Bài soạn "Câu cầu khiến" số 3

Kiến thức cần nhớ

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng chớ,... đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ghi nhớ:
Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, ... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.


Hướng dẫn soạn bài Câu cầu khiến

I. Đặc điểm hình thức và chức năng
Câu 1
Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
▪ Đoạn a: "Thôi đừng lo lắng." và "Cứ về đi."
▪ Đoạn b: "Đi thôi con."
- Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".
- Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.
Câu 2
- Cách đọc câu "Mở cửa!" trong đoạn (b) khác với cách đọc "Mở cửa." trong đoạn (a).
- Câu "Mở cửa!" trong (b) dùng để yêu cầu, ra lệnh. "Mở cửa." trong (a) dùng để trả lời cho câu hỏi "Anh đang làm gì đấy?"


Luyện tập
Câu 1
Đặc điểm hình thức nhận diện câu cầu khiến:
- Có các từ: “hãy” ở câu a, “đi” ở câu b, “đừng” ở câu c.
- Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".
- Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:
▪ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương: Nội dung câu không thay đổi, ý nghĩa cụ thể hơn
▪ Hút trước đi: Ý nghĩa câu không thay đổi, nhưng không có sự nhã nhặn.
▪ Thay chủ ngữ: Nay mọi người đừng làm gì nữa… có sống được không.”: Ý nghĩa câu thay đổi, chủ thể không đề cập tới bản thân.

Câu 2
a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
Nhận xét: Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.
b, Các em đừng khóc.
Nhận xét: Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".
c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!
Nhận xét: Khuyết chủ ngữ, không có từ cầu khiến, có ngữ điệu cầu khiến.

Câu 3
Câu (a) vắng chủ ngữ, ngược lại sự xuất hiện chủ ngữ (Thầy em) trong câu (b) làm cho ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn, tình cảm của người nói cũng được thể hiện rõ hơn.

Câu 4
Câu nói của Dế Choắt có mục đích cầu khiến nhưng ý cầu khiến rất nhẹ. Sở dĩ Dế Choắt nói một cách khiêm nhường như vậy vì Dế Choắt tự coi mình là vai dưới, có vị thế thấp so với Dế Mèn. Bên cạnh đó, Dế Choắt lại là người yếu đuối, nhút nhát nên đã chọn cách nói như vậy.

Câu 5
- Không thể sử dụng câu "Đi thôi con!" để thay thế cho câu "Đi đi con!" vì:
▪ Câu cầu khiến "Đi thôi con!": như lời giục giã, có chức năng yêu cầu
▪ Câu cầu khiến "Đi đi con!": Có chức năng động viên, khích lệ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy