Top 12 Thương hiệu gạo nổi tiếng nhất Việt Nam
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh nước ta là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Bên cạnh đó, nước ta cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế ... xem thêm...giới. Dưới đây, Toplist liệt kê cho các bạn những thương hiệu gạo nổi tiếng nhất của Việt Nam.
-
Gạo thơm Hương Lài
Hương Lài là giống lúa mùa được trồng nhiều ở vùng Cần Đước, Long An. Hạt gạo Hương Lài có màu trắng trong, dài hạt, cơm dẻo, mềm, ngọt cơm. Hạt gạo nhỏ, có mùi hương hoa lài. Đặc biệt tỏa mùi rất thơm khi nấu. Đây là loại gạo rất thích hợp với những người thích gạo dẻo. Cơm vẫn thơm và dẻo khi nguội.
Chất lượng trên từng hạt gạo, Giá trị dinh dưỡng trong 100g:
- Chất đạm (Protein) >= 6g
- Tinh bột (Carbohydrate) >= 80g
- Chất béo (Lipid) <= 1g
- Năng lượng >= 365kcal
Cách bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Để nơi sạch sẽ, đóng kín bao sau mỗi lần sử dụng, tránh côn trùng xâm nhập.
-
Gạo bắc hương
Gạo bắc hương đặc sản Nam Định - Gạo bắc hương Nam Định được trồng tại khu vực Hải Hậu và Giao Thủy là sản phẩm Gạo Đặc Sản bởi lẽ không có nơi đâu trồng được loại gạo ngon và đậm đà như thế. Gạo Bắc Hương Hưng Yên, Bắc Hương Thái Bình chất lượng không thể so sánh được với gạo bắc hương Nam Định. Do nguồn thổ nhưỡng đất phù hợp với giống lúa này. Hạt gạo nhỏ dài, màu trắng, dẻo nhiều, có độ dính. Khi nấu có mùi thơm, cơm để nguội vẫn giữ được độ dẻo và mùi thơm. Gạo ngon có tính chất dẻo, nên khi nấu có thể trộn thêm một số loại gạo có tính khô hơn như gạo dẻo BC, gạo Khang Dân để cơm ngon vừa miệng.
Đặc tính: Hương vị tự nhiên, thơm nhiềuVị ngọt đậm, dẻo mềm, hơi dính, Cơm vẫn mềm sau khi để nguội.
Gạo bắc hương có thành phần gồm nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng như:
- Gluxit 77%
- Protein 8%…
Loại gạo này có mùi vị rất đậm đà, hương thơm tự nhiên, vị dẻo mềm. Đặc biệt, sau khi nấu chín và để nguội trong thời gian khá dài thì hạt cơm vẫn giữ được độ dẻo và hương vị vốn có của chúng.
Cách bảo quản gạo bắc thơm Hải Hậu: Để nơi khô ráo và thoáng mát. Sau khi mở bao bì nên bảo quản vào thùng nhựa, chum vại và đậy kín, tránh côn trùng xâm nhập và mùi lạ.
-
Gạo thơm Cò trắng
Nhắc tới gạo thơm Cò trắng chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới vùng đất Long An với những cánh đồng lúa bát ngát cánh cò bay. Giống lúa này là một trong những giống lúa có thời gian gieo trồng dài nhất, một năm chỉ có một vụ và kéo dài trong vòng sáu tháng mới được thu hoạch.
Hạt gạo thơm Cò trắng có màu trắng đục, khi được nấu chín sẽ cho ra thành phẩm với chất lượng tuyệt hảo. Gạo thơm cò trắng được xem là loại gạo ngon nhất trong các loại gạo khô, xốp. Chính vì thế gạo thơm cò trắng rất phù hợp với những người thích ăn cơm khô.
-
Gạo tám xoan Hải Hậu
Gạo tám xoan ở nước ta có ở rất nhiều nơi nhưng gạo tám Hải Hậu của Nam Định là nổi tiếng ngon nhất nhì. Xưa, gạo tám Hải Hậu được chọn để tiến vua. Ngày nay, loại gạo này thường được dùng trong các tiệc chiêu đãi lớn của nhà nước và là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Gạo tám xoan Hải Hậu hạt nhỏ dài, mau chín, cơm tám màu trắng xanh, dẻo, mùi thơm đậm, ăn mau tiêu, hơn nữa hàm lượng chất bổ lại cao hơn các loại gạo khác nhiều.
Đặc điểm về cơm tám xoan Hải Hậu:
- Hình dáng: Hạt cơm nhỏ dài, không bị nát
- Màu sắc: Hạt cơm có màu hơi bóng
- Mùi: Ngay khi nấu chín, cơm có mùi thơm đặc trưng, sau khi nấu 5- 6 giờ vẫn giữ được mùi thơm và cơm không bị khô.
- Vị: Vị ngọt dịu, đậm (vị ngọt hậu)
- Đặc điểm khác: Cơm dẻo, giòn.
-
Gạo tám thơm Điện Biên
Gạo tám thơm Điện Biên là đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Gạo được trồng tại cánh đồng Mường Thanh nơi có khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp nên gạo đặc biệt thơm ngon, dẻo ngọt, đậm đà, giàu giá trị dinh dưỡng.
Gạo tám thơm đặc sản Điện Biên được chế biến theo một quy trình sản xuất nghiêm ngặt và quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, sơ chế nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Sản phẩm được đóng gói dày dặn, kín hơi, đảm bảo không để côn trùng và các tác động ngoại cảnh khác làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.
Gạo tám Điện Biên từ lâu đã trở thành một trong những thương hiệu gạo có giá trị kinh tế cao và là sản phẩm được các bà nội trợ rất yêu thích. Hạt gạo tám thơm nhỏ, hơi đục nhưng khi thổi thành cơm thì dẻo và thơm như cơm nếp, đậm vị, nhiều nhựa và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Để bảo quản cho gạo thơm, bạn cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bạn có thể dùng gạo tám Điện Biên để nấu các loại cơm, cháo và chế biến những loại bánh từ gạo tẻ.
-
Nếp cái hoa vàng
Nếp cái hoa vàng hay còn được gọi là nếp ả hoặc nếp hoa vàng, là giống lúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Việt Nam. Gạo có hạt tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu. Khi nấu chín, gạo có hương thơm hấp dẫn, hạt cơm căng bóng và vị ngọt tự nhiên.
Gạo nếp cái hoa vàng được chế biến theo quy trình khép kín từ khâu thu mua, sơ chế sạch trước khi đưa ra thị trường. Sản phẩm được chế biến theo một quy trình sản xuất nghiêm ngặt và quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, sơ chế nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Hơn nữa Gạo nếp cái hoa vàng còn được đóng gói dày dặn, kín hơi, đảm bảo không để côn trùng và các tác động ngoại cảnh khác làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
-
Gạo Trân Châu
Trân Châu là một giống lúa đặc sản cổ truyền nổi tiếng của người dân vùng bán sơn địa thuộc tỉnh An Giang, giáp ranh biên giới Campuchia. Được trồng trọt theo đúng phương thức canh tác cổ truyền của các giống lúa vùng cao đó là sử dụng nước mưa trời là chính, cộng với những đặc tính ưu việt về giống, đã tạo ra gạo Trân Châu đậm đà hương vị tự nhiên và chất lượng hảo hạng.
Gạo Trân Châu hội tụ đầy đủ nhất các yếu tố của một loại gạo ngon thượng hạng mà không phải loại gạo đặc sản nào cũng có được, đó là cho hạt cơm thơm, mềm, dẻo và đậm vị. Hơn thế nữa, gạo Trân Châu là một loại gạo giàu chất dinh dưỡng mà đặc biệt là nhiều Vitamin B, rất tốt cho sức khỏe của tất cả mọi thành viên trong gia đình.
-
Gạo trắng Cần Thơ
Ca dao xưa có câu: "Cần Thơ gạo trắng nước trong. Ai đi đến đó lòng không muốn về". Có thể thấy rằng, Gạo trắng Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng, trở thành một đặc sản của vùng đất này. Gạo trắng Cần Thơ là loại gạo có hạt mẩy, hương thơm và vị ngọt đậm đà. Gạo khi nấu chín cho cơm trắng bông, căng bóng rất hấp dẫn, cơm vẫn dẻo dù để nguội.
Gạo trắng Cần Thơ được trồng trên đất màu mỡ với phù sa thiên nhiên đem lại hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho tất cả các bữa ăn của bạn.
Lưu ý: Dùng cơm khi còn nóng sẽ ngon hơn.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
-
Gạo tẻ thơm Điện Biên
Gạo tẻ thơm Điện Biên có vị dẻo thơm đậm đà đặc trưng khác hẳn với những loại gạo tẻ được trồng trên những vùng đất khác. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Điện Biên những đặc sản có giá trị trong đó có gạo tẻ thơm Điện Biên. Gạo thơm ngon không bị ngấy và dễ ăn, Gạo tẻ thơm Điện Biên cho cơm chất lượng mềm dẻo, ngọt cơm và thoang thoảng thơm tự nhiên. Đây là là loại gạo có hạt mẩy, hương thơm và vị ngọt đậm đà. Gạo khi nấu chín cho cơm trắng bông, căng bóng rất hấp dẫn, cơm vẫn dẻo dù để nguội.
Gạo tẻ thơm đặc sản Điện Biên được đóng gói dày dặn, kín hơi, đảm bảo không để côn trùng và các tác động ngoại cảnh khác làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp -
Gạo nếp cẩm
Gạo nếp cẩm là loại gạo nếp có màu sắc rất đặc trưng: màu mận chín. Loại nếp này vừa ngon miệng lại rất bổ dưỡng. Nếp cẩm thường được dùng làm rượu nếp, có vị ngọt, đậm đà, dễ uống. Trong ngày Tết giết sâu bọ hàng năm (5-5 âm lịch), gạo nếp cẩm còn được dùng làm rượu cái (gạo ủ men lá làm từ cây của núi) tạo thành vị thơm, ngọt, rất tốt cho tiêu hóa. Nếp cẩm thường được nấu lên, rồi ủ men lá, sau đó trộn với sữa chua, tạo thành món ngon “sữa chua nếp cẩm” đã quen với thực khách.
Không phải nơi nào cũng có thể trồng được gạo nếp cẩm. Chỉ có chất đất nơi núi cao Tây Bắc (Chủ yếu là Lai Châu, Điện Biên) mới có thể trồng gạo cẩm và cho ra loại gạo ngon nhất, chất lượng gạo cao nhất.
Khi dùng gạo nếp cẩm thực khách sẽ được thưởng thức một loại gạo không những ngon mà còn giàu dinh dưỡng của vùng núi cao Tây Bắc. Thưởng thức cơm gạo cẩm, chắc chắn các bạn sẽ thấy rất ngon miệng.
-
Gạo Tài Nguyên Chợ Đào
Lúa Tài Nguyên là dạng lúa mùa, được thu hoạch sau 6 tháng gieo trồng và chỉ trồng được một vụ mỗi năm. Gạo Tài Nguyên được trồng nhiều ở mảnh đất Long An, nhưng ngon nhất vẫn là gạo Tài Nguyên của vùng đất chuyên canh Chợ Đào thuộc vùng Cần Đước, tỉnh Long An.
Gạo Tài Nguyên Chợ Đào được biết đến là loại gạo ngon và đặc sắc nhất của dòng gạo khô xốp, hạt gạo có màu trắng đục, khi nấu lên cơm ráo, mềm, xốp và đặc biệt là rất ngọt, đây cũng là loại gạo khoái khẩu của nhiều người thích cơm khô. Đặc biệt rất thích hợp làm nguyên liệu cho món cơm chiên.
-
Gạo Thơm Xốp
Gạo Thơm Xốp là loại gạo cao sản, được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Gạo Thơm Xốp hạt dài trong, cơm dẻo thơm. Chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Gạo Thơm Xốp khá rẻ, ngon cơm, rất thích hợp với cơm văn phòng, gia đình…
Do gạo được sản suất từ giống lúa có thể tự kháng sâu bệnh, dù thời tiết có thay đổi như thế nào vẫn phát triển 1 cách mạnh mẽ vì thế những hạt lúa này cho ra những hạt gạo tốt nhất. Gạo thơm xốp dài, trắng sáng, có mùi thơm dễ chịu. Khi nấu chín gạo cho ra hạt cơm bóng như được trộn với dầu, dẻo mềm và rất thơm.
Ngoài ra gạo thơm xốp được bảo quản rất lâu, với điều kiện môi trường bình thường, nên chúng ta không sợ sâu mọt, côn trùng vào ăn gạo. Chính vì vậy quý khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng loại gạo này.