Top 10 Nữ thi sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam
Trong lĩnh vực thơ ca Việt Nam từ cổ chí kim cho đến bây giờ, bên cạnh rất nhiều nhà thơ nam nổi tiếng với hàng ngàn bài thơ được lưu truyền muôn thuở thì cũng ... xem thêm...tồn tại một bộ phận không nhỏ những áng văn thơ của phái nữ góp tiếng nói của mình vào dòng chảy chung của nền Văn học nước nhà Việt Nam. Nếu như thơ của những nhà thơ nam thường mang sắc thái mạnh mẽ, rắn rỏi, hiên ngang và kiên cường thì thơ của những nữ sĩ cũng không kém phần hào khí trữ tình và thi vị.
-
Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Bà được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, và là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam.
Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng. Tập thơ Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung đề cập đến tình yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình và nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, vì vậy việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng đặc trưng của bà.
Đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương là không bao giờ dửng dưng và lạnh nhạt. Nhà thơ luôn luôn có một trái tim cháy bỏng và đầy xúc cảm như đang xúc động cho chính bản thân mình, khi giận dữ bà có có thể mắng chửi, la thé lên. Một số bà thơ tiêu biểu như thơ tự tình, bánh trôi nước, mời trầu,...
-
Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan có tên thật là Nguyễn Thị Hinh (1805-1848), bà là một nhà thơ nữ Việt Nam nổi tiếng thời cận đại lúc đó. Nguyễn Thị Hinh là người phường Nghi Tàm thuộc huyện Vĩnh Thuận ( Hồ Tây, Hà Nội). Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837) và ông thi và đỗ thủ khoa năm 1783 vào đời vua Lê Hiển Tông. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825) và đồng thời là vợ Lưu Nghị (1804-1847) người làng Nguyệt Áng thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2) và từng làm tri huyện Thanh Quan (nay thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan và chồng bà thì lại làm quan lên đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình nhưng lại mất sớm khi chỉ mới 43 tuổi.
Dưới thời vua Minh Mạng, bà từng được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi học. Khoảng một tháng sau khi chồng mất nên bà phải xin nghỉ việc và lấy cớ ốm yếu rồi sau đó dẫn 4 con về Nghi Tàm và ở đây đến khi mất. Một số bài thơ tiêu biểu của bà như: Chiều hôm nhớ nhà, qua đèo ngang, cảnh Hương Sơn, tức cảnh chiều thu,...
-
Sương Nguyệt Anh
Sương Nguyệt Anh có tên thật là Nguyễn Thị Khuê sinh 1864 và mất 1921. Ngoài cái tên bút hiệu Sương Nguyệt Anh thì bà còn khá nhiều ký nhiều bút hiệu khác như: Nguyệt Nga, Xuân Khuê, Nguyệt Anh,… Sương Nguyệt Anh là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên trong thơ ca của Việt Nam. Tờ báo nữ giới chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên nói về phụ nữ phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. Bà được sinh tại xã An Đức, huyện Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre. Bà là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và mẹ bà là Lê Thị Điền, cả 2 người đều thuộc làng Thanh Ba thuộc huyện Cần Giuộc.
Vào năm 1917, bà được một nhóm chí sĩ ái quốc mời làm chủ bút tờ nữ giới chung nghĩa là tiếng chuông của nữ giới và khi đó số báo đầu tiên ra đời là vào ngày 01 tháng 02 năm 1918 với chủ ý là nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương phát triển và nhất là đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.
Sương Nguyệt Anh sáng tác rất nhiều tác phẩm để đời nhưng không gom thành tập. Nay chỉ còn tản mác một số bài thơ của bà như: vịnh ni cô, đoan ngọ nhật điếu khuất nguyên, chinh phụ thi, tức sự,… và bên cạnh đó còn một số bài vè như: vè thầy Hỷ, vè tiểu yêu, vè đánh đề,...
-
Lâm Thị Mỹ Dạ
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh tại quê thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà làm việc tại ty văn hóa Quảng Bình từ đầu năm 1978 đến 1983 học trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên và biên tập viên cho tạp chí Sông Hương của hội liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thời bấy giờ. Bà đồng thời là ủy viên ban chấp hành hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế và là hội viên hội nhà văn Việt Nam, ủy viên hội đồng thơ hội nhà văn Việt Nam khóa V, ủy viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam khóa III,... Hiện tại bà đang sống tại thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Chồng bà là Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, thơ có tiếng ở Việt Nam.
Những giải thưởng mà nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã đạt được gồm: giải A thơ của ủy ban toàn quốc các hội liên hoan văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1999, giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973; giải A thơ giải thưởng văn học nghệ thuật cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và hội liên hoan Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Giải thưởng văn học hội nhà văn Việt Nam cho tập thơ bài thơ không năm tháng,... Năm 2007, nhà thơ còn được Chủ tịch nước tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: tập thơ Cốm non, đề tặng một giấc mơ, bài thơ không năm tháng, trái tim sinh nở. Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch sang tiếng Anh, được in và phát hành tại Hoa Kỳ.
-
Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh (1942-1988) bà là một nhà thơ nữ Việt Nam nổi tiếng ở thế kỷ XX. Xuân Quỳnh được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như: sóng, thuyền và biển, thơ tình cuối mùa thu, và tiếng gà trưa,… Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê xã Văn Khê thuộc tỉnh Hà Tây. Bà xuất thân trong một gia đình công chức, do mẹ mất sớm còn bố thường xuyên công tác xa gia đình nên bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc cảm xúc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của bà. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say nhưng có lúc lại đau khổ và suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như hoa cỏ may, thuyền và biển, tự hát, nói cùng anh,... Các bài thơ như chuyện cổ tích về loài người, bài thơ sóng được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam và một số bài thơ được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc lại.
-
Anh Thơ
Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân, bà sinh năm 1921 tại thị trấn Ninh Giang thuộc tỉnh Hải Dương trong một gia đình có truyền thống nho học. Năm bà được mười hai tuổi đã được bố đưa về quê nội ở thị xã Phủ Lạng Thương ( bên bờ con sông Thương) hiền hòa và đầy thơ mộng. Và cũng từ đây, sự nghiệp thi ca của nữ sĩ bắt đầu hình thành và phát triển. Anh Thơ là cũng là một trong những nhà thơ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam thời kì bấy giờ.
Bà đã gửi tập thơ đầu tay mang tên bức tranh quê để tham dự và đã đạt giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn trao tặng. Với vẻ độc đáo hiếm có, tập thơ bức tranh quê đã đánh dấu cho sự đa dạng của một phương hướng từng chi phối thơ Việt trong thế kỷ XX. Với thành công của tập thơ này nên bà là nhà thơ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng lớn và bà được ví von giống như một bức tranh tĩnh vật bằng thơ trước cách mạng.
Những tác phẩm chính trong suốt cuộc đời sáng tác của bà bao gồm: răng đen, cuối mùa hoa, bức tranh quê, từ bến sông Thương, tiếng chim tu hú,... Với những cống hiến cho phong trào thơ mới bà từng được ca ngợi là một cô nữ sĩ xinh đẹp nổi tiếng nhất đất Kinh Bắc.
-
Phan Thị Thanh Nhàn
Phan Thị Thanh Nhàn là nhà thơ nữ Việt Nam nổi tiếng ở thế kỷ XX, bà quê ở xã Tứ Liên, huyện Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Bà là Ðảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên hội nhà văn Việt Nam, đồng thời bà còn là ủy viên ban chấp hành hội trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005. Phan Thị Thanh Nhàn làm thơ từ rất sớm, vào đầu những năm 1990 đã có thơ của bà đăng trên những tờ báo. Bà được đông đảo bạn đọc biết đến với hương thầm (bài thơ này đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc năm 1984). Ngoài làm thơ ra bà còn tham gia viết báo, truyện thiếu nhi và kể cả truyện ngắn.
Những giải thưởng mà nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã đạt được gồm: giải A của hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội các năm 1974, giải nhì cuộc thi thơ báo văn nghệ 1969, giải A do nhà xuất bản Kim Ðồng trao năm 1995 cho tác phẩm bỏ trốn, giải C nhà xuất bản Kim Ðồng năm 1982 cho tác phẩm “Tuổi trăng rằm”,... Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ gồm có: làm anh, hương thầm, xóm đê ngày ấy, bỏ (truyện thiếu nhi), con đường ?(thơ),...
-
Ý Nhi
Nhà thơ Ý Nhi tên thật là Hoàng Thị Ý Nhi, sinh năm 1944 tại thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trong một gia đình có truyền thống về văn hóa nghệ thuật. Bà tốt nghiệp khoa ngữ văn trong trường đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1968, bà từng làm cán bộ biên tập ở nhà xuất bản Hội Nhà văn. Hiện nay bà sống và tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình tại TP Hồ Chí Minh.
Bà nhận giải thưởng hội nhà văn Việt Nam năm 1985 với tác phẩm người đàn bà ngồi đan. Cùng với nhà thơ Nguyễn Duy, Thanh Thảo, nhà thơ Ý Nhi thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ nhưng thực sự nổi bật sau chiến tranh với những cách tân hiện đại và làm mới thơ Việt Nam về cả nội dung và hình thức. Tuy nhiên, thơ của bà lại giản dị mà đậm chất trí tuệ với giọng điệu thơ trầm lắng, thiết tha và không kém phần suy tư mà thương xót. Với ngôn ngữ đậm chất triết luận. Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ gồm có: ngày thường, cây trong phố chờ trăng, nỗi nhớ con đường, Đến với dòng sông (1978),...
-
Đoàn Thị Lam Luyến
Đoàn Thị Lam Luyến sinh năm 1953, là nhà thơ và đồng thời là hội viên hội nhà văn Việt Nam, quê quán tại xã Anh Dũng, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ thuộc tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, bà là tổng thư ký hiệp hội quyền sao chép của Việt Nam. Bà sớm được biết đến từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ 20 với tập thơ đầu tay mang tên lỡ một người con gái và được rất nhiều độc giả đón nhận, yêu quý.
Giải thưởng mà nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đã đạt được bao gồm: giải thưởng thơ của nhà xuất bản hội nhà văn vào năm 1995, giải thưởng cuộc thi thơ báo văn nghệ 1989-1990. Một số bài thơ tiêu biểu của nhà thơ gồm có: đa mang, Đà Nẵng, đàn bà, đêm cành đa, ốc đảo,....
-
Ngân Giang
Ngân Giang (1916 – 2002) tên thật của bà là Đỗ Thị Quế, là một nữ thi sĩ trong thơ ca Việt Nam. Bà viết nhiều bài thơ mang hơi hướng thơ Đường, trong số đó có nhiều bài hay như: xuân chiến dịch, Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng giang,... Bà sinh ra trong một gia đình Nho học tại phố Hàng Trống thuộc Hà Nội nhưng quê quán gốc của bà thì ở thôn Hướng Dương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Trong khi nhiều nhà thơ lãng mạn cùng thời chịu ảnh hưởng của văn chương phương Tây thì Ngân Giang vẫn gắn bó với thơ Đường luật và các thể thơ mang âm hưởng dân tộc và mang đậm chất quê hương như xóm làng, đất lạnh, chợ chiều, quạnh,... với một cảm tình nồng hậu nhưng man mác buồn. Những tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ Ngân Giang gồm có: tiếng vọng sông Ngân, những ngày trong hiến binh Nhật, giọt lệ xuân (nhật ký và thơ dưới bút danh Hạnh Liên), ba tập thơ Ngân Giang,...