Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan có tên thật là Nguyễn Thị Hinh (1805-1848), bà là một nhà thơ nữ Việt Nam nổi tiếng thời cận đại lúc đó. Nguyễn Thị Hinh là người phường Nghi Tàm thuộc huyện Vĩnh Thuận ( Hồ Tây, Hà Nội). Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837) và ông thi và đỗ thủ khoa năm 1783 vào đời vua Lê Hiển Tông. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825) và đồng thời là vợ Lưu Nghị (1804-1847) người làng Nguyệt Áng thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2) và từng làm tri huyện Thanh Quan (nay thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan và chồng bà thì lại làm quan lên đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình nhưng lại mất sớm khi chỉ mới 43 tuổi.
Dưới thời vua Minh Mạng, bà từng được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi học. Khoảng một tháng sau khi chồng mất nên bà phải xin nghỉ việc và lấy cớ ốm yếu rồi sau đó dẫn 4 con về Nghi Tàm và ở đây đến khi mất. Một số bài thơ tiêu biểu của bà như: Chiều hôm nhớ nhà, qua đèo ngang, cảnh Hương Sơn, tức cảnh chiều thu,...