Bài soạn "Ẩn dụ" số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I - ẨN DỤ LÀ GÌ?

Câu 1. Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ Người Cha được dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví như vậy?

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

(Minh Huệ)

Trong khổ thơ trên, Bác Hồ được ví như Người cha bởi tình cảm của Bác Hồ đối với các anh đội viên cũng giống như tình cảm của một người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ cảm nhận của mình về sự giống nhau ấy và thể hiện bằng hình ảnh ẩn dụ "Người Cha mái tóc bạc".


Câu 2. Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh?

Để một câu văn trở thành câu so sánh, chúng ta phải có 2 vế , đó là cái được so sánh và cái dùng để so sánh. Ví dụ:

Bác Hồ săn sóc những anh chiến sĩ như một Người cha già.

Vế 1 - Cái được so sánh ở trong câu là Bác Hồ

Vế 2 – Cái dùng để so sánh ở trong câu là Người Cha

Nhưng trong đoạn thơ trên chỉ xuất hiện vế 2 – cái dùng để so sánh (Người Cha) còn vế 1 lại bị ẩn đi (Bác Hồ)

Người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc.


Ghi nhớ

Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


II - CÁC KIỂU ẨN DỤ

Câu 1. Các từ in đậm dưới đây được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy?

Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Nguyễn Đức Mậu)

Từ "thắp" chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.

"Lửa hồng" là hiện tượng về sự vật bị cháy mạnh.

=> Hàng cây râm bụt như những cái que có thể châm lửa để thắp thành lửa hồng ở hoa râm bụt.

Có thể ví như vậy bởi các sự vật này có thể liên hệ vì về mặt hình thức có tính tương đồng.


Câu 2. Cách dùng từ trong cụm từ in đậm dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

(Nguyễn Tuân)

Cụm từ "nắng giòn tan" tạo một cảm giác đặc biệt.

Ta có thể nói "Bánh phồng tôm giòn tan" bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng. Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.


Câu 3. Từ những ví dụ đã phân tích ở các phần I và II, hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ.Có 4 kiểu ẩn dụ:

Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ghi nhớ

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:

- Ẩn dụ hình thức ;

- Ẩn dụ cách thức ;

- Ẩn dụ phẩm chất ;

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 2

So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:

- Cách 1:

Bác Hồ mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

- Cách 2:

Bác Hồ như Người Cha

Đốt lửa cho anh nằm

- Cách 3:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

Bài làm:
Cách 1: câu kể thông thường.
Cách 2: sử dụng phép so sánh
=> gây nên ấn tượng lạ.
Cách 3: sử dụng phép ẩn dụ.
=> mang được nội dung biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm


Câu 2: Trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2

Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.

a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

(Tục ngữ)

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

c) Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

d) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

Bài làm:
Các hình ảnh ẩn dụ:
"ăn quả", "kẻ trồng cây"
=> ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức);
=> kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất).
mực – đen, đèn – sáng
=> mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất);
=> đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất).
thuyền, bến
=> thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất).
"Mặt Trời" - Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
=> Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).


Câu 3: Trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2
Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
a) Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
(Hoàng Trung Thông)
b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
d) Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
(Phan Thế Cải)
Bài làm:
Các từ ngữ ẩn dụ:
(Mùi hồi chín) chảy
=> thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.
(Ánh nắng) chảy;
=> sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.
(Tiếng rơi) rất mỏng;
=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác).
Ướt (tiếng cười).
=> gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.
Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.


Viết một đoạn văn có sử dụng phép ẩn dụ và chỉ ra phép ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn
Bài làm:
Bài tham khảo 1:
" Tùng tùng tùng..." Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Những cô cậu học trò ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Phép ẩn dụ: " ướt đẫm ánh nắng" ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( từ thị giác- xúc giác)

Bài tham khảo 2:
Bác Hồ là vị anh hùng dân tốc, là vị cha già kính yêu của chúng ta. Người cha đã hi sinh cả cuộc đời mình để lo lắng đến hàng triệu cong dân đất Việt. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, gặp rất nhiều khó khăn, vất vả Người tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ hàng nghìn năm. Người luôn trăn trở, lo lắng đến ấm lo, đói nghèo, hạnh phúc của dân tộc. Cả một cuộc đời Người nguyện hiến dâng hết mình vì tổ quốc. Người mãi mãi sống trọng trong lòng chúng ta.
Phép ẩn dụ: Người cha (mang được nội dung biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm)


Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả về mùa xuân hoặc mùa hạ có sử dụng phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ
Bài làm:
Bài tham khảo 1:
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những chị hoa cũng thi nhau tỏa hương khoe sắc rực rỡ chào đón mùa xuân. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Mùa xuân yêu kiều xinh đẹp tựa như nàng tiên ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian
So sánh: Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt - viên pha lê trên lộc non xanh biếc; mùa xuân yêu kiều xinh đẹp tựa như nàng tiên ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian
Nhân hóa: chị hoa, xuân yêu kiều


Bài tham khảo 2:
Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây báo hiệu một mùa hè nữa đã về trên quê hương em. Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc,kết trái thơm ngon. Những chú,cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Mùa hè cũng là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ sau tháng ngày học căng thẳng ,mệt mỏi. Đối với em mùa hè chính là mùa của sức sống, niềm vui và mùa dành cho sự khởi đầu của sự trưởng thành, khôn lớn.
Nhân hóa: chú cô chim
So sánh: Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy