Top 10 Loài chim lớn nhất thế giới có thể bạn chưa biết
Các sinh vật trên thế giới vừa đa dạng lại phong phú mà cho dù ta có dành cả cuộc đời để tìm hiểu cũng không thể hết cho được. Hôm nay Toplist sẽ giới thiệu ... xem thêm...cho các bạn những loài chim lớn nhất thế giới qua bài viết dưới đây bạn nhé.
-
Chim hải âu
Một trong những loài chim lớn nhất phải kể đến chim Hải Âu, chúng thường cư trú ở Nam Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Chúng được coi là loài có độ sải cánh lớn nhất trong tất cả loại chim. Chim Hải Âu có 24 loại khác nhau,đặc biệt phải kể đến loài Wandering - Loài hải âu này có chiều dài thân lên đến 1.35m, nặng từ 5.9 cho đến 12.7kg. Sải cánh lớn nhất của loài chim này từng được xác nhận là tầm khoảng 3.7m. Bắt nguồn tên gọi "Hải âu lang thang" bởi vì do đặc điểm sinh lý, loài hải âu này lang thang suốt trong những chuyến bay và nó dành phần lớn cuộc đời để bay. Loài chim này lặng lẽ bay một ngàn km trên mặt nước. Do đó, ngôi nhà của chúng không phải đất liền, mà là đại dương và biển. Môi trường sống của 'những chú chim du lịch' này là vùng nước liền kề Nam Cực băng giá và bờ biển phía nam châu Phi, Úc và Mỹ. Một số có thể được tìm thấy ở bán cầu Bắc của hành tinh, nhưng cực kỳ hiếm.
Loài chim này trong quá trình giao phối thì chúng chỉ sinh được duy nhất một quả trứng. Những chú chim Hải Âu nhỏ chỉ cần một tháng là có thể bay được xa. Loài hải âu lưng trắng cũng bay tốt và bơi tốt, nhưng nó không lặn. Toàn bộ cuộc sống của các loài chim diễn ra trên mặt nước và trên không, chỉ trong mùa sinh sản, chúng buộc phải ở lại trong khu vực làm tổ. Trong suốt chuyến bay, đôi cánh tạo thành một đường thẳng với cơ thể, hai chân được nối với nhau và duỗi thẳng về phía sau. Hải Âu, được gọi là một con chim lớn và mạnh mẽ. Một sự thật thú vị là từ mặt đất, ngay cả khi chạy lên, một con hải âu không thể cất cánh. Để làm điều này, anh ta phải tìm một ngọn đồi, một loại đá nào đó, và từ đó, lao xuống, đi thẳng vào chuyến bay. Nhưng từ mặt nước nó có thể cất cánh mà không gặp vấn đề gì. Những nơi đảo xa xôi chính là địa điểm lí tưởng dành cho chúng sinh sống vào thời kì sinh sản.
-
Thiên nga Mute
Thiên nga là loài chim nước lớn nhất và đẹp nhất. Thiên nga trắng hay Mute swan là một trong bảy loài thiên nga trên toàn thế giới. Chúng được đặt tên là mute swan do sự im lặng và chỉ rít lên khi bị đe doạ. Thiên nga cái trưởng thành nặng chừng 9kg trong khi con đực nặng chừng 11kg tới 15kg. Thiên nga trắng bắt đầu sinh sản khi được ba tuổi. Từ giữa tháng 3 tới tháng 5, thiên nga trắng xây dựng một chiếc tổ lớn để chim cái đẻ chừng ba - bảy quả trứng. Trứng được đẻ cách nhau hai ngày, với thời kỳ ấp kéo dài 35 ngày. Trong mùa sinh sản, thiên nga đực bảo vệ lãnh thổ rất chặt chẽ và hung hãn với mọi kẻ xâm nhập, thậm chí là giao chiến tới chết. Chúng thường đe doạ những người dám tới gần tổ đồng thời phát ra tiếng rít cảnh cáo. Mặc dù có thể sử dụng cánh để giáng cho đối phương một đòn đau đớn song chúng không cắn. Khi nở, thiên nga con có màu xám và đầy lông tơ. Tuy nhiên, nó nhanh chóng được thay thế bằng lông vũ màu nâu.
Đây là loài chim được tìm thấy chủ yếu ở châu Âu. Mỗi con thiên nga có thể dài 1,5 mét và độ sải cánh của chúng lên tới 2,4 mét. Loài chim này trông thật duyên dáng với chiếc cổ hình chữ S. Với bản tính thông minh, bản năng là một loài khá hiếu chiến, thiên Nga Mute được rất nhiều người yêu quý. Cá nhỏ, côn trùng và các loài sinh vật khác thuộc thảm thực vật được tìm thấy trong các vùng nước là thức ăn chính của loài chim này. Tại Anh, thiên nga trắng được coi là một loài chim thuần hoá cho tới thế kỷ XX sau khi được các vị vua trị vì vào thế kỷ XII nuôi lần đầu tiên. Những vị vua này làm cho chúng trở thành trung tâm của các buổi yến tiệc xa hoa. Theo các cuộc khảo sát chim, số lượng thiên nga tại Anh đã tăng 250% kể từ những năm 1960. Nhà sinh học Allan Frake thuộc Cơ quan Môi trường Anh cho biết việc mỗi thiên nga trắng có thể ăn tới 2kg mao lương nước mỗi ngày có thể gây nguy hại cho một trong những loài thú có vú hiếm nhất ở vương quốc này như chuột nước...
-
Bồ nông Dalmatian
Chim bồ nông là loài chim có thân hình to lớn thuộc Bộ: Pelecaniformes. Có tám loài bồ nông còn tồn tại, và tất cả chúng đều thuộc Chi: Pelecanus. Tuy nhiên, chi này rất đa dạng, vì các bằng chứng hóa thạch cho thấy có hơn 10 loài Pelecanus. Pelicans có một cái túi đặc trưng gắn với phần dưới của chúng. Loài bồ nông nhỏ nhất (Brown pelican) có sải cánh dài 1,8 mét, trong khi loài lớn nhất (Dalmatian pelican) có sải cánh dài tới 3 mét. Bồ nông Dalmatian là một thành viên khổng lồ của họ Bồ nông. Nó sinh sản từ đông nam châu Âu đến Ấn Độ và Trung Quốc trong các đầm lầy và các hồ cạn. Tổ được làm trên một đống thô của thảm thực vật. Dalmatian là loài chim lớn nhất trong các loài bồ nông và một số loài chim còn sống lớn nhất. Nó dài 160 đến 183 cm, nặng 9–15 kg và sải cánh dài 290–351 cm.
Với một trọng lượng trung bình khoảng 11,5 kg, nó là loài chim bay nặng nhất trên thế giới tính trung bình dù ô tác trống và thiên nga có thể vượt quá bồ nông về trọng lượng tối đa. Loài chim này thường ăn cá, đôi khi ăn cả những loài giáp xác hay một số loài chim nhỏ. Chúng luôn khoác trên mình bộ lông màu trắng xám quen thuộc với chiếc mỏ dài và túi hầu đỏ vàng rất đặc trưng. Mùa sinh sản của Bồ nông Dalmatian bắt đầu từ cuối tháng 3 hoặc tháng 4. Do xuất hiện ngày càng nhiều mối đe dọa như ao, hồ, đầm lầy khô cạn, tình trạng săn bắn bừa bãi, ô nhiễm nguồn nước cùng các tác nhân khí hậu… nên loài chim ưa lối sống bầy đàn này ngày càng bị thu hẹp về số lượng quần thể và đã sớm bị liệt vào danh sách loài dễ bị tổn thương (VU) trong Sách Đỏ IUCN.
-
Thần ưng Andes
Thần ưng Andes hay Kền kền khoang cổ là một loài chim thuộc Họ Kền kền Tân thế giới. Loài này phân bố ở Nam Mỹ trong dãy Andes, bao gồm các dãy núi Santa Marta. Ở phía Bắc, phạm vi của nó bắt đầu ở Venezuela và Colombia, nơi mà nó là vô cùng hiếm hoi, sau đó tiếp tục về phía nam dọc theo dãy núi Andes ở Ecuador, Peru, và Chile, thông qua Bolivia và phía tây Argentina Tierra del Fuego. Chúng được xếp vào danh sách những loài chim lớn nhất thế giới, có cân nặng tới 15 kg và cao đến 1,2 mét với chiều dọc theo sải cánh khổng lồ là 3 mét giúp cho chúng có khả năng bay rất tốt. Môi trường sống của nó chủ yếu bao gồm đồng cỏ mở và núi cao các khu vực lên đến 5.000 m (16.000 foot) trên mực nước biển. Nó thích các khu vực tương đối mở, không có rừng mà cho phép nó phát hiện ra xác chết động vật từ không khí, chẳng hạn như Páramo hoặc đá, khu vực miền núi nói chung.
Chúng thường tìm kiếm xác chết của động vật hoang dã và trong nước giống như những loại kền kền khác để làm thức ăn. Thần ưng Andes có tuổi thọ chừng 75 năm và tốc độ sinh sản thì chậm chạp, chính vì vậy, loài chim này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhóm các nhà khoa học đã gắn thiết bị ghi âm mà họ gọi là "nhật ký hằng ngày" lên 8 con thần ưng Andes đang sinh sống ở khu vực Patagonia (vùng núi giữa Chile và Argentina) để theo dõi hoạt động cánh của chúng trong tổng cộng 250 giờ bay. Đáng chú ý là những con chim chỉ dành khoảng 1% thời gian này vỗ cánh, phần lớn trong lúc cất cánh. Một con chim thậm chí đã bay hơn 5 tiếng, qua đoạn đường dài 160 km mà không cần vỗ cánh. -
Chim Ô tác Kori
Ô tác Kori (danh pháp khoa học: Ardeotis kori) là một loài chim trong họ Ô tác. Ô tác Kori được tìm thấy trên khắp miền nam châu Phi, ngoại trừ trong các khu vực có mật độ cây cối rậm rạp. Chúng phổ biến trong Botswana, Namibia, miền nam Angola, tại các địa phương trong Zimbabwe, it ở phía tây nam Zambia, miền nam Mozambique và đông Nam Phi. Một quần thể gián đoạn về địa lý ở sa mạc và thảo nguyên Tây Bắc châu Phi. Ở đây, phạm vi loài từ cực nam Sudan, phía bắc Somalia, Ethiopia qua khắp Kenya (trừ khu vực ven biển), Tanzania và Uganda. Chim trống dài 120 đến 150 cm, cao 71–120 cm và có sải cánh dài khoảng 230 đến 275 cm. Tính trung bình, chim trống nặng khoảng 10,9–16 kg, trung bình 13,5 kg, nhưng có con đặc biệt có thể nặng tới 20 kg.
Chim mái cân nặng trung bình 4,8 đến 6,1 kg, chiều dài chim mái từ 80 đến 120 cm và thường cao dưới 60 cm và có sải cánh dài ít hơn 220 cm. Kích thước cơ thể nói chung là lớn hơn ở quần thể miền nam châu Phi và khối lượng cơ thể có thể khác nhau dựa trên các điều kiện mưa. Chim ô tác Kori là một trong những loài chim có cân nặng 'khủng' nhất thế giới. Mặc dù sở hữu thân hình 'đô vật' như vậy nhưng loài chim này vẫn có thể bay vù vù trên không trung một cách linh hoạt. Chim ô tác Kori là loài ăn tạp. Chúng ăn đủ thứ, từ cỏ, quả mọng, hạt, rễ củ và hoa cho đến côn trùng như châu chấu, bọ cánh cứng và sâu bướm. Loài chim này được xếp ở vị trí thứ 5 trong danh sách những loài chim lớn nhất thế giới.
-
Đà điểu Nam Mỹ
Đà điểu Nam Mỹ hay đà điểu châu Mỹ (danh pháp khoa học: Rhea) là chi đà điểu Nam Mỹ duy nhất trong họ cùng tên gồm 2 loài chim sống ở Nam Mỹ. Đà điểu châu Mỹ có kích thước cơ thể nhỏ hơn đà điểu châu Phi nhưng lớn hơn đà điểu Emu. Thức ăn chủ yếu là các loài thực vật và sâu bọ. Chúng sống ở các trảng cỏ Argentina, Brasil, Bolivia. Loài chim này được coi là một trong những loài chim lớn nhất trong khu vực. Mỗi con đà điểu có thể nặng từ 35 - 40 kg, chúng có đôi cánh giúp cân bằng cơ thể. Đà điểu Nam Mỹ là các loài chim lớn không biết bay với bộ lông xám-nâu, các chân dài và cổ cũng dài, trông tương tự như đà điểu châu Phi. Chúng có thể cao tới 1,7 m và cân nặng tới 40 kg. Cánh của chúng là lớn đối với chim không biết bay và xòe rộng ra khi chạy, có vai trò giống như cánh buồm. Không giống như phần lớn các loài chim khác, đà điểu Nam Mỹ chỉ có 3 ngón chân. Xương cổ chân của chúng có các tấm nằm ngang ở phía trước nó.
Vào tháng 3 năm 1837, nhà điểu học (nghiên cứu về chim) John Gould tuyên bố rằng loài đà điểu Nam Mỹ (rhea) của Darwin là một loài riêng biệt với các loài đà điểu Nam Mỹ đã được mô tả trước đây và những con chim nhại ở quần đảo Galápagos thực chất đại diện cho ba loài riêng rẽ, mỗi loài đặc trưng cho một hòn đảo và thêm nữa, một vài loài chim khác nhau ở đây lại đều được phân loại là chim sẻ. Với việc dần dần đưa loài chim đà điểu bản địa này vào môi trường tự nhiên, các nhà bảo tồn hy vọng rằng có thể duy trì được sự sinh tồn của loài vật này. Chim đà điểu Nam Mỹ là một phần thiết yếu của hệ sinh thái ở Patagonia. Chúng thường ăn cây cỏ và điều này đã giúp nhân giống cây trồng và phân bổ hạt giống khắp vùng. Loài chim "chạy bộ" này có đôi chân to, chắc khỏe và mạnh mẽ để chống lại sự tấn công của kẻ thù. Không chỉ vậy, những con đà điểu cái thường đẻ 50 quả trứng cho một lần ấp, trứng của chúng lại còn to nữa chứ!
-
Chim cánh cụt hoàng đế
Chim cánh cụt hoàng đế (tên khoa học Aptenodytes forsteri) là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt sống và đặc hữu ở Châu Nam Cực. Con trống và con mái có bộ lông và kích thước tương tự nhau, chiều cao đạt tới 122 cm và cân nặng từ 22 đến 45 kg. Đầu và lưng chúng màu đen, bụng và chân màu trắng, ngực màu vàng nhạt và tai màu vàng tươi. Cơ thể thuôn dài. Chim cánh cụt không biết bay, có đôi cánh nhỏ và dẹt cùng chân chèo thích nghi với môi trường nước. Thức ăn thường ngày của chim cánh cụt hoàng đế là cá, nhưng đôi khi chúng cũng ăn động vật giáp xác, các loài nhuyễn thể, động vật thân mềm và mực. Trong khi săn, loài này có thể lặn xuống dưới nước trên 18 phút và lặn sâu tới 535 m. Chúng có một số đặc điểm giúp thích nghi với điều kiện này, bao gồm một hemoglobin có cấu trúc bất thường cho phép nó hoạt động ở nơi có nồng độ oxy thấp, xương rắn để giảm chấn thương áp suất, và khả năng giảm sự trao đổi chất ở cơ thể nó và tắt các chức năng cơ quan không cần thiết.
Chim cánh cụt hoàng đế nổi tiếng với những chuỗi hành trình của các con lớn mỗi năm để giao phối với nhau và nuôi con cái. Các loài cánh cụt chỉ sinh sản duy nhất vào mùa đông ở Châu Nam Cực, chúng phải đi quãng đường dài khoảng từ 50–120 km (31–75 dặm) trên băng để tới khu vực sinh sản, nơi có hàng ngàn cá thể. Những con mái sẽ đẻ ra một quả trứng duy nhất, sau đó con trống sẽ lo việc ấp trứng, còn con mái ra biển kiếm mồi. Sau đó, con trống và con mái thay nhau tìm kiếm thức ăn ngoài biển và chăm sóc cho cánh cụt con ở nơi sinh sản. Tuổi thọ của chim cánh cụt hoàng đế là 20 năm, mặc dù có một số con có thể sống tới 50 tuổi. Giống như tất cả các loài chim cánh cụt khác, chim cánh cụt hoàng đế có một cơ thể phù hợp cho việc bơi: đôi cánh dẹt, chân chèo phẳng. Lưỡi được trang bị phía sau lông tơ để ngăn chặn con mồi thoát ra ngoài khi bị bắt. Con lớn có lông màu đen phía sau, trên đầu, cằm, cổ, lưng, phần lưng của chân chèo, và đuôi. Những phần dưới của cánh và bụng có màu trắng, màu vàng nhạt trên ngực, còn tai màu vàng tươi... -
Đà điểu Châu Úc
Lại có thêm một loài chim không bay được có nguồn gốc từ Úc lọt vào danh sách này. Tên của chúng là Emu, là một loài chim thuộc họ Đà điểu châu Úc của bộ Casuariiformes. Chúng là loài chim lớn thứ hai còn sinh tồn về mặt chiều cao, sau họ hàng của nó, đà điểu châu Phi. Đây là loài đặc hữu của Úc, nơi nó là loài chim bản địa lớn nhất và là thành viên duy nhất còn sinh tồn của chi Dromaius. Phạm vi phân bố của chúng bao phủ hầu hết lục địa Úc, nhưng các phân loài trên Tasmania, Đảo Kangaroo và Đảo King đã bị tuyệt chủng sau khi người Châu Âu định cư ở Úc vào năm 1788. Loài chim này đủ phổ biến để được đánh giá là loài ít quan tâm bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Đà điểu Emu là loài chim có đầu và cổ có lông mềm, màu nâu, không bay với cổ và chân dài, chân có ba ngón, và có thể cao tới 1,9 m. Emu có thể di chuyển một quãng đường rất xa và khi cần thiết có thể chạy nước rút với tốc độ 50 km/h; chúng ăn nhiều loại thực vật và côn trùng, nhưng đã được biết là có thể nhịn ăn trong nhiều tuần. Chúng uống nước không thường xuyên, nhưng uống rất nhiều nước khi có cơ hội. Trọng lượng cơ thể trung bình khoảng từ 40 kg đến 50 kg.
