Top 10 Loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Phương Trinh 3968 0 Báo lỗi

Trên thế giới có rất nhiều loài côn trùng sinh sống và chúng có khả năng thích nghi khá tốt với những đổi thay của môi trường sống xung quanh. Nhiều côn trùng ... xem thêm...

  1. Top 1

    Muỗi

    Muỗi được đánh giá là loài côn trùng nguy hiểm vào hàng bậc nhất thế giới vì các loại muỗi đều có thể gây ra nhiều bệnh dịch nguy hiểm chẳng hạn như sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết…Những loại bệnh này thường bộc phát thành dịch lớn, gây ra cái chết thương tâm cho hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Mặc dù đã có khá nhiều biện pháp phòng chống và diệt muỗi, thế nhưng chúng vẫn sinh sản một cách mạnh mẽ và khó kiểm soát được mức độ gây hại tới sức khỏe con người. Theo một bảng đánh giá trực quan được đăng tải bởi Bill Gates, ước tính mỗi năm, số người chết trên thế giới vì các loại dịch bệnh liên quan tới muỗi lên tới hơn 725,000 người, lớn hơn gấp nhiều lần so với các ca tử vong gây ra bởi cá mập, rắn, voi, ….

    Muỗi
    mang trong mình các loại ký sinh trùng, virus… của những căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây lan cao thành dịch lớn như: Sốt rét là bệnh nguy hiểm nhất do muỗi gây ra, ước tính mỗi năm cướp đi sinh mạng của hơn 600,000 người. Đây là một bệnh lây nhiễm, gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium, lây truyền từ người bệnh sang người lành qua các vết đốt của loài muỗi Anophen (Muỗi Đòn Sóc). Bệnh thường xảy ra tại các khu vực nhiệt đới và cân nhiệt đới của Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Bệnh nhân nếu không được chữa trị kịp thời có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp gây ra bởi virus Dengue, muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, đau đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, chán ăn, buồn nôn. Khi bệnh nặng, bệnh nhân có thể bị xuất huyết nặng, tổn thương các cơ quan như gan, não, tim,…dẫn đến tử vong. Viêm não Nhật Bản là tình trạng viêm não cấp do siêu vi Viêm não Nhật Bản gây ra truyền sang người từ heo, chim, do trung gian truyền bệnh là muỗi Culex...

    Muỗi
    Muỗi
    Muỗi
    Muỗi

  2. Những con ong bắp cày khổng lồ có khi dài tới 75mm và có vết cắn đau đớn hơn bất cứ loài côn trùng đốt chích nào khác. Nọc độc được tiêm từ ngòi của ong có chứa tới 8 loại hóa chất khác nhau không chỉ gây ra tổn thương cho mô, mà còn để lại một mùi thu hút nhiều con ong bắp cày khác kéo đến chỗ nạn nhân. Tuy nhiên, nó không phải là một loài đặc biệt hung hăng trừ khi nó cảm thấy mình bị đe dọa. Trung bình hàng năm có khoảng trên 40 người chết do loài ong này đốt. Ong bắp cày đã trở thành loài vật nguy hiểm nhất tại đất nước Nhật Bản, giết người nhiều hơn bất cứ loài động vật hoang dã nào khác tại nơi này. Tên khoa học Vespa mandarinia, là một loài côn trùng bản địa khu vực ôn đới và nhiệt đới Đông Á, nổi tiếng với biệt danh "ong sát thủ" bởi nọc độc và sự hung dữ của mình.

    Ong bắp cày khổng lồ châu Á
    có chiều dài lên đến gần 5cm, được xem là loài ong lớn nhất và loài ong nguy hiểm nhất thế giới. Theo nghiên cứu, nọc độc của chúng tấn công vào hệ thần kinh và đe dọa tính mạng của nạn nhân nếu họ không được điều trị kịp thời sau khi bị chúng đốt. Vết chích của con quái vật ong bắp cày khổng lồ dài khoảng 6mm và vết chích này cũng được ghi nhận đã giết chết 41 người và khiến hàng trăm người khác bị thương ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 2013. Tuy nhiên theo thống kê của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc số lượng nạn nhân bị loài ong bắp cày khổng lồ tấn công đã lên đến hàng ngàn người.

    Không chỉ gây ra sự ám ảnh ghê rợn, ong bắp cày khổng lồ châu Á còn đe dọa cân bằng sinh thái khi chúng có khả năng xóa sổ hoàn toàn những tổ ong hàng ngàn con bằng cách ăn cắp mật ong và nhộng ong. Với khả năng bay 100km một ngày và tốc độ bay khoảng 40km/h, ong bắp cày khổng lồ hoàn toàn có thể săn giết rất nhiều côn trùng nhỏ.

    Ong bắp cày
    Ong bắp cày
    Ong bắp cày
    Ong bắp cày
  3. Sở dĩ chúng có cái tên như vậy là bởi vì chúng không chỉ gây ra những nguy hiểm cho nạn nhân mà còn cho cả bạn tình của mình. Loài nhện này có chứa một chất độc có khả năng gây nguy hiểm và đầu độc thần kinh của con người mang tên là Latrotoxin. Chất độc này sẽ khiến cho các bắp cơ của con người co thắt lại và có thể bị liệt bất cứ lúc nào, thậm chí có đến 5 % nạn nhân đã bị tử vong bởi loại độc này. Loài nhện độc Brazil hay còn có tên gọi khác là Phoneutria từng được sách Kỉ lục Guinness công nhận là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trong số những loài nhện độc và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp tử vong của con người do bị nhện cắn. Thí nghiệm cho thấy, chỉ cần 0,006 mg chất độc của nhện Phoneutria có thể làm chết một con chuột. Đặc biệt, loài nhện này nguy hiểm ở chỗ, nó có thể sống ở bất kỳ nơi nào, trong mọi loại điều kiện khí hậu, thời tiết và sẵn sàng tấn công bất kỳ sinh vật nào đe dọa đến lãnh thổ của chúng.


    Nhện góa phụ đen, với cái tên được đặt theo tập tính giao phối của chúng, là một loài nhện độc hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới. Cách dễ nhất để nhận diện nhện góa phụ đen là quan sát màu đen bóng và vết đỏ thẫm đặc trưng ở bụng nhện cái. Tuy nhiên, nhện con và nhện đực của loài này khó xác định hơn một chút, vì suốt đời chúng chỉ có một màu nâu đơn giản. Chỉ cần thực hành một chút, bạn sẽ có thể nhận diện đúng nhện góa phụ đen một cách an toàn để tránh đau đớn và rủi ro ngã bệnh do bị cắn. Nọc độc có tên Latrotoxin của nhện góa phụ đen là nỗi kinh hoàng với bất kì sinh vật nào trên Trái Đất bởi nọc của chúng đã được ghi nhận là mạnh gấp 15 lần so với rắn đuôi chuông. Ở người, vết cắn của nhện góa phụ đen sẽ ngay lập tức gây đau cơ, buồn nôn, tê liệt cơ hoành làm cho khó thở, tê liệt hệ thần kinh. Tuy nhiên, những vết cắn này thường không khiến người trưởng thành tử vong ngay lập tức, một số đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc ốm yếu mới là nạn nhân chính. Ngoài ra, con số nạn nhân được ghi lại bị tử vong do loài nhện này cắn rất ít, chúng chỉ cắn khi tự vệ, chẳng hạn như có ai đó vô tình ngồi lên chúng.

    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
    Nhện góa phụ đen
  4. Kiến quân đội châu Phi hay còn gọi là kiến ăn thịt, là loài kiến đáng sợ nhất thế giới. Mỗi lần di chuyển đàn kiến này di chuyển theo cả đàn lên tới chục triệu con. Chúng tấn công con mồi bằng cách cắn vào da thịt kẻ thù gây ra đau đớn. Loại kiến này cũng thuộc dạng to lớn so với họ hàng kiến. Kiến chúa có thể có chiều dài hơn 5 cm. Kiến quân đội là tên gọi chung cho hơn 200 loài kiến trên toàn thế giới sinh sống theo bầy với số lượng vô cùng lớn. Đây chính là loài kiến nằm trong số các động vật đáng sợ nhất hành tinh với khả năng là ăn thịt tập thể một con mồi to lớn chỉ trong vòng vài phút hay còn biết đến với khả năng tàn sát một cách kinh hoàng. Kiến quân đội có thể tấn công bất cứ loài vật nào mà chúng gặp trên đường đi. Trong thực tế, chúng còn có thể ăn đến 500.000 con mồi mỗi ngày, thật đáng sợ phải không nào.


    Kiến quân đội vốn là loài mù bẩm sinh. Chúng "hành quân" liên tục, nhận biết đường đi bằng tín hiệu pheromone từ các cá thể cùng đàn. Ngoài cái tên kiến quân đội (Army ant), loài kiến di cư trọn đời này còn được gọi là kiến binh sĩ. Chúng có tổng cộng khoảng 200 loài, sống theo bầy đàn và cực kỳ hung hãn. Đặc trưng cơ bản nhất của kiến lính là chúng có hành vi xã hội cực kỳ quy củ, chặt chẽ, y như quân đội vậy. Một đàn kiến quân đội có thể đông tới hàng triệu con. Với "quân số" đáng sợ ấy, chúng chẳng ngán sợ bất cứ loài vật nào. Ngoài ra, nhà kiến này còn là loài săn mồi mà không cần trinh sát trước. Bằng lực lượng áp đảo, chúng chỉ việc tràn lên, "lấy thịt đè người", chớp nhoáng một cái đã hạ gục con mồi. Ngay cả các loài nguy hiểm như rắn độc, bọ cạp cũng không thoát khỏi tử thần một khi đã bị chúng tấn công. Chỉ cần con mồi không kịp bỏ chạy là sẽ bị kiến lính "đánh nhanh diệt gọn" tuốt. Thậm chí, có tin đồn chúng có khả năng xả thịt một con mồi to lớn chỉ trong vòng vài phút. Cái đáng sợ hơn nữa là kiến chúa có thể đẻ tới 4 triệu trứng mỗi tháng, khiến bầy đàn đã đông lại càng thêm đông. Tất nhiên, sức tấn công của chúng cũng leo thang khủng khiếp khi "quân đoàn" được gia tăng "quân số".

    Kiến quân đội
    Kiến quân đội
    Kiến quân đội
    Kiến quân đội
  5. Khi nhìn loài sâu bướm Puss này, chắc hẳn bạn có vẻ thấy nó khá dễ thương, thế nhưng đừng để bị vẻ bề ngoài của nó lừa. Bên ngoài là lông nhưng bên trong lại là vô số các gai nhọn. Khi bạn vô tình chạm vào sẽ gây ra những cơn đau cực kì dữ dội, gây tê, đôi khi còn có thể gây khó thở và đau ngực. Có khá nhiều trường hợp đã phải đi cấp cứu ngay vì chạm phải loài động vật này. Sâu bướm Puss hay sâu bướm mặt mèo là một loài vật với vẻ ngoài vô cùng dễ thương mà nếu thoạt nhìn bạn sẽ khó có thể cưỡng lại mong muốn được mang nó về làm thú cưng. Nhưng sự thực thì, đừng dại mà chạm vào nó.

    Loài côn trùng này, với danh pháp Megalopyge opercularis, là ấu trùng của bướm flannel. Theo trang WebMD, đây là loài sâu bướm độc nhất ở Mỹ, và chất độc của nó được chứa trong các gai rỗng nằm trong lớp lông rậm. Thức ăn của chúng là lá cây du, cây sồi, và cây sung dâu. “Vết cắn của một con sâu bướm Puss sẽ có một cảm giác như vết ong đốt, thậm chí còn tệ hơn. Cơn đau sẽ ngay lập tức và nhanh chóng trở nên tệ hơn sau khi bị đốt, thậm chí có thể khiến xương của bạn ê ẩm”, nhà côn trùng học Don Hall từ Đại học Florida nói. “Vết đốt gây ra đau đớn đến đâu phụ thuộc vào vị trí đốt và số lượng những cái gai được ghim vào da bạn. Những người đã bị đốt vào bàn tay nói rằng cơn đau có thể lan tới tận vai và kéo dài đến 12 tiếng đồng hồ”, ông Hall nói. Loài sâu bướm này có thể được tìm thấy ở miền nam nước Mỹ, các vùng ở miền Trung nước Mỹ, và Mexico.

    Sâu bướm Puss hay sâu bướm mặt mèo
    Sâu bướm Puss hay sâu bướm mặt mèo
    Sâu bướm Puss
    Sâu bướm Puss
  6. Bọ xít hút máu là một loài chuyên hút máu người giống như ve và muỗi, có thể gây ra mẩn đỏ, kích ứng cho da. Những con côn trùng đáng sợ này thường hay cắn nạn nhân vào ban đêm, thường quanh vùng môi hay mắt. Chúng chính là thủ phạm làm lây lan căn bệnh Chagas, cướp đi sinh mạng của hơn 12.000 người mỗi năm. Vậy nên, chúng ta cần phải đến ngay trung tâm y tế khi bị chúng đốt. Bọ xít hút máu người là một loại côn trùng hút máu và có thể lây truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy không phân bố tại Việt Nam nhưng chúng đã xuất hiện trên diện rộng ở nước ta. Bọ xít hút máu (hay còn gọi là bọ hôn, bọ ám sát...) có tên khoa học là Triatominae, là một phân họ côn trùng trong họ Reduviidae. Loại côn trùng này sống bằng máu của các loài động vật có xương sống, một số ít sống nhờ các động vật không xương sống. Bọ xít thường sống thành tổ. Chúng được tìm thấy nhiều ở châu Mỹ, một số ít ở châu Á, châu Phi và châu Úc.

    Trong các loài bọ xít hút máu thì loài trong chi Triatoma chính là loài bọ xít hút máu người và cũng đã có mặt đồng loạt ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Bọ xít hút máu người thường dễ nhận biết hơn so với các loài bọ xít thông thường. Loài này có màu nâu sẫm, dài từ 1 – 3.5cm tùy thuộc vào con non hay con trưởng thành. Phần bụng bọ xít hút máu dẹp, có sọc vàng cam ở rìa thân. Vòi hút của loại bọ xít này thường ngắn, cong và chia thành 3 đốt rất khỏe. Đây cũng chính là thứ vũ khí mà chúng dùng để đốt (chích) và hút máu vật chủ. Khi tiếp cận con mồi, trong đó có người, bọ xít hút máu dùng hai chân trước rất khỏe bám chặt vào da, đâm vòi và đồng thời tiết dịch nước bọt gây tê lên đối tượng. Bọ xít thường hút máu ở mặt sau cánh tay, trong tư thế treo lơ lửng nên rất khó để phát hiện. Thời gian hút máu của loài này là từ 14 -15 phút.

    Bọ xít hút máu
    Bọ xít hút máu
    Bọ xít hút máu
    Bọ xít hút máu
  7. Top 7

    Rết

    Rết có một cặp vuốt ở ngay vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn thì chất độc sẽ theo vuốt đi vào bên trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, buồn nôn, sốt, co giật và thậm chí là dẫn tới hôn mê. Những con rết càng lớn thì lượng chất độc được bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn lại càng nhiều và có thể gây những ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.


    Rết là một trong những loài săn mồi không xương sống to lớn nhất trên cạn. Nó hô hấp thông qua hệ thống khí quản với mỗi đốt có 1 cặp lỗ thở. Mặc dù, không phải là một con vật gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người, thế nhưng để tránh rơi vào những trường hợp nguy hiểm khi bị chúng cắn, cách đơn giản và tốt nhất là bạn nên tránh xa nơi ở và tránh chạm trán với chúng bằng những cách như: Dọn sạch sẽ các vật dụng cũ kĩ, dễ bị ẩm mốc như chổi, thảm, vải ướt, đồ gỗ…để rết không còn nơi trú ngụ. Đồng thời, làm sạch môi trường xung quanh nhà, lấp kín những cống rãnh để tránh trường hợp rết theo đó mà bò vào nhà.


    Rết là loài vật có nọc độc nguy hiểm. Tuy nhiên chúng lại đóng góp đáng kể trong sinh khối của các loài săn mồi trong các hệ sinh thái trên cạn. Rết nằm trong danh sách những loài động vật có nhiều chân nhất trong giới tự nhiên với số lượng chân từ 20 - 300 chân. Thông thường rết có màu nâu đỏ, nhiều loài rết có màu sắc khá rực rỡ. Scolopendra gigantea là loài rết lớn nhất trên thế giới với chiều dài trung bình 26cm nhưng có thể phát triển tới hơn 42cm. Rết là động vật không xương sống và ăn thịt. Thức ăn của nó bao gồm thằn lằn, tắc kè, ếch, chim, động vật gặm nhấm, côn trùng, nhện, và thậm chí cả rết con và con dơi.

    Rết
    Rết
    Rết
    Rết
  8. Loài kiến này trông có vẻ khá nhỏ bé, thế nhưng chúng lại có thể gây ra sự đau đớn kinh khủng cho một sinh vật lớn hơn mình gấp nhiều lần. Cú đốt của chúng được xem là gây ra sự đau đớn tột độ ở con người. Người ta mô tả rằng cú đốt của kiến đạn có cảm giác giống hệt như bị bắn, đó chính là lý do vì sao loài kiến này lại có tên gọi như vậy. Sự đau đớn từ cú đốt gây ra có thể kéo dài từ 12 tiếng đến tận 24 tiếng. Nọc của kiến đạn có khả năng tác động đến hệ thần kinh, gây ra nỗi đau không thể tả nổi cho người bị đốt. Theo một số nghiên cứu, cú đốt của loài kiến này có thể giết chết một con chuột thí nghiệm với tốc độ nhanh gấp vài lần một con bọ cạp thông thường.


    Kiến đạn hay kiến viên đạn (tên khoa học: Paraponera Cavata) là một loài côn trùng sống trong những cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài kiến được đặt tên bởi vết cắn gây đau khủng khiếp cho nạn nhân (giống như bị bắn bởi một viên đạn). Vết đốt của kiến đạn là vết đốt đau đớn và dai dẳng nhất trong bất cứ loài côn trùng nào. Kiến đạn có nhiều tên gọi chung. Ở Venezuela, nó được gọi là “kiến 24 giờ” vì cơn đau của vết cắn có thể kéo dài dai dẳng cả ngày. Ở Brazil, kiến được gọi là formigão-preto hoặc “kiến đen lớn”. Người Mỹ đã gọi chúng bằng cái tên như “kẻ gây vết thương sâu sắc.” Bằng bất cứ cái tên nào, con kiến này rất đáng sợ và cần phải cận thận khi đi vào những khu vực có chúng.

    Kiến đạn sống trong những cánh rừng mưa nhiệt đới ở Trung & Nam Mỹ, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia và Brazil. Kiến đạn xây dựng tổ trong các gốc cây, để chúng có thể cất trữ thức ăn một cách an toàn. Mỗi tổ có vài trăm con kiến. Kiến đạn không hung hăng, chúng chỉ tức giận khi bạn cố tình kích động chúng. Khi đốt, con kiến giải phóng hóa chất báo hiệu những con kiến khác trong vùng lân cận đến đốt nhiều lần hơn. Kiến đạn là loài có vết cắn đau đớn nhất trong số bất kỳ loại côn trùng nào, theo chỉ số Đau Schmidt. Cơn đau được mô tả là mù, đau điện, có thể so sánh với việc bị bắn bằng súng.

    Kiến đạn
    Kiến đạn
    Kiến đạn
    Kiến đạn
  9. Kiến lửa đỏ (RIFA) là một loài kiến đỏ phổ biến ở Hoa Kỳ. Chúng thường được tìm thấy ở phía đông nam Hoa Kỳ, dù chúng cũng đã được tìm thấy ở phía bắc như Maryland và ở các bang miền tây như California, New Mexico và Oklahoma. Những con côn trùng này không có màu đỏ (lửa) như tên gọi của chúng. Thay vào đó, chúng có màu nâu đỏ, giống như hầu hết các loài kiến đỏ. RIFA có kích thước từ 0,3 – 0,6 cm chiều dài và sống trong các gò lớn trải rộng đến 18 inch.


    Kiến lửa đỏ là một loài côn trùng ăn thịt vô cùng hung dữ, sinh sản nhanh, có số lượng khá lớn và luôn chiếm ưu thế trong việc tìm kiếm các nguồn thức ăn. Vì có nọc nên chúng có thể đánh bại con mồi một cách không thương tiếc và đuổi những kẻ cạnh tranh là những động vật có xương sống lớn hơn kích thước của chúng rất nhiều lần ra khỏi nguồn tài nguyên của chúng. Thức ăn của kiến lửa đỏ gồm động vật có xương sống, động vật không xương sống và cả thực vật. Kiến lửa đỏ được đánh giá là loài xâm lấn một cách trầm trọng những khu vực mà chúng có thể sinh sống.


    Kiến lửa đỏ, có tên khoa học Solenopsis invicta, là loài kiến mang độc tính mạnh trong cơ thể. Người bị kiến cắn có thể xuất hiện các triệu chứng sưng, ngứa nghiêm trọng, nặng hơn có thể dẫn tới chóng mặt và suy hô hấp. Ở Bắc Mỹ, loài kiến này được mệnh danh là "kiến sát nhân". Trung bình mỗi năm có hơn 80.000 người bị kiến lửa đỏ cắn và hơn 100 người đã tử vong vì loài kiến này. Trước đó, kiến lửa đỏ từng được phát hiện lần đầu tiên tại Hàn Quốc, nhưng ở các khu vực cảng như Incheon, Pyeongtaek và Busan. Đây là lần đầu tiên loài kiến này được phát hiện ở sâu trong đất liền, gần trung tâm thành phố.

    Kiến lửa đỏ
    Kiến lửa đỏ
    Kiến lửa đỏ
    Kiến lửa đỏ
  10. Có khoảng hơn 1.700 loài bọ cạp được phát hiện, có màu sắc và kích cỡ khá đa dạng. Tất cả các loài bọ cạp đều có độc tính làm hủy hoại hệ thần kinh. Những độc tố ảnh hưởng đến thần kinh này có chứa một lượng nhỏ protein, cation kali và natri. Bọ cạp thường dùng nọc độc của nó để giết hay làm tê liệt con mồi và hành động này thường khá nhanh và hiệu quả. Thế nhưng cũng thật may mắn là nọc độc của phần nhiều các loài bọ cạp là vô hại với con người, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra hàng loạt các phản ứng khác như đau nhứt, tê cứng hay sưng phồng. Tóm lại, bọ cạp khá nhút nhát và vô hại, chúng chỉ chích mỗi khi bắt mồi hay tự vệ. Trong những trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên tại chỗ.


    Bọ cạp hay bò cạp hay bù cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Bọ cạp được đặc trưng bởi một chiếc đuôi có móc độc. Chúng là biểu tượng văn hóa với hình tượng cung bọ cạp (hổ cáp) trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây. Những vết đốt bằng ngòi chích ở đuôi của các loài bọ cạp này giống như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Một số trường hợp hạn hữu, nọc bọ cạp có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp bị bọ cạp đốt, người bị đốt cần chườm nước đá rồi phun thuốc chống đau lên vết đốt hoặc uống thuốc giảm đau loại thành phần có paracetamol. Đối với trẻ em và người dễ có phản ứng với vết đốt, nhất là bị đốt ở mặt, cần đưa đi cấp cứu ngay để được chích thuốc giải độc. Bọ cạp Deathstalker - thần chết sa mạc ở Bắc Phi và Trung Đông. Người ta cho rằng, loài này gây ra tới hơn 75% số ca tử vong liên quan tới bọ cạp mỗi năm. Người lớn thường sẽ cảm thấy rất buốt ở chỗ bị chích, còn trẻ em có thể sẽ bị tê liệt.

    Bọ cạp
    Bọ cạp
    Bọ cạp Deathstalker
    Bọ cạp Deathstalker



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy