. Nguồn gốc của cái tên "nhện ăn chim" này xuất phát từ một nhà thám hiểm, khi ông vô tình phát hiện loài nhện này đang ăn một con chim ruồi.


    Chúng sinh sống nhiều ở rừng nhiệt đới vùng cao Nam Mỹ - Bắc Brazil, Surinam, Guyana, và Nam Venezuela. Theo các chuyên gia, Goliath Birdeater được công nhận là loài nhện lớn nhất thế giới khi sở hữu những cặp chân dài tới 28 - 30cm, nặng 170gr. Ngoài ra, Goliath Birdeater được bao phủ bởi 1 lớp lông trông phát gớm, cùng cặp răng nanh dài tới 2cm. Lượng độc tố trong răng của Goliath Birdeater cũng là mối đe dọa "chết chóc" của không ít loài.


    Khi nhắm được mục tiêu, chúng sẽ giương 4 chiếc chân trước, dài ngoằng nhiều lông lên để đe dọa. Nếu không hiệu quả, chúng sẽ dùng vũ khí bí mật là gai nhỏ ở bụng để "cọ" vào đối thủ - những chiếc gai sẽ ghim vào da, mắt khiến đối phương đau đớn. Nhận thấy kẻ địch đang hoảng loạn vì bất ngờ, chúng sẽ dùng chân giữ chặt con mồi rồi cắn mạnh. Những chiếc răng nanh sẽ tiêm chất độc để vô hiệu hóa con mồi, đồng thời hóa lỏng thịt và cơ quan nội tạng của chúng.

    Nhện Goliath Birdeater (nhện ăn chim)
    Nhện Goliath Birdeater (nhện ăn chim)
  7. Nhện lạc đà là loài động vật nguy hiểm bậc nhất trên thế giới có vẻ ngoài cực kinh dị không lẫn vào đâu được. Nhện lạc đà là loài nhện độc nguy hiểm bậc nhất thế giới có vẻ ngoài cực kinh dị với rất nhiều lông lá và chiếc mồm gớm ghiếc. Phần đầu của chúng có cấu tạo khá giống với bọ cạp, cơ chế sử dụng hàm cũng tương tự mang lại lực cắn rất lớn và có tiết ra nọc độc.


    Có thể dễ dàng nhận ra loài nhện này với tư thế khiêu khích của chúng khi bị tấn công trông rất đặc trưng. Thậm chí còn có những con nhện có kích thước lên đến 15cm. Thực tế loài động vật này không thuộc họ nhà nhện, chúng nằm trong họ với bọ cạp và còn có tên gọi khác là bọ cạp gió. Chúng có hệ thống cơ hàm với cấu tạo giống hệt bọ cạp nhưng không có đuôi và có hình dáng giống với loài nhện.


    Nọc độc của nhện lạc đà khiến vùng da thịt xung quanh bị tổn thương dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng máu. Trong trường hợp vết thương không được chữa trị một cách triệt để có thể dẫn đến nhiễm trùng và phải cắt bỏ hoặc nặng hơn có thể gây tử vong.

    Nhện lạc đà
    Nhện lạc đà
  8. Nhện mạng phễu Úc hay nhện lưới phễu Úc là một phân họ nhện trong họ nhện lưới phễu Hexathelidae phân bố ở lục địa Úc. Phân họ này gồm 03 chi là Atrax, Hadronyche và Illawarra (chi đơn loài). Đây là một phân họ chứa các loài nhện độc, trong đó đáng chú ý là loài nhện mạng phễu Sydney (Atrax robustus). Các loài nhện mạng phễu có mặt rải rác khắp nước này. Nhện mạng phễu thích không gian ẩm ướt và khu vực tiếp xúc với đất.


    Vết cắn của nhện mạng phễu Úc có thể không đáng sợ như hình dung của nhiều người. Trong số tất cả loài nhện độc được biết đến hiện nay, loài độc nhất là những con nhện mạng phễu Úc. Vết cắn của chúng gây tử vong cho trẻ nhỏ trong vài phút hoặc vài tiếng và khiến một người trưởng thành chết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, sau khi thuốc chống nọc độc ra đời, chưa có ca tử vong nào được ghi nhận ở Úc. Dù vậy, trong số chúng vẫn có những loài nhện có khả năng khiến phổi người nổ tung. Chất độc atracotoxin có thể gây tử vong cho người trong vòng 15 phút. Trên thực tế atracotoxin vô hại đối với phần lớn động vật có vú, song lại phát huy tác dụng rất nhanh trên cơ thể động vật linh trưởng, bao gồm con người.


    Nếu một loài nhện ở Úc cắn người, chất độc của chúng sẽ nhanh chóng di chuyển khắp cơ thể rồi làm tăng huyết áp liên tục khiến hàng triệu túi khí trong phổi vỡ tan. Chất độc atracotoxin của nhện mạng hình phễu hoạt động theo cơ chế khác. Atracotoxin kích thích hệ thần kinh đến mức cơ thể không thể chịu nổi. Trong quá trình di chuyển khắp cơ thể, atracotoxin làm tăng huyết áp, khiến hàng triệu túi máu trong phổi nổ tung. Đó là hiện tượng khiến con người chết ngạt dù ở trên đất liền.

    Nhện mạng phễu
    sống trong vòng bán kính 160 km quanh thành phố Sydney. Mặc dù nhện mạng phễu Sidney không gây tử vong cho bất cứ ai từ khi chất kháng nọc độc được sử dụng vào năm 1981 nhưng loài vật này vẫn là "một biểu tượng của nỗi kinh hoàng và niềm đam mê cho những người thích sưu tầm nhện ở Sydney". Các sợi tơ nhện mạng phễu được sử dụng để làm các thiết bị quang học. Có thể bắt gặp loài vật này ở dưới các tảng đá và khúc gỗ trong rừng, bên trong các đống phân ủ hoặc trong lớp đất dưới nền nhà.

    Nhện mạng phễu Úc
    Nhện mạng phễu Úc
  9. Nhện cát sáu mắt cũng là một loài sống ẩn cư, ít có tiếp xúc với con người và nó cũng là một loài khá "thuần". Nọc độc của loài này gây ra hiện tượng hoại tử và hiện tượng đông máu cục bộ dẫn tới cái chết. Nhện cát sáu mắt được biết đến cùng với các thành viên khác của chi Hexophthalma, là một thành viên của gia đình Sicariidae, được tìm thấy ở sa mạc và những nơi cát khác ở miền nam châu Phi. Do tư thế dẹt và chân sau, đôi khi chúng còn được gọi là nhện cua sáu mắt. Tên loài vinh danh Carl Wilhelm Hahn.


    Tất cả các loài Hexophthalma tạo ra nọc độc có thể có tác dụng hoại tử (dermonecrotic), có khả năng gây ra vết thương nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là nếu vết thương bị nhiễm trùng hoặc nọc độc lan rộng trong cơ thể. Các tác động hoại tử được gây ra bởi một họ protein liên quan đến Sphingomyelinase D, hiện diện trong nọc độc của tất cả các loài nhện sicariid. Tuy nhiên, hầu hết các loài Hexophthalma, bao gồm H. hahnii chỉ được nghiên cứu trong ống nghiệm và tác dụng chi tiết của nọc độc của chúng ở người và các động vật có xương sống khác chưa được biết. Không có hồ sơ chứng minh về vết cắn ở miền nam châu Phi.

    Nhện cát sáu mắt
    Nhện cát sáu mắt
  10. Nhện sói là tên gọi chung của những loài nhện săn mồi trên đất liền. Chúng sống hầu hết trong mọi môi trường trên cạn, bao gồm đồng bằng, rừng núi, bình nguyên, sa mạc, đầm lầy, cao nguyên… Nhưng phổ biến nhất là môi trường đồng cỏ. Trên thế giới, có hơn 2.000 loài nhện sói được tìm thấy. Hầu hết các nhện sói có thân hình mảnh dẻ và chân dài, dày. Cơ thể của họ thấp xuống đất khi đi bộ hoặc chạy, dáng đi này giống như chúng đang rình rập con mồi. Nhện sói có cơ thể giống nhau, nhưng cơ thể khác nhau về kích thước giữa các loài, có loài tí hon dài chỉ từ 2 mm cho đến những loài khổng lồ dài gần 40 mm.

    Nhện sói
    thường có đôi mắt rất to, nhìn về phía trước, giữa hai đôi mắt to rộng, và một hàng bốn mắt nhỏ ở phía bên dưới. Chúng thường định vị con mồi bằng mắt, sau đó chọn thời cơ thích hợp để tấn công con mồi. Loài ăn tạp này sử dụng chân trước để khống chế con mồi, sau đó cắn và nghiền nát con mồi với hàm răng hàm sắc khỏe bén như lưỡi cưa cùng lượng độc tố trong nó khiến con mồi nhanh chóng bị tê liệt. Chiến lược săn mồi của nhện sói có lẽ là đa dạng nhất trong các nhóm nhện. Một số loài nhện sói đi lang thang cả ngày dưới nắng nóng mặt trời để tìm con mồi, trong khi số khác có xu hướng săn mồi vào ban đêm và ngủ ngày.

    Nhện sói
    Nhện sói




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy