Rắn hổ đất
Rắn hổ đất (hay rắn hổ phì, rắn hổ mang một mắt kính) là loài thuộc họ Elapidae. Khi loài rắn này chuẩn bị tấn công con mồi thì phần cổ của chúng sẽ phình to ra trông rất đáng sợ. Rắn hổ đất chủ yếu phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia ở vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Rắn hổ đất là loài để trứng với số lượng trứng khoảng 16 đến 33 quả. Rắn hổ đất tất nhiên cũng như các loài rắn khác, nó là loài động động vật máu lạnh, bò sát - cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè - nhưng không có chân. Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy cứng. Khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần.
Rắn hổ đất có thân đen bóng, đen mốc (giống màu đất) của nó, có lẽ vì thế dân gian gọi là rắn hổ đất. Ở cổ rắn hổ có “bàn nạo” hình mặt trăng mỗi khi tức giận, rắn ngóc đầu bàn nạo phùng ra, lưỡi khè khè sẵn sàng bắn nọc độc…là lúc rắn dọa kẻ thù khủng khiếp nhất. Rắn hổ có nhiều loại: rắn hổ đất còn gọi là rắn hổ mang (rắn hổ mang chúa nặng tối đa khoảng 20kg trở lại, lưng có màu vàng, chì, xám, khác với hổ đất – giống nhỏ hơn màu đen). Thức ăn chính nuôi sống rắn hổ đất là chuột, vì thế nơi nào có nhiều chuột đồng có thể có nhiều rắn hổ để làm cân bằng môi trường sinh thái. Rắn hổ là loài động vật hoang dã tồn tại trong thiên nhiên, và lẽ tất nhiên nó không thể tách khỏi đời sống con người. Rắn hổ ăn chuột, thứ gậm nhắm là kẻ thù của đồng ruộng, giúp cân bằng môi trường sinh thái. Rắn hổ được con người chế biến làm thức ăn, làm rượu rắn vừa bổ dưỡng vừa để chữa bệnh. Nọc rắn được các nhà khoa học sử dụng chế biến ra nhiều dược liệu quý hiếm phục vụ con người.