Top 12 phong tục kỳ lạ nhất trên thế giới có thể bạn muốn biết

Nguyễn Daisy 7926 0 Báo lỗi

Mỗi tôn giáo và văn hóa đều có những bản sắc riêng. Đó có thể là truyền thống kỳ lạ hoặc nghi thức của dân tộc nào đó. Trên thế giới có rất nhiều truyền thống ... xem thêm...


  1. Tự đánh mình đến chảy máu là một phần nghi lễ quan trọng của người Hồi giáo dòng Shiite, diễn ra vào tháng Thánh lễ Muharram. Vào dịp này, các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite sùng đạo, đã tự dùng roi vọt hoặc các vũ khí đáng sợ khác để tra tấn chính mình đến tóe máu. Họ làm như vậy nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với Thánh Imam Hussein - cháu trai nhà tiên tri Hazrat Mohammad của đạo Hồi, bị lực lượng của vua Yazid giết chết.


    Những người tham gia nghi lễ thường tự đập vào ngực mình, tự quất vào người mình bằng dây xích gắn lưỡi dao, để hành xác chính mình và tưởng nhớ đến những nỗi thống khổ mà vị thánh của họ phải chịu đựng. Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Iran, Bahrain, India, Lebanon, Iraq và Pakistan - những nơi tập trung nhiều tín đồ Hồi giáo dòng Shiite, nghi lễ Ashura được tổ chức rất quy mô, long trọng và trở thành ngày lễ quốc gia ở nhiều nơi.

    Nghi lễ đáng sợ nhất thế giới
    Nghi lễ đáng sợ nhất thế giới
    Một tín đồ Hồi giáo dòng Shiite sùng đạo tự tra tấn chính mình bằng dây xích buộc dao nhọn ở phần đầu
    Một tín đồ Hồi giáo dòng Shiite sùng đạo tự tra tấn chính mình bằng dây xích buộc dao nhọn ở phần đầu


  2. Có lẽ ít ai biết rằng ở Ấn Độ vẫn tồn tại một nghi lễ kỳ lạ - ném trẻ em từ độ cao hơn 15m xuống một tấm chăn bên dưới để cầu may. Nghi lễ này được cho là đã tồn tại hơn 500 năm nay và diễn ra tại ngôi làng Harangal thuộc bang Maharashtra ở Miền tây Ấn Độ. Nghi lễ kỳ quặc này diễn ra hàng năm, vào tuần đầu tiên của tháng 12 và thu hút sự tham gia của hàng trăm người.

    Hàng năm, những đứa bé 1 tuổi sống ở bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ phải tham gia một nghi lễ kinh hoàng. Từ trên nóc của một ngôi đền, các vị linh mục sẽ giữ chân, tay và lắc lắc cho em bé sợ hãi. Rồi sau đó họ thả chúng xuống đất từ độ cao 9m. Người dân địa phương đã dàn hàng đứng sẵn ở phía dưới, với tấm chăn thật to để đỡ những em bé xuống và trao trả lại cho mẹ của các em. Tất nhiên là các em bé đều không tránh khỏi sự hoảng loạn và òa khóc. Theo quan niệm của người Ấn, nghi lễ này sẽ giúp các em bé khỏe mạnh, đồng thời mang lại thịnh vượng và may mắn cho cả gia đình. Sau khi được thả xuống tấm chăn bên dưới do một nhóm khoảng 14 người cùng giữ, đứa trẻ được chuyển qua đám đông và đến tay người mẹ. Người ta tin rằng, nghi lễ này sẽ đem lại may mắn và sức khỏe cho những đứa bé.

    Vẻ sợ hãi của đứa trẻ khi bị ném xuống một tấm chăn bên dưới từ độ cao 15m.
    Vẻ sợ hãi của đứa trẻ khi bị ném xuống một tấm chăn bên dưới từ độ cao 15m.
    Cha mẹ đợi sẵn ở phía dưới để đón con mình
    Cha mẹ đợi sẵn ở phía dưới để đón con mình

  3. Một trong những tập tục kỳ dị nhất trên thế giới cần phải kể tới là việc cắt cụt các ngón tay của những người dân thuộc dân tộc Dani, ở Indonesia. Đối với họ, sự ra đi của một người thân trong gia đình là một mất mát quá lớn. Để xoa dịu nỗi đau buồn và đưa tiễn người chết về nơi an nghỉ, những người dân trong bộ tộc này đã thi hành nghi lễ cắt cụt ngón tay, nhằm bày tỏ nỗi buồn sâu sắc, thể thể hiện tình yêu và lòng xót thương của họ với người chết. Đặc biệt, những người phụ nữ trong gia đình có người chết là người phải cắt bỏ phần đầu của các ngón tay.

    Trước khi bị cắt, các ngón tay sẽ được buộc chặt bằng một sợi dây cao su trong khoảng 30 phút, mục đích là để làm cho phần đầu ngón tay bị tê liệt và không còn cảm giác đau. Sau khi đã cắt xong, các đầu ngón tay sẽ được gom lại và phơi khô rồi đốt thành tro. Số tro này sẽ được chôn ở một nơi đặc biệt. Khi một người trong bộ tộc qua đời, những người thân của người xấu số như vợ hoặc chồng sẽ cắt cụt ngón tay rồi chôn chúng cùng thi thể người qúa cố. Không những cắt ngón tay, họ còn bôi đất sét và tro lên mặt để bày tỏ sự xót thương ấy.

    Cắt cụt ngón tay là một trong những tập tục kỳ dị nhất trên thế giới
    Cắt cụt ngón tay là một trong những tập tục kỳ dị nhất trên thế giới
    Khi một người trong bộ tộc qua đời, những người thân của người xấu số như vợ hoặc chồng sẽ cắt cụt ngón tay rồi chôn chúng cùng thi thể người qúa cố.
    Khi một người trong bộ tộc qua đời, những người thân của người xấu số như vợ hoặc chồng sẽ cắt cụt ngón tay rồi chôn chúng cùng thi thể người qúa cố.

  4. Khiêu vũ cùng người chết là một phong tục rất quái đản của người Malagasy ở Madagascar. Người dân tại đảo quốc này có một truyền thống tưởng nhớ người đã khuất và thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khá độc đáo,
    được gọi là Famadihana, hay còn gọi là “tục thay xương”. Nghi thức kỳ lạ này thường diễn ra 7 năm một lần hoặc lâu hơn, quanh khu mộ của gia đình. Trong buổi lễ này, những phần còn lại của người đã khuất sẽ được đào lên rồi đem gói ghém cẩn thận vào một tấm vải liệm mới. Sau đó, mọi người trong gia đình từ già đến trẻ sẽ cùng ôm những bọc vải này và nhảy múa hân hoan. Cũng tại buổi lễ, người già sẽ giải thích với con cháu về công lao của những người đã nằm xuống trước họ.


    Tập tục Famadihana được xem là ngày để thể hiện tình yêu thương và kính trọng đối với người thân. Nghi lễ này khá gần với tục lệ bốc mộ ở Việt Nam. Đây cũng chính là dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ và bày tỏ tình khăng khít. Người Madagascar quan niệm, con người không sinh ra từ cát bụi, mà từ tro cốt của cha ông. Vì vậy, hộ luôn xem trọng và đề cao những bậc tiền bối trong gia đình. Họ cũng luôn có niềm tin rằng nếu tro cốt chưa phân hủy hoàn toàn thì người chết vẫn chưa biến mất vĩnh viễn, mà còn có thể giao tiếp với người sống. Do đó, cho đến khi tổ tiên ra đi mãi mãi, họ vẫn sẽ tiếp tục bày tỏ tình yêu thương và tôn kính đối với người thân vào ngày hội Famadihana.

    Famadihana là một lễ hội lớn đối với người Madagascar
    Famadihana là một lễ hội lớn đối với người Madagascar
    Nhảy múa cùng xác chết
    Nhảy múa cùng xác chết

  5. Cộng đồng Tidong ở Indonesia có phong tục rất lạ lùng trong lễ cưới. Chú rể sẽ không được phép nhìn mặt cô dâu khi anh ta hát những bài mà cô dâu thích. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất trong đám cưới của người Tidong là các cặp vợ chồng không được phép tắm trong ba ngày, ba đêm sau hôn lễ. Người dân nơi đây quan niệm: nếu không thực hiện đúng nghi thức, những điều xấu sẽ xảy ra như hôn nhân tan vỡ, vợ hoặc chồng không chung thủy, con cái đoản mệnh... Sau khi ngày thứ ba kết thúc, họ được phép tắm và quay trở lại cuộc sống bình thường. Vì vậy, mọi cặp đôi đều phải tuân theo tập tục có phần quái dị và khó khăn này để các con mình sinh ra được khỏe mạnh.

    Bên cạnh đó, người Tidong còn có nhiều tục lệ cưới xin không kém phần lãng mạn như: chú rể không được phép nhìn mặt cô dâu của mình nếu như không hát tặng vợ một vài bài hát về tình yêu. Hay cặp đôi sẽ bị ngăn cách bởi tấm khăn voan và chỉ khi dàn nhạc cất tiếng thì họ mới được nhìn nhau trên sân khấu đám cưới.

    Cấm cô dâu chú rể tắm suốt 3 ngày sau hôn lễ là phong tục rất lạ lùng của người Tidong
    Cấm cô dâu chú rể tắm suốt 3 ngày sau hôn lễ là phong tục rất lạ lùng của người Tidong
    Bên cạnh đó, người Tidong còn có nhiều tục lệ cưới xin không kém phần lãng mạn như: chú rể không được phép nhìn mặt cô dâu của mình nếu như không hát tặng vợ một vài bài hát về tình yêu.
    Bên cạnh đó, người Tidong còn có nhiều tục lệ cưới xin không kém phần lãng mạn như: chú rể không được phép nhìn mặt cô dâu của mình nếu như không hát tặng vợ một vài bài hát về tình yêu.

  6. Mài răng được xem là một trong những nghi thức tôn giáo lớn nhất của đạo Hindu. Nghi lễ này rất quan trọng trong nền văn hóa của họ. Vì nó đánh dấu giai đoạn từ tuổi dậy thì đến tuổi trưởng thành. Đây cũng là nghi lễ mà cả nam nữ đều phải hoàn thành trước khi kết hôn, đôi khi nó được làm đúng vào lễ kết hôn.


    Hay tại Bali, người dân ở đây coi răng là biểu tượng của sự ham muốn, tức giận, ghen tuông và các cảm xúc tiêu cực khác. Nên răng thường được mài nhẵn trong những ngày trọng đại của họ. Đây cũng là một nghi thức đánh dấu giai đoạn người phụ nữ đã bước từ vị thành niên đến tuổi trưởng thành.

    Nghi lễ mài răng của người dân ở Bali
    Nghi lễ mài răng của người dân ở Bali
    Đây cũng là một nghi thức đánh dấu giai đoạn người phụ nữ đã bước từ vị thành niên đến tuổi trưởng thành.
    Đây cũng là một nghi thức đánh dấu giai đoạn người phụ nữ đã bước từ vị thành niên đến tuổi trưởng thành.

  7. Một trong những phong tục khiến nhiều người chỉ nghe thôi đã thấy rợn tóc gáy là việc hỏa táng, rồi ăn tro cốt người chết của người dân thuộc bộ tộc Yanomami. Họ sống trong các rừng nhiệt đới ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela. Với người dân của bộ tộc này, nghi thức tang lễ cho người thân đã chết là rất quan trọng. Vì họ muốn để đảm bảo hòa bình cho các linh hồn của người chết.


    Nghi thức tang lễ của người Yanomami được chia làm ba nghi lễ chính và diễn ra ngay tại vị trí đống lửa đặt người quá cố trên giàn thiêu. Trước hết, họ làm nghi lễ thể hiện sự tức giận đến tột cùng với người chết. Tiếp theo là nghi lễ thể hiện sự tiếc thương và đau buồn. Cuối cùng là nghi lễ hỏa táng. Họ quan niệm chôn cất chỉ là sự phân hủy xác thịt chứ không khiến linh hồn siêu thoát. Nên khi người thân của bộ tộc từ giã cõi đời họ sẽ không đem chôn người chết. Họ hỏa táng rồi lấy phần tro của người chết trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là món chuối nấu - một món phổ biến trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố. Họ làm như vậy là muốn linh hồn của người đã khuất sẽ sống trong họ mãi mãi.

    Rợn người với tục ăn tro cốt người chết của bộ tộc Yanomami
    Rợn người với tục ăn tro cốt người chết của bộ tộc Yanomami
    Với người dân của bộ tộc này, nghi thức tang lễ cho người thân đã chết là rất quan trọng.
    Với người dân của bộ tộc này, nghi thức tang lễ cho người thân đã chết là rất quan trọng.

  8. Đối với tộc người Satere - Mawe ở Amazon, bất cứ một chàng trai nào trở thành một người đàn ông đích thực đều phải thực hiện nghi lễ này( cho kiến đốt tay). Khi một cậu bé trưởng thành, cậu ta sẽ phải đi ra ngoài, vào rừng để tìm kiếm và thu thập kiến đạn - một trong những loài cắn đau đớn nhất trên thế giới. Cái nọc từ những con kiến này đã được so sánh với một viên đạn khi chạm vào xác thịt.


    Khi bắt đầu dậy thì, các cậu bé sẽ đi vào rừng cùng những chàng trai khác trong bộ tộc, để tìm kiến Paraponera Clavata. Họ sẽ đốt lửa quanh tổ kiến, sau đó bắt kiến và cẩn thận đặt chúng vào chiếc găng tay đan kết từ lá cây. Những con kiến này bị đánh thuốc mê và đặt vào chiếc găng tay đặc biệt làm từ lá cây. Vì những con kiến rơi vào trạng thái mất ý thức, chúng trở nên hung hăng và sẵn sàng tấn công bất cứ thứ gì gặp phải. Lúc này, các chàng trai phải đưa tay vào chiếc găng tay và giữ chúng trong khoảng 10 phút với cảm giác như đang đặt tay trên lửa. Tuy nhiên các chàng trai của bộ lạc Satere - Mawe phải chịu đựng nỗi đau này 20 lần mới có thể được công nhận là nam giới đã trưởng thành.

    Cho kiến đốt tay được xem là nghi lễ trưởng thành của tộc người Satere - Mawe ở Amazon
    Cho kiến đốt tay được xem là nghi lễ trưởng thành của tộc người Satere - Mawe ở Amazon
    Cho kiến đốt tay

  9. Lễ hội ném cà chua được được xem là một trong những lễ hội lớn ở Châu Âu. Tổ chức hằng năm vào ngày thứ tư, cuối cùng của tháng 8 tại quảng trường Plaza del Pueblo và ngôi làng Bunol, thành phố Valencia (Tây Ban Nha). Xung quanh nguồn gốc của của Tomatina có rất nhiều giả thuyết được đưa ra. Trong đó, hầu hết mọi người đều đồng tình rằng nó bắt đầu vào năm 1945. Vì trong năm này có một cuộc ẩu đả tại quảng trường chính của thị trấn Plaza del Pueblo.


    Lễ hội ném cà chua La Tomatina được tổ chức từ thời Thế chiến II. Tuy nhiên, từ 2013, chính quyền đã bán vé để kiểm soát số lượng người tham dự (khoảng 20.000 người). Người tham dự phải tuân thủ một số quy định như: bóp nát cà chua trước khi ném, không ném chai lọ hay vật cứng, đứng xa xe tải đổ cà chua... Du khách cũng được khuyến cáo nên mặc quần áo cũ để tránh bị hỏng sau lễ hội. Tất cả mọi người từ người già, người trẻ, những người muốn sống trong sự kiện đã dùng rất nhiều cà chua bày bán gần đó làm vũ khí. Để phá vỡ các cuộc bạo loạn và buộc những người có trách nhiệm phải trả tiền bồi thường thiệt hại phát sinh, cảnh sát đã phải vào cuộc giải quyết.

    La Tomatina là lễ hội ném hoa quả lớn nhất châu Âu
    La Tomatina là lễ hội ném hoa quả lớn nhất châu Âu
    Lễ hội cà chua ở Tây Ban Nha
    Lễ hội cà chua ở Tây Ban Nha

  10. Lễ hội hành xác Thaipusam là lễ hội của những người theo đạo Hindu. Lễ hội này được tổ chức thường niên nhằm kỷ niệm chiến thắng của thần Murugan trước những thế lực ma quỷ. Cái tên Thaipusam được bắt nguồn từ tên của 2 tháng Thai và Pusam (tháng 1 và tháng 2). Đây cũng là thời gian các tín đồ đạo Hindu phải tuân theo nguyên tắc ăn chay khắt khe nhất. Ngày trăng tròn được xem như ngày cảm tạ và hối lỗi, tưởng nhớ đến ngày nữ thần Hindu Pavarthi trao cho người con trai Muruga- thần chiến tranh một cây giáo vô song để tiêu diệt ác quỷ Soorapadam.

    Người Hindu tin rằng, họ sẽ được gột rửa mọi tội lỗi bằng cách thực hiện các nghi thức tôn giáo nghiêm khắc và cầu nguyện trong lễ hội Thaipusam. Chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng các tín đồ đi chân trần, mang theo những đồ trang sức nặng trĩu treo trên người bằng móc sắc nhọn được gọi là kavadi. Trong khi một số người khác tự xuyên qua lưỡi, má và lưng. Murugan đã sử dụng cây thương của mẹ mình là Mariamman hay thần Parvati để giành được chiến thắng. Vì vậy, cây thương này đã trở thành biểu tượng của buổi lễ và những người tham gia sẽ dùng nhiều que nhọn để xiên khắp cơ thể, bao gồm cả lưỡi. Một số nước có sự hiện diện của nghi lễ này có thể kể tới như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia hay Myanmar… Qua thời gian, những nghi thức này trở nên ấn tượng hơn, ngày càng rùng rợn hơn, đầy màu sắc hơn với những cây xiên lớn được xiên qua ngực và mặt các tín đồ.

    Lễ hội hành xác Thaipusam
    Lễ hội hành xác Thaipusam
    Thaipusam là một lễ hội Hindu mang tính tượng trưng rất cao
    Thaipusam là một lễ hội Hindu mang tính tượng trưng rất cao

  11. Tập tục này bắt nguồn từ Trung Quốc và đến nay vẫn còn tồn tại ở cộng đồng người Tujia của nước này. Trước ngày cưới khoảng 1 tháng, cô dâu dù buồn hay không cũng phải tỏ ra đau buồn và khóc thật nhiều mỗi ngày. Những cô gái Thổ Gia dùng tiếng khóc để "chào mừng" ngày trọng đại của đời mình. Cô dâu sẽ bắt đầu khóc lóc cả tháng trước hôn lễ, có những người thậm chí còn khóc từ trước đó vài tháng. Tuy không có quy định cụ thể về số ngày phải khóc, thế nhưng không có cô dâu nào được phép khóc ít hơn 3 ngày và thời gian khóc mỗi ngày không dưới 60 phút.


    Thậm chí, mẹ và người thân của cô dâu cũng tham gia vào tập tục này. Cụ thể, 10 ngày đầu mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con gái; 10 ngày tiếp theo, cả bà ngoại của cô dâu cũng sẽ khóc cùng con cháu và 10 ngày cuối cùng, tất cả phụ nữ thuộc họ hàng của cô dâu sẽ khóc than ngập trời. Ý nghĩa của tập tục này là để chứng minh nỗi buồn vì sắp xa gia đình của cô dâu. Ngoài ra, việc họ hàng cũng tham gia khóc lóc thảm thiết là cách mà họ chúc phúc cho cô dâu khi sắp bước vào cuộc sống

    Thậm chí, mẹ và người thân của cô dâu cũng tham gia vào tập tục này.
    Thậm chí, mẹ và người thân của cô dâu cũng tham gia vào tập tục này.
    Ý nghĩa của tập tục này là để chứng minh nỗi buồn vì sắp xa gia đình của cô dâu.
    Ý nghĩa của tập tục này là để chứng minh nỗi buồn vì sắp xa gia đình của cô dâu.

  12. Đây là một tập tục rất kì lạ khiến nhiều người khi nghe sẽ ngạc nhiên. Không giống như đeo nhẫn vào ngón áp út như thông thường, các cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình.


    Chiếc nhẫn này phải được làm bằng bạc và sẽ được đeo ở bên chân trái của cô dâu, ở ngón chân cái. Ở Ấn Độ, những chiếc nhẫn đeo ở chân như vậy sẽ thay thế cho nhẫn đeo ở ngón tay. Lễ cưới bao gồm cả khoảnh khắc khi chú rể đeo nhẫn vào ngón chân cô dâu. Ngoài ra, các chú rể không cần phải đeo nó. Thật thú vị phải không các bạn?

    Tục cưới ở Ấn độ.
    Tục cưới ở Ấn độ.
    Các cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình.
    Các cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy