Bài soạn "Bàn về phép học" của Nguyễn Thiếp số 4
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tác giả
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời gọi là La Sơn Phu Tử; quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Thiếp là người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt và ra làm quan dưới triều Lê nhưng sau từ quan về quê dạy học.
Ông ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị. Quang Trung mất, ông về ở ẩn đến cuối đời chứ không ra giúp nhà Nguyễn
2. Tác phẩm
Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào năm 1791
Thể loạiTấu:
Loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa đề trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác tấu trong nghệ thuật)
Được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu
Nội dung: Bàn về ba điều mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học)
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2
Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
Bài làm:
Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" và "Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người"
Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 2: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?
Bài làm:
Tác giả đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái đó là đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi; học nhưng không biết đến tam cương (ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là quân thần tức vua tôi, phụ tử tức cha con và phụ phu tức vợ chồng) , ngũ thường (năm đức tình của con người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín)
Mục đích học không có, lại học theo lối học lệch lạc, sai trái nên hậu quả của lối học ấy là Chúa tầm thường. Thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan..
Câu 3: Trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?
Bài làm:
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách: "cho phép thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà học"
Điều này có nghĩa, Nguyễn Thiếp mong muốn việc học sẽ được phổ biến rộng rãi, thoải mái để tạo tâm lí và điều kiện thuận lợi để mọi người có thể học một cách dễ dàng.
Câu 4: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao?
Bài làm:
Bài tấu có bàn về "phép học" và tác giả đã đưa ra một số phép học đó là:
Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng
Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề
Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.
Câu 5: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ
Bài làm:
Mục đích chân chính của việc học -> Thực trạng sai trái của việc học -> Chính sách khuyến khích việc học -> Phương pháp học