Top 10 Sân bay “nguy hiểm” nhất thế giới

Laa Lee 1016 0 Báo lỗi

Bạn có thể đã quá quen với những sân bay rộng lớn và cách biệt với khu dân cư. Tuy nhiên những sân bay dưới đây lại nằm ngay cạnh khu dân cư đông đúc, bãi biển ... xem thêm...

  1. Sân bay Princess Juliana (SXM) là sân bay chính trên đảo Saint Martin của Caribe. Đây là sân bay nổi tiếng có đường nay rất ngắn, chỉ vừa đủ cho các máy bay nặng. Do vị trí địa hình khá gồ ghề và trắc trở nên Sân bay Princess Juliana (SXM) buộc phải xây dựng sát bãi biển Maho, nơi có hàng ngàn du khách tắm biển và nghỉ dưỡng.


    Vì đường bay ngắn nên các máy bay phải hạ độ cao xuống mức cực thấp dể đảm bảo tiếp đất từ đầu đường băng, tránh vọt ra khỏi phi trường. May bay hạ cánh tại đây chỉ cách đầu người khoảng 10 đến 20 mét nên độ phản lực có thể thổi bay du khách trên bãi biển. Vì thế tại đây đặt rất nhiều những biển cảnh báo nguy hiểm để du khách tránh xa rào ngăn đường băng khi có máy bay cất cánh và hạ cánh.


    Tuy nhiên, đối với những người ưa mạo hiểm và thích ngắm máy bay ngay tại bãi biển thì những biển báo này được xem là vô hiệu. Vì độ quyến rũ của bãi biển, cùng với thú vui ngắm máy bay ngay trên chốn nghỉ dưỡng mát mẻ tại hòn đảo này đã khiến cho không ít du khách đã bỏ qua sự nguy hiểm của sân bay này mà thực hiện các chuyến du lịch tại đây. Cụ thể là sân bay quốc tế Princess Juliana hằng năm đã đón tiếp 1.647.824 lượt hành khách và 103.650 chuyến bay dù nó chỉ có một đường băng duy nhất.

    Sân bay Princess Juliana (SXM)
    Sân bay Princess Juliana (SXM)
    Sân bay Princess Juliana (SXM)
    Sân bay Princess Juliana (SXM)

  2. Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB) là một sân bay trên đảo Saba của vùng biển Caribbean của Hà Lan. Đây là một sân bay nguy hiểm nhất trên thế giới với đường băng cực ngắn, chỉ dài 400 mét, hai bên một là những ngọn đồi cao, và cả những vách đá cheo leo hướng xuống phía biển.


    Tuy chưa có những vụ tai nạn nguy hiểm nhưng sân bay này chỉ có một hướng duy nhất để đáp xuống đường băng nên được xem là sân bay nguy hiểm của thế giới bởi con đường hạ cánh của nó khá trắc trở mà nhiều phi hành gia đã dành cho nó một từ là “đường băng khó đỡ”.


    Đối với những chặng bay hạ cánh tại sân bay này đòi hỏi phi hành gia phải là người thật sự có kinh nghiệm dày dặn và có kỹ thuật cao thì mới có thể đối phó với những địa hình hiểm trở của các dãy núi gió mạnh, và hạ cánh một cách chính xác ở đường băng dài 400m giáp biển. Đây là một trong những đường băng được xếp hạng là có độ nguy hiểm nằm ở top 10 của thế giới.

    Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB)
    Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB)
    Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB)
    Sân bay Juancho E Yrausquin (SAB)
  3. Sân bay Ice Runway (NZIR) là một trong những đường băng nguy hiểm nhất thế giới nằm ở Nam Cực. Đây là một đường băng hoàn toàn bằng đá, và hiện nay có một vài chỗ nứt khá nặng do trọng tải của máy bay. Mặc khác, đây là sân bay duy nhất tại Nam cực, nên tất cả các chuyến bay đến đây đều hạ cánh tại sân bay này.


    Đường băng băng là đường băng chính cho Chương trình Nam Cực của Hoa Kỳ trong mùa hè ở Nam Cực vào mùa hè do nằm gần ga McMurdo. Hai đường băng khác trong khu vực là đường băng tuyết tại Williams Field và đường băng tuyết được nén chặt tại Sân bay Phoenix, đã thay thế Trường Pegasus vào năm 2017.

    Đường băng trên biển có khả năng tiếp nhận các loại máy bay có bánh, bao gồm: Lockheed C-5 Galaxy, Lockheed C-141 Starlifter, Boeing C-17 Globemaster III, Lockheed C-130 Hercules và Lockheed P-3 Orion. Vào mùa hè năm 2009/2010, RNZAF đã thử nghiệm một chiếc Boeing 757 sửa đổi trong hoạt động. Mục đích là sử dụng Boeing 757 để vận chuyển hành khách, do đó giải phóng sức chứa cho khoang chở hàng C17.


    Đây cũng là nguyên nhân khiến cho Ice Runway (NZIR) bị xuống cấp nghiêm trọng. Nam cực khá lạnh, vì thế đường băng sẽ có tuyết và dẫn đến tình trạng trơn trượt, đòi hỏi người phi công phải có một tay lái khá chuyên nghiệp thì mới có thể hạ cánh một cách chuẩn xác nhất trong đường bay 400 m.

    Sân bay Ice Runway (NZIR)
    Sân bay Ice Runway (NZIR)
    Sân bay Ice Runway (NZIR)
    Sân bay Ice Runway (NZIR)
  4. Sân bay Quốc tế Gibraltar là sân bay dân sự phục vụ Gibraltar - lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đường băng thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Anh để phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh. Sân bay này cũng phục vụ hàng không dân dụng. Hiện chỉ có các chuyến bay thường lệ giữa Gibraltar với Anh Quốc. Hành khách sử dụng nhà ga dân dụng. Sân bay có đại lộ Winston Churchill cắt ngang đường băng, mỗi khi có máy bay cất hạ cánh thì tuyến đường bộ bị chặn lại.


    Hãng hàng không Monarch hiện là hãng hàng không hoạt động nhiều nhất ở sân bay Gibraltar, mỗi tuần có ba chuyến bay với London, Luton, Sân bay Manchester và Birmingham. Cả hai tuyến bay đều sử dụng máy bay Airbus A320-200. EasyJet có bảy chuyến bay mỗi tuần với Sân bay London Gatwick bằng dòng máy bay Airbus A320. British Airways cũng có chín chuyến mỗi tuần với London Heathrow sử dụng máy bay Airbus A320-200.


    Sân bay Gibraltar (GIB) là sân bay dân sự phục vụ Gibraltar. Điểm được đánh giá là nguy hiểm nhất của sân bay này đó chính là các phương tiện giao thông có thể đi lại qua đường băng. Tuy nhiên, khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh thì còn đường giao thông xe cộ sẽ được chặng lại.


    Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 10 phút khi máy bay cất/ hạ cánh. Đây là đường băng duy nhất của bán đảo thuộc Địa Trung Hải nên hầu hết các chuyến bay đều đáp bến tại đây, vì thế tình trạng lưu thông của các phương tiện khác sẽ gặp khá nhiều khó khăn và trì trệ.

    Sân bay Gibraltar (GIB)
    Sân bay Gibraltar (GIB)
    Sân bay Gibraltar (GIB)
    Sân bay Gibraltar (GIB)
  5. Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) là một sân bay dân sự nằm cách trung tâm Tegucigalpa, Honduras khoảng 6km. Đây là một sân bay được đánh giá là nguy hiểm nhất nhì trên thế giới. Cất cánh và hạ cánh tại sân bay này được xem là thử thách lớn đối với những phi cơ, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.


    Sân bay quốc tế Tocontin là một sân bay phục vụ Tegucigalpa, Honduras. Sân bay có cự ly 6 km so với trung tâm Tegucigalpa. Chương trình History Channel Sân bay nguy hiểm nhất xếp sân bay bày vào vị trí sân bay nguy hiểm thứ nhì thế giới.


    Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) nằm trên một địa hình đồi núi, đường băng khá ngắn. Bên cạnh đó, sân bay này có một đường băng nhựa duy nhất có độ cao 1.005 m, so với những sân bay khác thì Sân bay quốc tế Toncontin (TGU) có đường băng khá hạng hẹp. Trong khi đó, mật độ các chuyến bay trong ngày khá cao, việc hạ cánh, cất cánh, sắp xếp lịch trình cũng khó khăn không kém.

    Sân bay quốc tế Toncontin (TGU)
    Sân bay quốc tế Toncontin (TGU)
    Sân bay quốc tế Toncontin (TGU)
    Sân bay quốc tế Toncontin (TGU)
  6. Sân bay Madeira là một sân bay quốc tế cách Funchal, Madeira 13,2 km. Sân bay này phục vụ các chuyến bay của đảo Madeira. Sân bay chủ yếu phục vụ các chuyến bay đến các điểm đến đô thị châu Âu do tầm quan trọng của Madeira với tư cách một điểm đến giải trí, và là cầu nối quan trọng vận chuyển hàng hoá vào và ra khỏi quần đảo Madeira.


    Sân bay này rất nổi tiếng với đường băng khá ngắn (khoảng 2800 m, tương đương hơn 9110 ft), bao quanh là các dãy núi và biển, khiến cho phi công giàu kinh nghiệm bay cũng phải ngán ngẩm khi hạ cánh ở nơi này. Và cũng được gọi là "Sân bay Kai Tak của châu Âu". Nhờ những điều trên mà sân bay đã nhận giải Kiến trúc xuất sắc của IABSE năm 2004.


    Sân bay Madeira (FNC) là sân bay quốc tế nằm trong quần đảo Bồ Đào Nha và được khánh thành vào tháng 7 năm 1964 với vỏn vẹn một đường băng dài 1.600m. Sân bay này có đặc điểm địa hình khá phức tạp, với một bên là núi và bên kia là sát biển.

    Chính vì thế mà nó được mệnh danh là sân bay nguy hiểm nhất châu Âu. Tiêu biểu cho một vụ tại bạn của chiếc máy bay Boeing 727 đã gặp tại nạn vào nằm 1977 khiến 131 người thiệt mạng. Hầu hết các chuyến bay đến tới Bồ Đào Nha đều hạ cánh tại sân bay này. Vì nổi tiếng là đất nước thể thao, du lịch hàng đầu thế giới nên Bồ Đào Nha vẫn liên tục thu hút lượng đông du khách mua vé máy bay đến đây vào mỗi năm.

    Sân bay Madeira (FNC)
    Sân bay Madeira (FNC)
    Sân bay Madeira (FNC)
    Sân bay Madeira (FNC)
  7. Sân bay Lukla (LUA) là một sân bay nhỏ thuộc thị trấn Lukla, Nepal. Sân bay này được xem là một trong những thử thách lớn đối với các phi công khi họ phải thực hiện hạ cánh và cất cánh tại một nơi nổi tiếng nguy hiểm như thế này. Với đường băng ngắn và hẹp, các điểm cất/ hạ cánh nằm bên một vỉa đá bên dưới là vực sâu hun hút.


    Sân bay này có duy nhất một đường băng bằng nhựa chiều dài 420m và chỉ có thể tiếp nhận được chiếc máy bay cỡ nhỏ với sức chứa 20 người. Với độ dốc 12%, máy bay khi cất/ hạ cánh phải thực hiện bay quanh mỏm núi và hạ cánh theo kiểu leo dốc.

    Các phi công khi thực hiện chuyến bay này phải hết sức khéo léo để máy bay có thể tiếp đất một cách an toàn bên cạnh vách đá dựng đứng. Việc hạ cánh chỉ cần tính sai khoảng từ 1m – 2m có thể dẫn đến tình trạng máy bay trượt qua hàng rào rồi đâm xuống núi. Và nghiêm trọng hơn nếu phi công không điều khiển đúng vận tốc thì máy bay sẽ rất dễ rơi xuống vực và gây tai nạn.

    Sân bay Lukla (LUA)
    Sân bay Lukla (LUA)
    Sân bay Lukla (LUA)
    Sân bay Lukla (LUA)
  8. Sân bay Courchevel (CVF) nổi tiếng của nước Pháp về độ nguy hiểm. Với đường băng rất ngắn chỉ 537 m và có độ uốn võng 18,5 độ. CVF không trang bị hệ thống cất cánh và hạ cánh chính xác, nên trong các điều kiện mây và sương mù sẽ gây khá nhiều khó khăn cho phi công.


    Bên cạnh đó, vào những ngày của mùa đông thì hầu hết sân bay đều đóng băng nên mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên khá cao. Chính vì thế đòi hỏi người phi công phải thật sự khéo léo và giàu kinh nghiệm để có thể cất/ hạ cánh một cách an toàn nhất.


    Sân bay Courchevel là một sân bay phục vụ Courchevel ở một khu vực trượt tuyết trên núi Alps của Pháp. Sân bay có đường băng rất ngắn 525 m, đường băng có độ uốn võng 18,5 độ. Sân bay này không cho phép bay go-around. Sân bay này không trang bị hệ thống cất hạ cánh chính xác nên việc hạ cánh trong điều kiện mây và sương mù hầu như không thể. Sân bay này nguy hiểm do đường băng ngắn và võng và nằm sườn núi dựng đứng Chương trình Các sân bay nguy hiểm nhất của Kênh lịch sử xếp sân bay này nguy hiểm thứ 7 trên thế giới

    Sân bay Courchevel (CVF)
    Sân bay Courchevel (CVF)
    Sân bay Courchevel (CVF)
    Sân bay Courchevel (CVF)
  9. Barra Airport (BRR) là một sân bay có quy mô nhỏ và đường băng ngắn nằm trong vịnh cạn rộng của Traigh Mhor ở phía bắc đầu của đảo Barra ở Outer Hebrides, Scotland và chính thức hoạt động vào năm 1936 . Hầu hết các chuyến bay đều sắp xếp theo lịch trình lên xuống của thủy triều vì sân bay này lấy bãi biển làm đường băng.


    Bãi biển ở đây cũng là một trong những điểm du lịch và nghỉ dưỡng lý tưởng của nhiều du khách. Đặc biệt đối với những người yêu thích hoạt động ngắm máy bay thì đây chính là nơi tốt nhất để lựa chọn. Tuy nhiên, cũng không ít những cảnh báo về tình trạng nhớt thải của máy bay rơi rớt gây nguy hiểm đến du khách.


    Sân bay Barra tọa lạc tại vịnh nông của bãi biển Traigh Mhor trên đảo Barra của Outer Hebrides. Đường băng của sân bay đặt trong một khu vực tam giác đánh dấu bằng các cọc gỗ để giúp điều phối các máy bay cánh quạt Twin Otter hạ cánh trên cát.


    Khi thủy triều lên cao, đường băng bằng cát của sân bay Barra sẽ bị nhấn chìm dưới mực nước biển.[4] Bãi biển ở đây rất thu hút du khách tham quan và người nhặt sò. Họ cũng đến đây để tham quan và tìm hiểu cách hoạt động của sân bay đặc biệt này. Theo các kết quả của cuộc thăm dò do PrivateFly.com tiến hành vào năm 2011, sân bay Barra được bình chọn ở vị trí số 1 do có cách thiết kế đặc biệt cho máy bay khi hạ cánh trên cát.

    Sân bay Barra (BRR)
    Sân bay Barra (BRR)
    Sân bay Barra (BRR)
    Sân bay Barra (BRR)
  10. Sân bay Gustaf III (SBH) là nơi công cộng sử dụng sân bay nằm trong làng St. Jean trên đảo Saint Barthélemy của vùng Caribê. Sân bay này phục vụ cho các máy bay thương mại khu vực nhỏ với sức chứa dưới 20 hành khách. Sân bay Gustaf III được xem là sân bay nguy hiểm là bởi nó có đường bằng khá ngắn, nằm ở dốc thoải và kết thúc là đường giáp biển.


    Cả sân bay và thị trấn chính của hòn đảo Gustavia đều được đặt theo tên của Vua Gustav III của Thụy Điển, người mà Thụy Điển đã giành được hòn đảo từ Pháp vào năm 1784 (nó được bán lại cho Pháp vào năm 1878). Năm 1984, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Thụy Điển, Hans Gustafsson, khánh thành tòa nhà ga cuối của Sân bay Gustaf III. Vào năm 2015, sân bay có tên Aéroport de Saint-Barthélemy-Rémy-de-Haenen, được đặt theo tên của Rémy de Haenen, một nhà tiên phong hàng không và sau này là thị trưởng của Saint Barthélemy.


    Với địa hình khá hiểm trở như vậy, cũng gây không ít khó khăn cho những phi công khi điều khiển máy bay cất/ hạ cánh tại đây. Tuy chưa có những vụ tai nạn nguy hiểm nhưng với những cảnh báo về địa hình cũng như sự thay đổi khí hậu thất thường cũng đủ để khiến sân bay này trở nên nguy hiểm.

    Sân bay Gustaf III (SBH)
    Sân bay Gustaf III (SBH)
    Sân bay Gustaf III (SBH)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy