Top 15 Loài cây độc nhất thế giới

Lê Thị Hà Uyên 10352 0 Báo lỗi

Thực vật vốn đa dạng và phong phú. Dù khá quen thuộc và gần gũi với con người tuy nhiên cũng có những loài cây được mệnh danh là "loại cây chết chóc" bởi độc ... xem thêm...

  1. Cây Manchineel là một loài thực vật cực độc, chỉ cần đứng gần thôi chứ chưa cần chạm vào bạn đã có nguy cơ bị nhiễm độc rồi. Loài cây này mọc trên khắp Florida, Trung Mỹ và vùng Caribe. Nếu hít phải mùn cưa hoặc khói của cây này trong phạm vi 9,1m có thể dẫn đến một loạt biểu hiện khó chịu như viêm thanh quản, ho, viêm phế quản. Một báo cáo chỉ ra rằng chỉ đơn giản là bị hứng nước mưa rơi xuống khi đứng dưới gốc cây cũng có thể dẫn đến phát ban và ngứa. Tệ hại hơn nữa, độc của cây còn có thể làm tổn hại đến xe của bạn vì nhựa cây có thể làm hỏng lớp sơn của xe.


    Không ai dám lại gần cây Manchineel vì loài cây nhiệt đới hiếm gặp này dù có vị ngọt, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong chết người. Manchineel là loài cây mạnh mẽ có thể sinh sống trong môi trường đất cát và rừng ngập mặn của Nam Florida, vùng biển Caribê, Trung Mỹ và phía bắc khu vực Nam Mỹ. Rất nhiều cá thể cây này được dán nhãn cảnh báo để người dân không tiếp xúc quá gần. Dù nắm giữ kỷ lục loài cây nguy hiểm nhất thế giới, nhưng không nhiều người biết đến loài cây này.

    Cây Manchineel
    Cây Manchineel
    Cây Manchineel
    Cây Manchineel

  2. Jimsonweed là cây cà độc với những chiếc lá nhọn và quả cũng có gai nhọn. Những chiếc lá của chúng có mùi rất khó chịu và các cành cây có màu đỏ tím. Cây cao từ 0,9 đến 1,2 mét, quả của cây này đặc biệt độc, chúng màu xanh lá, dài khoảng 5cm, có gai nhọn. Ngay cả cánh hoa và mật hoa cũng có chất độc.


    Loại cây Jimsonweed này còn liên quan mật thiết đến nghệ thuật hắc ám, những phù thủy làm phép bởi thuộc tính gây mê sảng của nó. Đối với hầu hết mọi người thì đây là một loài cây độc hại và nên tránh xa. Do vậy, nếu vô tình nhìn thấy cây này, bạn hãy nhanh chóng rời xa chúng càng nhanh càng tốt.

    Cây Jimsonweed
    Cây Jimsonweed
    Cây Jimsonweed
    Cây Jimsonweed
  3. Cây Phụ tử còn được gọi là cây Thầy Tu vì đầu của hoa giống như đầu nhà tu hành. Hẳn những fan của Harry Potter sẽ nhớ đến chi tiết giáo sư Snape hỏi Harry về hai cái tên này. Loại cây này cao từ 0,6 đến 1,8 mét, có những chum hoa màu xanh hoặc trắng ở ngọn.


    Cây phụ tử cao từ 0,6 đến 1,8 mét, có những chùm hoa màu xanh hoặc trắng ở ngọn. Tất cả các phần của cây đều chứa độc aconitine. Cả rễ và lá cây đều chứa độc tố thần kinh có thể hấp thụ qua da. Trong quá khứ, cây phụ tử đã từng được sử dụng để đầu độc người và đầu độc vật. Các nhà khoa học của Đức Quốc xã đã dùng loại cây này như một loại vũ khí sinh học. Các mục đồng thời Hy Lạp cổ đại tẩm độc cây vào mũi tên để săn sói.

    Cây phụ tử
    Cây phụ tử
    Cây phụ tử
    Cây phụ tử
  4. White Snakeroot là một loại cây có hoa màu trắng rất đẹp nhưng lại chứa chất tremetol, một loại ancol không bão hòa và có thể gây ngộ độc nghiêm trọng cho người và gia súc. Khi các con vật ăn phải loại cây này thì độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể, từ đó có thể chuyển sang cho người. Dấu hiệu ngộ độc chất tremetol là nôn mửa, có thể dẫn đến tử vong.


    Cây chữa rắn cắn hay White Snakeroot là một thành viên thuộc họ cúc ở Bắc Mỹ. Hoa White Snakeroot màu trắng rất đẹp, thoạt nhìn có phần vô hại và "mỏng manh" tuy nhiên đây lại là loài cây mang độc tính cực mạnh, lọt vào danh sách những cây độc nhất thế giới. White Snakeroot ưa mọc ở rìa các khu rừng, chúng nở hoa vào cuối mùa hè, hoa màu trắng tinh khiết nở thành cụm, chi nhánh phẳng, phân nhánh. Lá dài, có hình trái tim có răng cưa.


    Các bộ phận của cây, đặc biệt là phần cành và lá đều chứa chất tremetol - một loại ancol không bão hòa, công thức hóa học C16H22O3 - có thể gây ngộ độc nghiêm trọng ở người và gia súc. Khi động vật ăn phải White Snakeroot, độc tố trong cây sẽ được tích tụ dần trong thịt và sữa của chúng và khi thịt, sữa đã nhiễm độc này được đưa vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, độc tố cũng theo đó được chuyển sang cơ thể người gây ngộ độc tremetol (thường được gọi là milk sickness) với các triệu chứng buồn nôn và nôn.

    Cây White Snakeroot
    Cây White Snakeroot
    Cây cúc trắng chữa rắn cắn hay gọi là white snakeroot
    Cây cúc trắng chữa rắn cắn hay gọi là white snakeroot
  5. Thủy tùng thường cao 18,3 đến 21,3 mét, tuy sống nhiều nhất ở Anh nhưng ở miền nam Hoa Kỳ cũng xuất hiện loại cây này. Thành phần độc trong cây là alkaloids taxine, nó có ở tất cả mọi bộ phận trừ lớp vỏ ngoài của hạt. Độc có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, khô miệng, giãn đồng tử, suy nhược, nhịp tim bất thường và dẫn đến tử vong.


    Cây thủy tùng là cây bụi rất phổ biến ở các nước châu Âu, châu Phi và Trung Đông. Khi ra quả, trái của loài cây này mềm, màu đỏ chín mọng trông rất bắt mắt tuy nhiên cũng giống như trúc đào, mọi bộ phận của loài cây này đều có độc tố gây chết người. Đặc biệt, ai ăn phải hột thủy tùng gây tê liệt hoặc co giật và sẽ tử vong ngay chỉ trong vài phút.

    Cây Thủy tùng
    Cây Thủy tùng
    Cây Thủy tùng
    Cây Thủy tùng
  6. Cho dù bạn đi bộ đường dài, làm vườn hoặc đơn giản chỉ là tận hưởng không khí ngoài trời, bạn đều có thể gặp phải những cây ngò tây khổng lồ, một loài thực vật thuộc nhóm cây cỏ dại, được cảnh báo là có nguy cơ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu nuốt phải. Loài cây này có thể sinh trưởng tới độ cao 4 m, tán lá có thể dài tới 1,5m. Loài cây này mọc ở khắp nơi trên nước Mỹ, từ New England cho đến giữa các bang Đại Tây Dương và phía tây bắc.


    Cây ngò tây có thể xác định được thông qua hình dáng những cụm hoa trắng, được hình thành theo dạng tán như chiếc ô lớn. Ngò tây khổng lồ có thể gây bỏng nặng, với những vết bỏng nước phồng rộp trên da, trong một số trường hợp có khả năng dẫn tới mù loà hoặc tử vong. Ngò tây khổng lồ gây độc cho các loài động vật theo hình thức quang độc tính. Hóa chất do cây tiết ra khi tiếp xúc với da và phản ứng với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng. Về mặt lý thuyết, các cây sinh ra độc tố như thế này để tự vệ, chống lại côn trùng và các vi sinh vật cũng gây hại.

    Cây ngò tây khổng lồ
    Cây ngò tây khổng lồ
    Cây ngò tây khổng lồ
    Cây ngò tây khổng lồ
  7. Cây thầu dầu (tên khoa học là Ricinus communis). Đây là loài cây bụi được ưa trồng làm cảnh trong vườn bởi lá cây có nhiều màu từ xanh đến tím, hình thù giống lá cọ và hạt có đầu nhọn trông rất khác biệt. Tuy nhiên hạt của loại cây này có chứa chất ricin gây chết người. Chất ricin can thiệp vào quá trình trao đổi chất của tế bào cần thiết để duy trì sự sống. Chu trình sản sinh các protein cần thiết bị cản trở khiến tế bào bị chết đi. Nạn nhân có thể nôn mửa, tiêu chảy và co giật một tuần trước khi chết vì suy tạng.


    Mặc dù nó có nguồn gốc ở vùng Đông Phi, nhưng ngày nay nó đã phổ biến trên toàn thế giới. Thầu dầu dễ thích nghi với môi trường sống mới và có thể tìm thấy ở các vùng đất bị bỏ hoang, gần đường sắt và gần đây được trồng nhiều để làm cảnh trong công viên hay các nơi công cộng khác. Các hạt thầu dầu cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ của người Ai Cập cổ đại có niên đại vào khoảng những năm 4000 TCN. Herodotus và các nhà du hành người Hy Lạp cổ đại khác cũng đã đề cập tới việc sử dụng dầu của hạt thầu thầu để thắp sáng và xức dầu lên cơ thể.

    Cây thầu dầu
    Cây thầu dầu
    Cây thầu dầu
    Cây thầu dầu
  8. Cây cam thảo dây là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15 - 24cm, gồm 8 - 20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5 - 20mm rộng 3 - 8mm. Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài 5cm, rộng 12 - 15mm, dày 7 - 8mm, mặt có lông ngắn hạt từ 3 - 7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn xung quanh tễ.


    Cây cam thảo dây được biết đến có những hạt nhỏ màu đỏ, đầu đen rất đẹp nên nó được dùng làm đồ trang sức. Đây là loại hạt khá quen thuộc và phổ biến với các bạn nhỏ ở quê, kể cả Việt Nam. Nhưng hạt cam thảo dây lại chứa chất độc abrin. Những hạt này chỉ nguy hiểm khi lớp vỏ bị phá vỡ, nên nếu nuốt nguyên cả hạt thì không sao. Những triệu chứng của trúng độc hạt cam thảo dây là khó thở, sốt cao, buồn nôn và tích nước trong phổi. Nếu nuốt phải hạt này, lớp vỏ bị phá ra sẽ gây ra tình trạng buồn nôn và nôn mửa, mất nước, và cuối cùng thận, gan, lá lách ngừng hoạt động. Ba đến bốn ngày sau, nạn nhân sẽ qua đời.

    Cây cam thảo dây
    Cây cam thảo dây
    Cây cam thảo dây
    Cây cam thảo dây
  9. Trúc đào là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh trong họ La bố ma, nó là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium. Thành phố cổ Volubilis tại Bắc Phi lấy tên gọi theo tên gọi trong tiếng Latinh cổ cho loài cây này. Người Trung Quốc gọi nó là giáp trúc đào. Nó là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Maroc và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á. Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô. Nó cao tới 2 - 6 m, với các cành mọc gần như thẳng. Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dày và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5 - 21 cm và rộng 1-3,5 cm, các mép lá nhẵn.


    Hoa trúc đào mọc thành cụm ở đầu mỗi cành, màu trắng, vàng hay hồng tùy theo giống, đường kính 2,5 - 5 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Thông thường thì hoa trúc đào có hương thơm. Quả là loại quả nang dài nhưng hẹp, kích thước dài 5 - 23 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.

    Cây trúc đào là loài cây độc nhất trên thế giới, với nhiều loại chất độc ngầm trên các phần của cây. Oleandrin và neriine là hai loại chất độc mạnh có ảnh hưởng trực tiếp lên tim. Độc của cây trúc đào mạnh đến mức mà con người có thể bị trúng độc nếu ăn phải mật ong mà ong đã từng hút phải mật hoa trúc đào. Trúc đào gây độc đối với cả con người và động vật, chỉ một cái lá cũng khiến một đứa trẻ tử vong. Các triệu chứng do độc trúc đào có thể là tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày, uể oải, chóng mặt, nhịp tim bất thường và thường là tử vong.

    Cây trúc đào
    Cây trúc đào
    Cây trúc đào
    Cây trúc đào
  10. Cây độc cần nước có tên khoa học là Conium maculatum, tên tiếng Anh là Water Hemlock còn gọi là cicuta maculate. Cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, được xem là loài cây có khả năng gây chết người trong gang tấc. Bởi vì tính độc của nó mà người ta gọi nó là cây độc cần, cây râu quỷ, cây hải ly độc. Cây độc cần nước có đặc trưng là lá xanh, ren và mịn. Những bông hoa nhỏ màu trắng mọc thành từng chùm, còn lá khi bị vò nhuyễn sẽ phát ra một mùi hương rất khó chịu. Hạt thu hoạch khi gần chín vào mùa hè.


    Cây cần nước là một loại hoa dại với những chiếc lá tím, những bông hoa nhỏ màu trắng và có phần rễ cây màu trắng thường bị nhầm là cây củ cải vàng. Trong cả cây đều chứa chất độc cicutoxin, nhưng tập trung chủ yếu ở rễ cây, vì thế mà không ít người đã chết vì nhầm đây là củ cải vàng. Những ai ăn phải dễ cây cần nước độc sẽ nhanh chóng có các triệu chứng co thắt ruột, buồn nôn, nôn mửa và rung cơ. Những ai may mắn qua khỏi được thì sẽ gặp phải tình trạng sức khỏe suy yếu về lâu dài như chứng hay quên.

    Cây độc cần nước
    Cây độc cần nước
    Cây độc cần nước
    Cây độc cần nước
  11. Cây tự tử, tên khoa học là Cerbera odollam, đây là loài cây bị quy kết phải chịu trách nhiệm cho số người bị giết chết bởi độc tố thực vật nhiều nhất thế giới. Tại Ấn Độ, Cerbera odollam được mệnh danh là “cây tự tử” bởi vì nhiều phụ nữ nước này đã ăn quả với hạt cực độc của cây này để tự tử.


    Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 50 người Ấn Độ chết do ăn phải quả của cây tự tử. Trước đây người ta sử dụng quả cây tự tử trong "thử thách độc dược", nếu ăn quả cây tự tử mà còn sống thì là người tốt, nếu không qua khỏi thì là người xấu, phải xuống địa ngục. Độc dược chứa trong hạt của quả cây tự tử là cerberin, khiến tim đập bất thường dẫn tới suy hô hấp và tử vong.

    Cây tự tử
    Cây tự tử
    Cây tự tử
    Cây tự tử
  12. Cây cà độc dược Atropa belladonna cho ra những bông hoa màu tím dịu dàng và những quả đen bóng rất đẹp mắt. Nhưng bạn đừng tò mò muốn nếm thử hương vị, dù chỉ là một lần. Đây là một trong những loài thực vật nguy hiểm nhất hành tinh. Tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc trong đó bộ phận độc nhất là gốc, tuy vậy chỉ cần ăn phải 2 đến 5 quả cà độc dược Atropa belladonna, bạn chắc chắn sẽ mất mạng.


    Độc tố được tìm thấy trong loài cây này là atropine, scopolamine và hyoscyamine, tất cả đều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh bằng cách ngăn chặn dẫn truyền thần kinh. Khi trúng độc, nạn nhân sẽ bị giãn đồng tử, mờ mắt, khô miệng, ảo giác, tim đập rất lớn, co giật, hôn mê và tử vong.

    Cây cà độc dược Atropa belladonna
    Cây cà độc dược Atropa belladonna
    Cây cà độc dược Atropa belladonna
    Cây cà độc dược Atropa belladonna
  13. Cây linh lan, tên khoa học là Convallaria majalis, được tìm thấy ở khắp các cánh rừng ở khắp Bắc Âu và Mỹ, nhiều người bị vẻ đẹp lung linh của loài cây thần chết này đánh lừa.


    Linh Lan là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày dặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo ra rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao tới 15 - 30cm, với hai lá dài 10 - 25cm và cành hoa bao gồm 5 - 15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây.


    Tất cả các bộ phận của cây linh lan đều chứa chất độc, trong đó mạnh nhất là chất độc convallatoxin. Khi trúng độc, nạn nhân sẽ có triệu chứng nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim chậm đáng kể và đi tiểu quá rất nhiều. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, nạn nhân sẽ tử vong nhanh chóng.

    Hoa linh lan
    Hoa linh lan
    Hoa linh lan
    Hoa linh lan
  14. Có nguồn gốc từ phía bắc của vùng Bắc Mỹ. Các quả mọng của cây Doll’s Eyes (trông giống như mắt búp bê) gây ra nhiều cái chết cho trẻ em, vì chúng có vị ngọt. Sau khi ăn vào, chất độc trong quả hoạt động gần như tức thời gây suy tim, sớm gây ngừng tim.


    Quả cây mắt búp bê khi chín có vị ngọt thơm quyến rũ nhưng đừng dại mà lại gần vì chất độc trong chúng có thể dễ dàng lấy mạng một người trưởng thành. Nhìn chung, toàn thân đều độc nhưng chất độc tập trung nhiều nhất và mạnh nhất ở phần quả. Chính vì chất độc ngọt ngào này mà cây mắt búp bê còn được gọi là loài cây của quỷ dữ.

    Cây Doll’s Eyes
    Cây Doll’s Eyes
    Cây Doll’s Eyes
    Cây Doll’s Eyes
  15. Cây lá ngón thường ưa môi trường khí hậu nhiệt đới vì vậy mà ở các nước châu á thường được tìm thấy nhiều, ở Việt Nam thì cây có thể tìm thấy ở các vùng núi lạng sơn, lào cai, tuyên quang, hòa bình với các đặc tính mọc tự nhiên, cây sẽ phát triển tốt trong môi trường tự nhiên.


    Cây có tên khoa học là: Gelesemiun elegans Benth là giống cây thân bụi leo, có nhiều cành và sống leo dựa vào cây khác, cây phát triển rất nhanh, thường bán và bò rất nhanh trên nhũng cây thân lớn.


    Lá ngón là một loại cây rất độc, có thể giết chết con người bất cứ lúc nào. Độc tố có trong lá ngón ngấm rất nhanh, có thể qua đường tiêu hóa chỉ trong 5 – 10 phút. Thời gian gây chết người của lá ngón khoảng 1 – 7 tiếng. Do đó, mọi người cần phải thận trọng, nên phân biệt rõ lá này so với các loại lá khác, tránh sự nhầm lẫn dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

    Cây lá ngón
    Cây lá ngón
    Cây lá ngón
    Cây lá ngón



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy