Top 10 Nghề nguy hiểm nhất trên thế giới có thể bạn chưa biết

Bùi Văn Thượng 6312 0 Báo lỗi

Trong tình trạng thất nghiệp tràn lan trên thế giới hiện nay, không ít người chấp nhận làm những công việc nguy hiểm để mưu sinh cho cuộc sống bản thân và gia ... xem thêm...

  1. Ngành nghề này xuất phát từ các nước phát triển hàng đầu trên thế giới, ở đó họ có rất nhiều những tòa nhà cao chọc trời, hàng năm cần phải bảo trì bảo dưỡng vệ sinh làm mới... Vì vậy, họ rất cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp nhưng lắp đặt máy móc thì rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Chính vì điều đó họ đã chọn phương án đu dây giống như những người leo núi để tiến hành thi công một cách linh động phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí thấp... Nghề đu dây lau chùi vệ sinh kính nhà cao tầng cũng bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam sau những năm 2000, khi các tòa nhà bắt đầu mọc nhiều, khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam... Số lượng người lao động tham gia vào nghề lau kính nhà cao tầng cũng ngày một tăng lên do mức lương tương đối cao hơn so với những ngành nghề khác. Đây là một công việc đặc biệt nguy hiểm mà không phải ai cũng có đủ gan dạ để làm nó. Trước hết bạn phải là một người thực sự bình tĩnh và cẩn thận từng chút một. Bởi nếu bạn sảy chân một chút là có thể mất mạng ngay tức khắc.


    Lỉnh kỉnh mang theo rất nhiều vật dụng bên mình, như dụng cụ lau kính, nước, dung dịch rửa kính, thiết bị giữ thăng bằng, giày đế cao su có độ bám dính cao, nước uống... những thợ lau kính sau khi kiểm tra các dây buộc an toàn, dây cứu sinh thì bắt đầu từ từ thả mình xuống từ đỉnh tòa nhà. Công việc của họ không chỉ đơn giản là làm sạch bụi bẩn mà còn phải giữ mọi thứ an toàn bên mình, ngay cả những dụng cụ tác nghiệp phải không cho rơi rớt để không xảy ra tai nạn cho chính bản thân họ lẫn người bên dưới. Những người làm nghề này phải leo lên các tòa nhà cao tầng cách xa mặt đất đến hàng kilomet chỉ để lau bụi ở cửa kính. Trên thế giới những người làm nghề này được trả lương rất cao, nhưng ở Việt Nam lương cho công việc nguy hiểm này chỉ được trả từ 6 đến 7 triệu/ tháng.

    Thợ lau kính phải leo lên rất cao để lau kính
    Thợ lau kính phải leo lên rất cao để lau kính
    Nghề lau kính nhà cao tầng
    Nghề lau kính nhà cao tầng

  2. Như các bạn biết, cá sấu là một loài rất hung tợn và hoang dã. Vậy mà có những người đủ gan dạ và khả năng để đối mặt với chúng, thậm chí là hạ gục chúng chỉ với tay không. Đó là công việc đấu vật với cá sấu để mua vui cho người xem ở những sở thú. Đây là công việc thường ngày của những nhân viên tại một sở thú của Thái Lan. Hàng ngày họ sẽ phải đấu vật với những chú cá sấu to lớn và hung dữ được nuôi thả tự nhiên để mua vui cho người xem. Một trong những hành động nguy hiểm của công việc này là đưa đầu của mình vào miệng của một chú cá sấu đang há to miệng. Chỉ cần một chút lơ là và không cẩn thận, rất có thể họ sẽ phải “làm mồi” của cá sấu trong chốc lát.


    Nhiếp ảnh gia Bronek Kaminski, người đã chứng kiến cảnh tượng này cho hay: “Những con cá sấu thật linh hoạt nhưng không phải lúc nào chúng cũng lim dim ngủ. Chúng nhai cắn gậy tre và người biểu diễn bành miệng ra chui đầu vào đó. Họ giữ tư thế đó một lúc lâu. Người biểu diễn còn đút tay vào sâu bên trong. Màn biểu diễn quả là thót tim”. Giá xem mỗi show khoảng 15 USD và được nhiều du khách đánh giá là "vô cùng đáng sợ nhưng cuốn hút". Thế nhưng, trên thực tế không ai có thể nói rõ nghề này kiếm được bao nhiêu. Nhưng con số khả dĩ nhất có thể là 8 USD/ giờ. Tuy nhiên, điều này không thể thay đổi một thực tế là bạn thực sự đang "làm việc" với một con cá sấu - loài động vật dễ dàng khiến bạn đầu lìa khỏi xác. Thử tưởng tượng, nếu như con cá sấu kia không hề thân thiện và chỉ trong chốc lát đấu sĩ sẽ phải làm mồi cho con cá sấu. Điều này thực sự rất ám ảnh đối với những người yếu tim.

    Đấu sĩ mạo hiểm đưa đầu vào miệng cá sấu
    Đấu sĩ mạo hiểm đưa đầu vào miệng cá sấu
    Nghề đấu vật cá sấu
    Nghề đấu vật cá sấu
  3. Đấu vật với những chú bò tót là một công việc nguy hiểm nhưng lại cũng rất có thu nhập, đặc biệt là ở đất nước Tây Ban Nha. Con bò tót Tây Ban Nha được dùng trong các trận đấu bò cực kỳ hung dữ, chuyên nuôi để phục vụ đấu bò. Con bò đã đấu một lần thì sẽ không được dùng tới bởi bò ra trận lần thứ hai thì không còn hung dữ như lần đầu nữa. Giống bò Toro Bravo là giống bò cổ chỉ dùng để thi đấu, có dáng hình lực lưỡng, nặng từ 400 đến 600 kg. Những con dùng cho các trận đấu được nuôi dưỡng không dưới bốn năm và rất hung dữ, có thể giết chết các đấu sĩ nếu họ sơ sẩy. Để luyện tính hung dữ cho bò đấu, chủ các trang trại nuôi bò Toro Bravo không bao giờ cho phép người lạ xuất hiện. Thời xa xưa, tổ tiên của người Tây Ban Nha sử dụng giống bò này trong các trận chiến với kẻ thù.

    Các con bò đấu Tây Ban Nha được đặc trưng bởi hành vi hung hăng của nó. Đặc biệt là khi nó đơn độc hoặc ở trong tình thế không thể chạy trốn thì nó sẽ càng trở nên hung dữ hơn. Phần nhiều những con bò đấu có bộ lông có màu nâu đen hoặc tối và bóng lưỡng, nhưng nếu có những màu sắc khác hay màu loang lổ là chuyện bình thường không ảnh hưởng nhiều lắm đến giống này và không bị xem là lỗi mặc dù nó không được ưa chuộng hay đặc trưng bằng những con bò màu đen tuyền. Bên cạnh đó hệ thống cơ bắp phát triển và cái sừng nhọn hoắt chĩa về phía trước cũng là đặc điểm nổi bật của giống bò này. Đằng sau các trận chiến oanh liệt với loài bò tót hung hăng là những mức lương cao ngất ngưởng hoặc cũng có thể là thất bại ê chề, thậm chí là cái chết đau thương. Đấu sĩ sẽ phải một mình đối mặt với sự điên cuồng của chú bò tót, hứng chịu những cú húc bằng chiếc sừng nhọn hoắt vào người. Mặc dù nguy hiểm là vậy nhưng không ít người vẫn không thể tránh khỏi sự cám dỗ của nó.

    Đấu sĩ gan dạ đương đầu với bò tót
    Đấu sĩ gan dạ đương đầu với bò tót
    Nghề đấu bò tót
    Nghề đấu bò tót
  4. Chỉ mới nghe tên thôi chắc hẳn đã khiến không ít người phải rợn tóc gáy. Bởi nghề này thực sự nguy hiểm, thậm chí chết người nếu chẳng may lỡ tay khiến cho quả bom phát nổ. Điều đặc biệt là nghề này chỉ có riêng ở Việt Nam. Thôn Tân Hiệp (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ) vẫn được người dân tỉnh Quảng Trị gọi là "làng cưa bom" bởi một thời gần 90% dân số kéo nhau lên rừng đào tìm phế liệu chiến tranh.

    Một thời, nhà nhà, người người đều lên rừng rà phế liệu, tìm kiếm mảnh bom, vỏ đạn còn sót lại để bán lấy tiền kiếm cơm qua ngày. Ruộng đất ít, người lớn thì không có nghề, trẻ em thì bỏ học sớm nên ngay cả những đứa trẻ 9 - 10 tuổi cũng đi rà phế liệu vì miếng ăn. Hình ảnh hàng chục thanh niên ngồi bên vệ cỏ chờ bốc hàng đã trở nên quen thuộc. Những quả bom với đủ kích cỡ khác nhau đã được chuyền tay và hạ thổ, chất thành đống cao như ụ rơm. Khắp nơi chỉ toàn những tiếng cưa, đục chan chát, tiếng loảng xoảng của kim loại khiến những người mới tới đây đều không chịu được vì đinh tai nhức óc. Tuy nhiên, điều đó không hề khiến những người cắt bom cảm thấy tự hào vì họ đang đánh đổi cả mạng sống của mình từng giây từng phút để lo cho cuộc sống mưu sinh, miếng cơm manh áo của mình và người thân. Bất hợp lý hơn nữa là nghề nghiệp nguy hiểm như vậy nhưng họ chỉ kiếm được 100.000 VNĐ/ ngày.

    Người thợ đang đánh đổi mạng sống để cắt bom
    Người thợ đang đánh đổi mạng sống để cắt bom
    Nghề cắt bom
    Nghề cắt bom
  5. Đây là một nghề mà ở bất cứ đâu trên thế giới đều nhận được sự tôn trọng của mọi người. Bởi người lính cứu hỏa đã liều thân mình trước ngọn lửa để cứu lấy sinh mạng của biết bao người khác. Do đặc thù của công việc, có nhiều yếu tố gây căng thẳng nghề nghiệp ở người lính cứu hỏa. Họ luôn phải “trực chiến” 24/24 và cả 7 ngày trong tuần, 12 tháng trong năm. Nghề này đòi hỏi phải có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần thép và có thái độ hợp tác bởi lính cứu hoả phải luôn làm việc theo đội. Nhiệm vụ chính của lính cứu hỏa là đối phó với các cuộc gọi khẩn cấp, đánh giá tình huống nguy hiểm và phản ứng một cách thích hợp. Lính cứu hỏa thường xuất hiện đầu tiên để hỗ trợ thiên tai, tai nạn công nghiệp, tai nạn xe hơi và trường hợp khẩn cấp khác. Xử lý những đám cháy, tìm phương án cứu người bị nạn là nhiệm vụ đồng thời đó là thử thách liên quan trực tiếp tới tính mạng của những người lính cứu hỏa. Việc lao vào đám cháy là họ sẵn sàng đối diện với hiểm nguy. Không kể nguy hiểm từ lửa, áp lực khói, những khí độc trong đám cháy thậm chí những ngôi nhà xi măng, cốt thép có thể đổ sập bất cứ khi nào. Bên cạnh những nguy hiểm trực tiếp từ đám cháy thì ảnh hưởng về sau này đối với những người làm nghề cứu hỏa cũng đáng lo ngại.


    Một số căn bệnh mà lính cứu hỏa có thể mắc phải như: Hẹp động mạch, ung thư, những bệnh về đường hô hấp, viêm da… Sự phơi nhiễm với những chất độc hại, căng thẳng nghề nghiệp và tính chất công việc dẫn đến chế độ ăn uống nghỉ ngơi không phù hợp có thể là những yếu tố tác động làm tăng tỉ lệ hẹp động mạch ở những người lính cứu hỏa. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư của nhân viên cứu hỏa cao hơn hẳn những người làm các công việc khác. Một nghiên cứu của Viện Quốc gia về Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ (the National Institute for Occupational Safety and Health - NIOSH) đã khẳng định mối liên quan giữa công việc chữa cháy và bệnh ung thư. Tuy nhiên, đôi lúc chính họ lại là người phải hi sinh. Theo thống kê, mỗi năm có hàng trăm lính cứu hỏa phải bỏ mạng khi đang làm nhiệm vụ mà nguyên nhân chủ yếu là ngạt khí thở và cháy nổ. Họ đã được nhà nước vinh danh và tưởng nhớ mãi mãi.

    Những người lính đang nỗ lực dập đám cháy
    Những người lính đang nỗ lực dập đám cháy
    Nghề cứu hỏa
    Nghề cứu hỏa
  6. Nhân viên trong lĩnh vực này sửa chữa đường ống, tàu bè, đập nước phải đối mặt với một loạt các nguy hiểm, bao gồm: Các vụ nổ và nguy hiểm do chênh lệch áp suất. Nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy các thợ hàn dưới nước chết với mức độ cao gấp 40 lần so với mức độ tử vong trung bình ở Mỹ. Họ phải đối mặt với hàng loạt nguy hiểm trong công việc mỗi ngày, bao gồm cả nguy cơ sốc, nổ, bệnh tật. Trong số 200 thợ hàn có khoảng 30 người chết mỗi năm.


    So với những người thợ hàn trên mặt đất thì người làm nghề thợ hàn dưới nước phải đối mặt với những nguy hiểm bất ngờ không thể nào lường trước được. Những người thợ hàn luôn phải tiếp xúc với rất nhiều khí độc từ những những thanh kim loại (khí thũng, khí berili..) gây viêm phổi cấp tính. Rất nhiều người bị mắc bệnh đục nhân mắt do tia sáng khi hàn và còn bị giật điện nữa. Theo thống kê mỗi năm có tới 200 người làm nghề thợ hàn dưới nước phải chết bởi nguyên nhân trên.

    Người thợ hàn đang làm công việc nguy hiểm của mình
    Người thợ hàn đang làm công việc nguy hiểm của mình
    Thợ hàn dưới nước
    Thợ hàn dưới nước
  7. Những nước có ngành công nghiệp gỗ phát triển, tiêu biểu như Mỹ thường rất cần nhiều người thợ khai thác gỗ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đây được đánh giá là một nghề nghiệp nguy hiểm vì người thợ khai thác gỗ có nguy cơ tử vong cao gấp 30 lần so với người làm nghề khác. Nghề khai thác gỗ là nghề nguy hiểm nhất theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, với tỷ lệ tử vong cao. Công việc chủ yếu là đo đạc, sử dụng máy móc để đốn cây, vận hành máy để sắp xếp và vận chuyển cây từ trong rừng ra nhà máy…

    Dù có sự can thiệp của máy móc nhưng công nhân khai thác gỗ vẫn phải làm việc ở những độ cao khác nhau. Dưới thời tiết khắc nghiệt và phải đối mặt với những rủi ro của cây đổ, lỗi thiết bị dễ dẫn đến tử vong. Hơn hết, áp lực công việc phải vận động cao, cường độ công việc lớn. Nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm đều xuất phát từ lỗi kĩ thuật máy móc, bị ngã hoặc thậm chí bị cây gỗ lớn đè lên người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân tử vong trong ngành công nghiệp này cao hơn trung bình các ngành khác gấp 20 lần. Nguyên nhân chính đến từ thiết bị làm việc hạng nặng và cây cối rừng rậm hoang vu. Hầu hết các trường hợp tử vong là do máy cưa lớn, lỗi kỹ thuật và cây to bất chợt đổ ngã. Dù vậy, với mức lương 36,000 - 41,000 USD/ năm (khoảng 1 tỷ Việt Nam) đây vẫn là một công việc mơ ước của nhiều lao động phổ thông.

    Nghề khai thác gỗ
    Nghề khai thác gỗ
    Nghề khai thác gỗ
    Nghề khai thác gỗ
  8. Từ lâu, tạp chí Forbes và nhiều báo khác luôn cho rằng đánh bắt cua hoàng đế Alaska chính là nghề nguy hiểm nhất nước Mỹ. Kết luận này căn cứ vào số người tử vong khi hành nghề mỗi năm, cũng như điều kiện làm việc vô cùng khó khăn của ngư dân vùng biển Alaska. Nhưng món ăn này có gì đặc biệt mà khiến người ta muốn săn đuổi đến thế? Cua hoàng đế Alaska có phần thịt được cho là “tinh khiết bậc nhất, trắng ngọt, dai, ẩn sau lớp vỏ hồng hào, thoảng hương biển mặn mòi”. Đặc điểm đó càng làm tăng sự quý giá của cua hoàng đế nhưng lại là thách thức cho đội tàu đánh bắt. Thời tiết khó đoán của vùng biển Alaska luôn là mối đe dọa lớn. Hơn nữa, mùa đánh bắt sinh lời nhất lại diễn ra vào thu đông, cũng là lúc những cơn bão và cái lạnh trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Xung quanh tàu, sóng đánh liên tục, cao đến 9m, sức gió giật 111km/h và bốn bề là bóng tối. Thế nhưng các ngư dân vẫn ẩn mình trong bộ đồ bảo hộ và các dụng cụ ướt nhẹp, cố thủ nơi boong tàu, giữ chặt chiếc lồng thép nặng đến 318kg. Bởi vì bên trong đó là những con cua hoàng đế Alaska quý giá bậc nhất!

    Chưa kịp vui vì lồng đầy cua, nếu không giữ kỹ, chiếc lồng sắt lớn đung đưa theo trận cuồng phong rất có thể sẽ kéo theo cả người xuống biển. Trên thực tế, mỗi năm có khoảng 12 ngư dân chuyên nghiệp đã chết theo cách đó! Bất chấp điều kiện tự nhiên tàn khốc, đội tàu 80 chiếc của ngư dân vùng Alaska vẫn đều đặn ra khơi, mỗi chiếc tàu bằng thép dài khoảng 39m. Chỉ mới nghe tên thôi thì mọi người sẽ cảm thấy thật kì lạ khi việc đánh bắt những con cua lại có thể nguy hiểm đến vậy. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đánh bắt cua là do bị hạ thân nhiệt đột ngột hoặc bị sóng đánh lật thuyền trong quá trình làm việc.

    Việc đánh bắt cua của ngư dân Alaska
    Việc đánh bắt cua của ngư dân Alaska
    Nghề đánh bắt cua ở Alaska
    Nghề đánh bắt cua ở Alaska
  9. Đây là một công việc khó nhằn đối với những ai có sở thich hay có ý định thử. Huấn luyện những con vật to lớn và hung dữ như sư tử có thể mang lại cho bạn một nguồn thu nhập khá lớn bên cạnh đó là được trải nghiệm cảm giác điều khiển một con vật hoang dã. Tuy nhiên rủi ro từ công việc này cũng rất cao. Đã không hiếm những trường hợp con thú nổi điên quay lại tấn công người huấn luyện. Vậy nên chuyện bị bầm tím cơ thể là bình thường và bỏ mạng là điều cũng không hiếm gặp.


    Nếu chỉ là huấn luyện những con chó, con khỉ bình thường thì công việc này không có gì lạ và nguy hiểm. Nhưng việc tập huấn cho sư tử, hổ hay cá sấu... thì sẽ khiến cho mọi người phải tròn mắt kinh ngạc trước sự gan dạ của người thợ. Công việc này đem lại nguồn thu nhập khá lớn và cảm giác điều khiển một con vật hoang dã thú vị tới mức nào. Không hiếm những trường hợp lũ thú nổi điên lên và quay lại tấn công người huấn luyện, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.

    Cận cảnh huấn luyện hổ của hai nhân viên
    Cận cảnh huấn luyện hổ của hai nhân viên
    Nghề huấn luyện thú
    Nghề huấn luyện thú
  10. Một diễn viên đóng thế thường thực hiện các pha nguy hiểm để sử dụng trong phim hoặc truyền hình. Các pha nguy hiểm được thấy trong phim và truyền hình bao gồm các vụ tai nạn xe hơi, ngã từ độ cao lớn, kéo ngã (ví dụ ngã ngựa) và các vụ nổ. Có rủi ro cố hữu trong việc thực hiện tất cả các công việc đóng thế. Rủi ro lớn nhất tồn tại khi thực hiện đóng thế trước khán giả xem trực tiếp. Trong các buổi biểu diễn được quay phim, các cơ chế an toàn có thể được chỉnh sửa xóa khỏi phim khi làm hậu kỳ. Trong các buổi trình diễn trực tiếp, khán giả có thể thấy rõ hơn nếu người biểu diễn thực sự làm những gì họ tuyên bố hoặc có vẻ như làm vậy.


    Để giảm thiểu nguy cơ thương tích hoặc tử vong, hầu hết các pha nguy hiểm đều được biên đạo hoặc trang bị các thiết bị để làm cho chúng trông có vẻ nguy hiểm, nhưng trên thực tế quá trình thực hiện đều trải qua các cơ chế an toàn. Mặc dù đã được theo dõi kỹ và kèm các cơ chế bảo vệ, các pha đóng thế vẫn còn rất nguy hiểm và thử thách sức khỏe của người đóng thế. Bất kể cảnh nào trong phim đều có diễn viên đóng thế góp mặt. Tuy nhiên, có rất nhiều cảnh mà chính người đóng thế cũng không thể lường trước được cái chết ở trước mắt và không phải lúc nào họ cũng gặp may mắn. Do đó, những người gắn bó với nghề này lâu năm hẳn phải có một trái tim rất nhiệt huyết và một tinh thần cực kì dũng cảm.

    Một cảnh đóng thế nguy hiểm trong nhiều phim hành động
    Một cảnh đóng thế nguy hiểm trong nhiều phim hành động
    Nghề diễn viên đóng thế
    Nghề diễn viên đóng thế




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy