Bạc
Trong tự nhiên, người ta gặp bạc dưới dạng hợp chất Ag2S và AgCl. Các nhà địa chất thường dùng từ ngữ bạc ưa lưu huỳnh và ưa clo. Tại sao lại là ưa. Vì hợp chất của bạc đều không bền, nhất là AgCl. Để lâu ngoài ánh sáng Mặt Trời là bạc có thể giải phóng ra thành dạng tự do.
Sự khai quật các khu mộ cổ cho thấy cách đây 2500 năm nhiều quốc gia lưu thông tiền tệ bằng bạc.
Bạc trong ngành nhiếp ảnh: Ngành chụp ảnh và quay phim tồn tại nhờ có bạc halogenua. Do bạc nitrat rất nhạy với các ion halogenua. Suốt thế kỉ XVI, "buồng tối" được dùng để vẽ tranh một cách chuẩn xác. Đến thế kỉ XVII thì một thấu kính được gắn ở lỗ và cái hộp ở hình 1 trở thành một kiểu "máy ảnh". Và tin này sẽ làm bạn tiếc nuối: Năm 1725, Johann Schulze làm nên tấm ảnh chụp đầu tiên với 1 tờ giấy nến và lọ nitrat bạc. Nếu ông ấy lấy chất này quét lên một tờ giấy và đặt vào "máy ảnh" thì ông đã phát minh ra nghề nhiếp ảnh sớm hơn những 100 năm.
Vì sao khi để rất lâu ngoài không khí, bạc bị sẫm màu đi?Trong không khí thường có khí hidro sulfua H2S. Khí này tác dụng với bạc thành Ag2S có màu đen.
Để lau sạch vết đen này có thể dùng dung dịch natri thiosulfat Na2S2O3, một chất định hình mà người thợ ảnh nào cũng biết. Khi đó sulfua bạc tan đi nhờ tạo thành Na3[Ag(S2O3)]. Ngoài ra nhờ tính chất tạo phức của bạc với amoniac NH4OH, có thể dùng dung dịch amoniac để lau bóng đồ bạc. Sau đó cần phải đun trong nước sôi và cho thêm một ít phèn chua thì tốt vì amoniac cũng như thiosulfat còn sót lại sẽ khiến bạc đen nhanh chóng.
Bạc có thể chữa bệnh không? Vào thế kỉ IV TCN, quân Hi Lạp sau khi chiếm Ba Tư và một số nước vùng Vịnh thì tràn sang Ấn Độ. Tại đây lính Hi Lạp bị bệnh đường ruột. Nhưng có điều rất lạ là các sĩ quan tuy ăn cùng quân lính nhưng không sao.
Câu chuyện này tới hơn 2000 năm sau mới được sáng tỏ. Do các sĩ quan ăn uống bằng đồ dùng bằng bạc. Còn lính thì dùng đồ bằng thiếc. Đó là do một phần nhỏ bạc tan trong nước tạo dịch keo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.