Việc sinh sản diễn ra vào tháng 5 và tháng 6, và việc tranh giành bạn tình giữa các con cái hay thường diễn ra. Con cái có thể giao phối nhiều lần và đẻ nhiều ổ trứng trong một mùa. Con đực thực hiện việc ấp trứng; trong suốt quá trình này, nó hầu như không ăn hay uống và giảm một lượng trọng lượng cơ thể đáng kể. Trứng nở sau khoảng tám tuần và con non được nuôi dưỡng bởi cha của chúng. Chúng đạt kích thước tối đa sau khoảng sáu tháng, nhưng vẫn có thể tồn tại như một gia đình cho đến mùa sinh sản tiếp theo. Emu là một biểu tượng văn hóa đại chúng quan trọng của Úc, xuất hiện trên quốc huy và các loại tiền xu. Loài chim này nổi bật trong thần thoại bản địa Úc. Loại đà điểu Châu Úc này có đôi chân rắn chắc, giúp chúng có thể chạy được với tốc độ 50 km/h - ngang với vận tốc của một chiếc xe đạp điện rồi nhé. Cũng giống như những loài đà điểu khác, chúng ăn hoa quả, thằn lằn, côn trùng. Mùa đông thường là mùa đẻ trứng của đà điểu Châu Úc. Trứng của chúng thường nặng lên đến 0,45 kg và có màu xanh lá cây đậm... -
Đà điểu đầu mào phương Nam
Đà điểu đầu mào phương nam hay Đà điểu đầu mào hai yếm (Casuarius casuarius) là một loài đà điểu đầu mào trong họ Đà điểu châu Úc. Đà điểu đầu mào phương nam được tìm thấy tại miền nam New Guinea, đông bắc Australia và quần đảo Aru, chủ yếu tại các khu vực đồng bằng. Khi trưởng thành, chim đà điểu đầu mào phương nam cao khoảng từ 1,5-1,8m, con cái có thể cao tới 2m, nặng 58,5kg. Chúng có cánh nhưng không thể bay, chỉ có thể chạy. Khi chạy, chúng giơ 2 cánh lên và vỗ vỗ để giữ thăng bằng. Chúng chạy ngắn nhưng nhảy tốt và bơi rất cừ. Cổ trụi lông, lộ ra những yếm thịt màu đỏ và lam. Trên đầu có một cái mào lớn chính là đặc điểm nhận dạng của các loài đà điểu này, đây cũng là phương pháp gây sự chú ý cho bạn tình khi đến mùa giao phối. Năm 2007 đà điểu đầu mào được ghi vào sách kỷ lục Guiness với danh hiệu là ''loài chim nguy hiểm nhất thế giới.''
Thích sống độc lập nhưng đến mùa sinh sản chúng tập trung lại thành đàn. Sau khi giao phối con cái đẻ trứng bỏ đi, con đực ấp trứng từ 50 đến 52 ngày. Trên ngón út của đà điểu đầu mào có một chiếc móng dài và sắc nhọn. Khi gặp nguy hiểm chúng thường nổi nóng và dùng móng tấn công kẻ thù. Ngay cả trong đàn cũng thường xuyên xảy ra tranh chấp. Đà điểu đầu mào hay phá hủy nông trại, hoa màu có thể làm con người bị thương, thậm chí chỉ cần một nhát đâm là có thể khiến chó, ngựa... tử vong. Những chiếc mỏ dài của chúng nhìn thôi mà thấy sợ rồi. Bàn chân của chúng có những móng vuốt cực nhọn. Móng của ngón chân giữa có thể dài tới 125mm. Những móng vuốt này cực kỳ đáng sợ khi chúng dùng chân để đá người và vật. Chúng có thể "phi" với vận tốc 30 dặm/ giờ. Chúng chủ yếu ăn cỏ, nấm, côn trùng và thường có tới 8 - 10 quả trứng lớn tối màu. Được cưỡi trên lưng chúng để dạo chơi thì chắc thú vị lắm nhỉ? So với nhiều loài chim khác, đà điểu đầu mào phương Nam sở hữu ngoại hình rất đáng ngưỡng mộ nhưng lại là loài nguy hiểm, cần đề phòng.
-
Đà điểu Châu Phi
Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "chim lạc đà". Trong tên khoa học của nó phần thứ hai - camelus mang ý nghĩa liên tưởng tới môi trường sống khắc nghiệt trong tự nhiên của chúng. Đà điểu châu Phi (danh pháp khoa học: Struthio camelus) là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sinh tồn duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg (200 đến 290 pound). Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg (340 pao). Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi. Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con.
Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống. Ở độ tuổi trưởng thành (2 - 4 năm), đà điểu trống cao 1,8 - 2,7 m, đà điểu mái 1,7-2 m. Trong năm đầu tiên, đà điểu con tăng cao 25 cm mỗi tháng. Một năm tuổi đà điểu đạt trọng lượng 45 kg. Đà điểu châu Phi sống theo từng nhóm 5 – 50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. Chúng có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm. Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa.
Nguyễn Hoàng Chương 2019-05-23 13:06:11
bài viết được chọn làm video của toplist.vn cảm ơn tác giả