Thiếc (Sn)
Thiếc được sử dụng từ khoảng 3000 - 4000 năm TCN.
Về thiếc thì có 2 câu chuyện thú vị sau đây:
- Tiếng kêu của thiếc: Giả sử bạn có hai cái que giống nhau. Một cái là que hàn và một cái là que thiếc. Vậy bạn sẽ làm thế nào để phân biệt hai que ấy bằng một phương pháp vật lí đơn giản? Bởi 2 cái que này đều có màu ánh bạc, giống nhau về sức nặng và độ mềm. Để phân biệt được hai que này, thì bạn chỉ cần đưa chúng lên tai và nghe âm thanh khi uốn cong của chúng. Que thiếc khi bị bẻ cong thì sẽ phát ra tiếng nổ giòn đặc trưng. Đó là do sự chuyển dịch và biến dạng của các tinh thể tạo thành thiếc trắng gây nên. Hiện tượng này không xảy ra khi uốn một que thiếc hàn hay bất kì hợp kim nào của thiếc.
- Bệnh dịch thiếc: Bàn tay của người quản lí quân nhu run run mở cánh cửa nhà kho. Sự có mặt bất ngờ của viên thanh tra không hứa hẹn với anh điều gì tốt lành cả. Tuy nhiên anh vẫn giữ vẻ bình tĩnh và lễ phép trên nét mặt. Chúng tôi còn giữ những chiếc khuy bằng thiếc để đính vào áo của binh lính. - Người quản lí vừa mở rộng kho vừa báo cáo. - Nào, xem anh bảo quản chúng ra sao. Mở hòm ra. Vẫn nét mặt tôn kính, người quản lí vội vã đi tới cái hòm, lấy tay giật lấy nắp hòm và... lặng người đi vì sửng sốt: chiếc hòm đầy ắp đến tận miệng, nhưng không phải những chiếc khuy bằng thiếc lóng lánh có hai đầu con đại bàng, mà là một loại bột màu xám xám nào đó.- Thế những hòm khác của anh cũng có những chiếc khuy như thế này à? Người quản lí sợ hãi vì hòm nào cũng chất đầy loại bột ấy. Mặc dù ngoài trời lạnh ghê ghớm nhưng người quản lí cảm thấy mặt mình nóng ran. Viên thanh tra tức giận gửi vài mẫu bột gửi về phòng thí nghiệm của ông ta. Vài ngày sau, khi nhận kết quả, viên thanh tra kinh ngạc: chất bột gửi về phân tích chính là thiếc! Vậy chuyện gì đã xảy ra? Ở nhiệt độ 13,2 độ C thôi, thiếc trắng chuyển thành thiếc xám. Thiếc xám không ở dạng tinh thể mà ở dạng bột. Cúc áo biến mất do sự chuyển dạng thù hình của thiếc trắng sang thiếc xám. Và hiện tượng này được đặt tên là bệnh dịch thiếc.