Top 6 Bài soạn "Câu cầu khiến" lớp 8 hay nhất

Bình An 521 0 Báo lỗi

Câu cầu khiến là thể loại câu đặt ra yêu cầu, đề nghị, kiến nghị của người nói đối với người nghe. Đây cũng là một loài câu chúng ta thường xuyên bắt gặp trong ... xem thêm...

  1. I. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến

    1. Trong đoạn trích trên câu cầu khiến là:

    + Đoạn ( a) câu: " Thôi đừng lo lắng." và " Cứ về đi."

    + Đoạn (b ) câu: " Đi thôi con."

    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.

    2. Cách đọc câu "Mở cửa!" trong (b ) khác với cách đọc "Mở cửa." trong câu (a ).

    - Câu "Mở cửa!" trong (b ) dùng để yêu cầu, ra lệnh. "Mở cửa." trong ( a) dùng để trả lời cho câu hỏi " Anh đang làm gì đấy?"


    II. Luyện tập

    Bài 1 ( trang 31 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Các câu cầu khiến sử dụng các từ câu khiến "hãy" câu a, từ " đi" câu b, từ "đừng" ở câu c.

    - Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".

    - Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:

    + Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ thể hóa chủ thể hơn.

    + Hút trước đi → bớt chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến mạnh hơn nhưng khiếm nhã hơn.

    + Thay chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.


    Bài 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    → Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.

    b, Các em đừng khóc.

    → Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".

    c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

    → Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

    → Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

    + Có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn.


    Bài 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Giống: đều yêu cầu, đề nghị người chồng cố ngồi dậy ăn chút ít cháo.

    Khác:

    + Câu a không có chủ ngữ, nên ý nghĩa cầu khiến không có sự trang nhã, lịch sự, giống như một mệnh lệnh.

    + Câu b có chủ ngữ khiến câu cầu khiến trở nên rõ đối tượng, nhẹ nhàng và lịch sự hơn.


    Câu 4 ( trang 32 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm thế phòng thủ cho căn nhà Dế Choắt đang ở.

    - Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn.

    - Dế Choắt không đưa ra những câu " Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!" hay " Đào ngay giúp em một cái ngách.

    → Bởi vì Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn thì không thể yêu cầu ra lệnh được.


    Bài 5 ( trang 33 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

    - Không thể sử dụng câu " Đi thôi con!" để thay thế cho câu "Đi đi con!" Bởi vì:

    + Câu cầu khiến "Đi thôi con!" như lời giục dã, lúc này cả người nói và người nghe sẽ cùng thực hiện hành động rời đi.

    + Trong khi câu cầu khiến "Đi đi con!" như một sự động viên, khích lệ đứa con hãy can đảm bước đi một mình.


    Ghi nhớ:

    • Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, ... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
    • Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Phần I: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

    Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

    a) Ông lão chào con cá và nói:

    - Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.

    Con cá trả lời:

    - Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

    (Ông lão đánh cá và con cá vàng)

    b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:

    - Đi thôi con.

    (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

    - Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?

    - Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

    Trả lời:

    - Các câu:

    (a): “Thôi đừng lo lắng.”; “Cứ về đi.”

    (b): “Đi thôi con.”

    là những câu cầu khiến vì có chứa các từ mang nghĩa yêu cầu, sai khiến: đừng, đi, thôi.

    - Những câu cầu khiến trên dùng để:

    + Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo)

    + Cứ về đi. (yêu cầu)

    + Đi thôi con. (yêu cầu)


    Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi.

    a) - Anh làm gì đấy?

    - Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.

    b) Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

    - Mở cửa!

    - Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (b) có khác gì với cách đọc câu “Mở cửa!” trong (a)?

    - Câu “Mở cửa!” trong (b) dùng để làm gì, khác với câu “Mở cửa!” trong (a) ở chỗ nào?

    Trả lời:

    - Khi đọc câu “Mở cửa!” trong (b), ta cần đọc với giọng nhấn mạnh hơn vì đây là một câu cầu khiến (khác với câu “Mở cửa!” trong (a) – câu trần thuật, đọc với giọng đều hơn).

    - Trong (a), câu “Mở cửa!” dùng để trả lời cho câu hỏi trước đó. Trái lại, trong (b), câu “Mở cửa!” dùng để yêu cầu, sai khiến.


    Phần II: LUYỆN TẬP

    Câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Xét các câu sau đây và trả lời câu hỏi.

    a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

    (Bánh chưng, bánh giầy)

    b) Ông giáo hút trước đi.

    (Nam Cao, Lão Hạc)

    c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

    (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

    - Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?

    - Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

    Trả lời:

    - Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng.

    - Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại. Cụ thể:

    + Trong (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu, căn cứ vào những câu trước đó).

    + Trong (b): Chủ ngữ là Ông giáo.

    + Trong (c): Chủ ngữ là chúng ta.

    - Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi. Ví dụ:

    + Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. (nghĩa của câu tuy không thay đổi nhưng đối tượng tiếp nhận câu nói được xác định rõ hơn, lời yêu cầu cũng nhẹ nhàng và tình cảm hơn).

    + Hút trước đi. (nghĩa của câu thay đổi và lời nói kém lịch sự hơn).

    + Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không? (nghĩa của câu có sự thay đổi, ở đây, người nói đã được loại ra khỏi những đối tượng tiếp nhận lời đề nghị).


    Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

    a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

    (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

    b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

    - Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

    (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

    c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

    - Đưa tay cho tôi mau!

    Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

    - Cầm lấy tay tôi này!

    Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

    (Theo Ngữ văn 6, tập một)

    Trả lời:

    - Các câu cầu khiến:

    a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi

    b) Các em đừng khóc

    c) Đưa tay cho tôi mau!, Cầm lấy tay tôi này!

    - Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện giữa những câu cầu khiến trên:

    + Câu (a): Vắng chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến kèm theo là từ đi.

    + Câu (b): Chủ ngữ là Các em (ngôi thứ hai, số nhiều), từ ngữ cầu khiến là từ đừng.

    + Câu (c): Không có chủ ngữ và từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.


    Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

    a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

    b) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

    Trả lời:

    - Câu (a) vắng chủ ngữ, ngược lại sự xuất hiện chủ ngữ (Thầy em)

    - Câu (b) làm cho ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn, tình cảm của người nói cũng được thể hiện rõ hơn.


    Câu 4 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

    Xét đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

    Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

    - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

    (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

    Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích gì? Cho biết vì sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng những câu như:

    - Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!

    - Đào ngay giúp em một cái ngách!

    Trả lời:

    Trong lời nói, Dế Choắt là kẻ xin được giúp đỡ (câu nói mang nghĩa cầu khiến). Choắt là người yếu đuối, nhút nhát, thế nên tự nhận mình là người dưới (xưng hô rất lễ phép với Dế Mèn), lời nói của Dế Choắt cũng có ý khiêm nhường, rào trước đón sau.

    Không thể dùng hai câu như đã dẫn để thay thế cho lời nói của Dế Choắt, bởi nó không phù hợp với tính cách của nhân vật này.


    Câu 5 (trang 32 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

    Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

    (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)

    Câu “Đi đi con!” trong đoạn trích trên và câu “Đi đi con.” (lời của nhân vật người mẹ trong phần cuối của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê – xem thêm mục I.1.b (tr.30) trong SGK) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

    Trả lời:

    Hai câu này khác nhau về nghĩa (trong từng văn cảnh) nên không thể thay thế được cho nhau. Trong đoạn văn này, câu nói đó được người mẹ dùng để khuyên con hãy vững tin bước vào đời. Trái lại, trong đoạn văn (rút từ truyện Cuộc chia tay của những con búp bê), người mẹ bảo đứa con đi cùng mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Kiến thức cần nhớ

    - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng chớ,... đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...

    - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

    Ghi nhớ:
    Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, ... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
    Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.


    Hướng dẫn soạn bài Câu cầu khiến

    I. Đặc điểm hình thức và chức năng
    Câu 1
    Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
    ▪ Đoạn a: "Thôi đừng lo lắng." và "Cứ về đi."
    ▪ Đoạn b: "Đi thôi con."
    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".
    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.
    Câu 2
    - Cách đọc câu "Mở cửa!" trong đoạn (b) khác với cách đọc "Mở cửa." trong đoạn (a).
    - Câu "Mở cửa!" trong (b) dùng để yêu cầu, ra lệnh. "Mở cửa." trong (a) dùng để trả lời cho câu hỏi "Anh đang làm gì đấy?"


    Luyện tập
    Câu 1
    Đặc điểm hình thức nhận diện câu cầu khiến:
    - Có các từ: “hãy” ở câu a, “đi” ở câu b, “đừng” ở câu c.
    - Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".
    - Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:
    ▪ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương: Nội dung câu không thay đổi, ý nghĩa cụ thể hơn
    ▪ Hút trước đi: Ý nghĩa câu không thay đổi, nhưng không có sự nhã nhặn.
    ▪ Thay chủ ngữ: Nay mọi người đừng làm gì nữa… có sống được không.”: Ý nghĩa câu thay đổi, chủ thể không đề cập tới bản thân.

    Câu 2
    a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
    Nhận xét: Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.
    b, Các em đừng khóc.
    Nhận xét: Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".
    c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!
    Nhận xét: Khuyết chủ ngữ, không có từ cầu khiến, có ngữ điệu cầu khiến.

    Câu 3
    Câu (a) vắng chủ ngữ, ngược lại sự xuất hiện chủ ngữ (Thầy em) trong câu (b) làm cho ý nghĩa cầu khiến nhẹ nhàng hơn, tình cảm của người nói cũng được thể hiện rõ hơn.

    Câu 4
    Câu nói của Dế Choắt có mục đích cầu khiến nhưng ý cầu khiến rất nhẹ. Sở dĩ Dế Choắt nói một cách khiêm nhường như vậy vì Dế Choắt tự coi mình là vai dưới, có vị thế thấp so với Dế Mèn. Bên cạnh đó, Dế Choắt lại là người yếu đuối, nhút nhát nên đã chọn cách nói như vậy.

    Câu 5
    - Không thể sử dụng câu "Đi thôi con!" để thay thế cho câu "Đi đi con!" vì:
    ▪ Câu cầu khiến "Đi thôi con!": như lời giục giã, có chức năng yêu cầu
    ▪ Câu cầu khiến "Đi đi con!": Có chức năng động viên, khích lệ.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Câu 1. Bài tập 1, trang 31, SGK.

    Trả lời:

    - Căn cứ vào đặc điểm hình thức của câu cầu khiến để nhận diện câu cầu khiến.

    - Chủ ngữ trong ba câu đều chỉ người đối thoại (người tiếp nhận câu nói) nhưng có đặc điểm khác nhau.

    Trong câu (a) : vắng chủ ngữ. Chủ ngữ đó chỉ người đối thoại. Dựa vào tình huống đối thoại trong truyền thuyết đã học, em có thể biết được người đó là ai.

    Trong câu (b) : chủ ngữ là ông giáo, ngôi thứ hai số ít.

    Trong câu (c) : chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều (dạng ngôi gộp : có người đối thoại).

    - Có thể thay đổi chủ ngừ của các câu đó. Thử thay đổi chủ ngữ và xác định trường hợp nào ý nghĩa của câu có sự thay đổi và trường hợp nào không.

    Chẳng hạn : Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương / Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương (không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn).

    Ông giáo hút trước đi / Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn).

    Nay chúng ta đừng làm gì nửa, thử xem lão Miệng có sống được không / Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu ; đối với câu thứ hai, trong số những người thực hiện lời đề nghị, không có người nói).


    Câu 2. Bài tập 2, trang 32, SGK.

    Trả lời:

    Bài tập yêu cầu xác định câu cầu khiến và nhận xét sự khác nhau về hình thức biêu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

    Có những câu cầu khiến sau :

    a) Thôi im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    b) - Các em đừng khóc.

    c) - Đưa tay cho tôi mau .

    - Cầm lấy tay tôi này !

    Câu (a) có từ ngừ cầu khiến đi. vắng chủ ngữ.

    Câu (b) có từ ngữ cầu khiến đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.

    Câu (c) không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ.


    Câu 3. Bài tập 3, trang 32, SGK.

    Trả lời:

    So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu cầu khiến.

    a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột !

    b) Thầy em hãy cố ngồi dậy h úp ít cháo cho đỡ xót ruột.

    Câu (a) vắng chủ ngữ, còn câu (b) có chủ ngữ, ngôi thứ hai số ít. Em xác định xem câu nào thể hiện ý cầu khiến nhẹ hơn, nhưng tình cảm của người nói đôi với người nghe thì rõ hơn.


    Câu 4. Bài tập 4, trang 32 - 33, SGK.

    Trả lời:

    Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp một cái ngách từ "nhà" mình thông sang "nhà" của Dế Mèn.

    Chú ý sự tương ứng giữa hình thức câu nói của Dế Choắt và sự yếu đuôi, nhút nhát cũng như vị thế của nhân vật này so với Dế Mèn. Qua bài tập này, có thể thấy rõ hình thức nói năng phụ thuộc rất nhiều vào tính cách, hoàn cảnh, vị thế,... của người nói.


    Câu 5. Bài tập 5, trang 33, SGK.

    Trả lời:

    So sánh ý nghĩa của hai câu "Đi đi con ! " và "Đi thôi con." và xem thử trong câu nào hành động "đi" có sự tham gia của người mẹ. Trên cơ sở đó đặt câu vào tình huống giao tiếp cụ thể để biết hai câu này có thể thay thế cho nhau được không.


    Câu 6. Xác định câu cầu khiến trong những đoạn trích sau :

    a) Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần .

    - Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.

    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

    b) Nhưng nói ra làm gì nữa. Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mả nhắm mắt. Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

    (Nam Cao, Lão Hạc)

    c) Mẹ tôi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra .

    - Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. [...]

    - Lằng nhằng mãi. Chia ra. Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

    (Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

    Trả lời:

    Những câu cầu khiến trong các đoạn trích :

    Câu thứ hai và thứ ba trong đoạn trích (a) : "Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn." có hai từ đáng chú ý là hãy và đừng. Hãy xét xem có phải đây đều là những từ cầu khiến hay không. Chú ý hiện tượng đồng âm.

    Trong đoạn trích (b) và (c) có câu cầu khiến chứa từ cầu khiến, nhưng có câu cầu khiến chỉ được đánh dấu bằng ngừ điệu cầu khiến. Có một điểm chung quan trọng là tất cả những câu này đều có chủ ngữ chỉ người tiếp nhận câu nói, một đặc điểm hình thức quan trọng của hầu hết các câu nghi vấn.


    Câu 7. Khi muốn mượn của bạn cùng lớp một cuốn sách, em thường dùng câu nào trong số những câu sau đây ? Vì sao ?

    a) - Cho mình mượn cuốn sách !

    b) - Có thể cho mình mượn cuốn sách được không ?

    c) - Hãy đưa cho mình mượn cuốn sách !

    d) - Đưa cuốn sách mượn nào !

    e) - Cho mượn cuốn sách đi !

    Trả lời:

    Khi muốn mượn một cuốn sách, có thể chọn bất kì câu nào trong số những câu đã nêu ở trên. Tuy nhiên, những câu thế hiện ý nghĩa cầu khiến một cách trực tiếp, có sắc thái hơi sỗ sàng thường ít được sử dụng trong môi trường giao tiếp có văn hoá, chẳng hạn trong trường học. Còn những câu thể hiện ý nghĩa cầu khiến gián tiếp thường được coi là tế nhị và lịch sự hơn, vì thế thích hợp cho nhiều tình huống hơn. Cần lưu ý thêm : Câu cầu khiến có từ hãy thường chỉ dùng trong ngôn ngữ viết, rất ít khi dùng trong ngôn ngữ nói.


    Câu 8. Hãy thêm vào những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu cầu khiến :

    - Cậu đi về nhà lúc 4 giờ.

    Trả lời:

    Có thể biến đổi câu đã cho thành câu cầu khiến theo nhiều cách khác nhau, ví dụ :

    - Cậu hãy đi về nhà lúc 4 giờ!

    - Cậu đi về nhả lúc 4 giờ nhé!


    Câu 9. Tại sao câu cầu khiến thường được rút gọn chủ ngữ ?

    Giải:

    Câu cầu khiến luôn luôn hướng về người nghe, vì thế, khi ngữ cảnh cho phép, có thể rút gọn chủ ngữ của câu cầu khiến.

    10. Hãy tìm ví dụ trong đời sống về hai câu có hình thức cầu khiến nhưng không bao giờ dùng để cầu khiến.

    Trả lời:

    Trong đời sống, có những trường hợp câu có hình thức cầu khiến nhưng không bao giờ dùng vào mục đích cầu khiến, mà dùng vào mục đích khác. Ví dụ, câu có đi ở cuối câu hoặc hãy trước động từ :

    - Thách thức : Mày đánh tao đi !

    - Cảm thán : Hãy ăn cho đẫy bụng vào rồi cứ cắm đầu vào trò chơi điện tử suốt ngày như thế!

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến

    - Đặc điểm hình thức dễ nhận biết của câu cầu khiến là : sử dụng các từ cầu khiến, gồm các loại:

    + Các phụ từ mệnh lệnh - cầu khiến, đặt trước vị ngữ của câu : hãy, đừng, chớ, nên, phải, không được,...

    + Các tình thái từ cầu khiến, thường đặt ở cuối câu : đi, thôi, lên, nào, với, nhé,...

    + Các động từ có ý nghĩa cầu khiến, đặt trước chủ ngữ : đề nghị, yêu cầu, xin, mong,...

    - Ở dạng viết, cuối câu cầu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm., Ở dạng nói, câu câu khiến có ngữ điệu cầu khiến (nhấn giọng 0 từ câu khiến, ở những chỗ nhằm biểu thị các mức độ đòi hỏi khác nhau). Thậm chí chỉ cần một từ hay một cụm từ với ngữ điệu cầu khiến thích hợp là đã có thể tạo ra một câu cầu khiến. Ví dụ :

    + Trật tự!

    + Mở cửa!


    2. Chức năng của câu cầu khiến

    Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,... Nội dung và mục đích cầu khiến cũng có những mức độ khác nhau. Cụ thể :

    - Thể hiện một mệnh lệnh, một điều ngăn cấm (mức độ cầu khiến cao). Ví dụ:

    + Hãy tiến lên!

    + Không được mất trật tự!

    - Bày tỏ lời yêu cầu, lời mời, lời khuyên răn, dỗ dành,... (mức độ cầu khiến bình thường). Ví dụ:

    + Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

    + Xin mời vào!

    + Con nhớ giữ quán áo, sách vở cho sạch sẽ.

    - Thể hiện lời chúc, điều mong mỏi,... (mức độ cầu khiến thấp). Ví dụ :

    + Chúc anh lên đường may mắn!

    + Mong anh thông cảm cho!


    II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Câu 1. Đọc kĩ từng câu cầu khiến cho sẵn trong đề bài, chú ý các từ cầu khiến, như : hãy (câu a), đi (câu b), đừng (câu c). Sau đó, xác định chủ ngữ trong từng câu cầu khiến (câu (a) vắng chủ ngữ, câu (b) và câu (c) dễ dàng xác định chủ ngữ). Chủ ngữ trong các câu này đều chỉ người đối thoại. Cuối cùng, thử thêm, bớt, thay chủ ngữ xem nội dung của câu có thay đổi không. Ví dụ :

    - Thêm chủ ngữ (câu a) : Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

    (Nội dung câu không thay đổi, người nghe được nói tới cụ thể hơn.)

    - Bớt chủ ngữ (câu b) : Hút trước đi.

    (Nội dung cầu khiến mạnh hơn, cách nói khiếm nhã hơn.)

    - Thay chủ ngữ (câu c) : Hay các anh đừng làm gì nữa...

    (Nội dung câu có thay đổi, trong chủ ngữ không có người nói.)


    Câu 2. Đọc kĩ từng đoạn trích, chú ý các câu có từ cầu khiến : đi (trong đoạn trích a), đừng (đoạn trích b) và các câu có dấu chấm than ở cuối (đoạn trích c). Những câu đó là câu cầu khiến. Ngoài ra, cần lưu ý : câu trong đoạn trích (a) và hai câu trong đoạn trích (c) đều vắng chủ ngữ. Riêng câu trong đoạn trích (b) có chủ ngữ. Sự có mặt / vắng mặt chủ ngữ cũng liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến của các câu này.

    Câu 3. So sánh hai câu cầu khiến này, ta nhận thấy : về hình thức, câu (a) vắng chủ ngữ, câu (b) có chủ ngữ (Thầy em), về ý nghĩa, trong câu (b), mức độ cầu khiến nhẹ hơn, người nói bộc lộ tình cảm, cảm xúc rõ hơn.


    Câu 4. Đọc kĩ đoạn trích, chú ý câu nói của Dế Choắt. Câu nói này có mục đích cầu khiến, nhưng ý cầu khiến rất nhẹ. Sở dĩ Dế Choắt nói một cách khiêm nhường như vậy vì Dế Choắt tự coi mình là vai dưới, có vị thế thấp so với Dế Mèn. Bên cạnh đó, Dế Choắt lại là người yếu đuối, nhút nhát, nên đã chọn cách nói như vậy.


    Câu 5. So sánh hai câu, hai cách nói : "Đi đi con !" và "Đi thôi con.", ta thấy ở câu thứ nhất, chỉ có người con đi. Còn ở câu thứ hai, cả người con và người mẹ cùng đi. Hai câu này không thể thav thế cho nhau được, vì có nội dung khác nhau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Đặc điểm hình thức và chức năng

    Câu 1.

    a. * Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cầu khiến :

    – Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi (đoạn a).

    – Đi thôi con (đoạn b).

    * Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cầu khiến : những từ cầu khiến : đừng, … đi, thôi.

    b. Chức năng của các câu cầu khiến trên :

    – Dùng để khuyên bảo : Thôi đừng lo lắng (đoạn a).

    – Dùng để yêu cầu : Cứ về đi (đoạn a), Đi thôi con (đoạn b).


    Câu 2.

    a. Cách đọc câu ‘Mở cửa’ trong đoạn a và trong đoạn b khác nhau.

    b. Câu ‘Mở cửa !’ trong (b) dùng để đề nghị, ra lệnh khác với câu ‘Mở cửa.’ trong (a) dùng để trả lời câu hỏi.


    II. Luyện tập

    Câu 1.

    a. Đặc điểm hình thức cho biết những câu trên là câu cầu khiến : có từ cầu khiến (hãy, đi, đừng).

    c.Chủ ngữ trong 3 câu đều có chỉ người đối thoại ( hay người tiếp nhận) nhưng có đặc điểm khác nhau.

    Trong a : vắng chủ ngữ. Chủ ngữ đó chắc chắn chỉ người đối thoại, nhưng phải dựa vào ngữ cảnh của những câu trước đó người đọc mới biết cụ thể người đối thoại đó là ai : Lang Liêu

    Trong b : chủ ngữ là ông giáo, ngôi thứ hai số ít.

    Trong c : chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều (dạng ngôi gộp : có người đối thoại).

    Có thể thay đổi hình thức chủ ngữ của các câu trên.

    Chẳng hạn : Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương / Con hãy lấy gạo làm bành mà lễ Tiên Vương (không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn).

    Ông già hú trước đi / Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn).

    Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không / Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu, đối với câu thứ hai, trong số những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói).


    Câu 2. Có những câu cầu khiến sau :

    a.Thôi, im cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    b.Các em đừng khóc.

    c. Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !

    Câu a có từ ngữ cầu khiến đi. Vắng chủ ngữ.

    Câu b có từ ngữ cầu khiến đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.

    Câu c không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Vắng chủ ngữ.

    Tình huống được mô tả trong truyện và hình thức vắng chủ gữ trong hai câu cầu khiến này có liên qua tới nhau. Trong những tình huống cấp bách, gấp gáp đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh và kịp thời thì câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy chủ ngữ chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt.


    Câu 3. Câu trong a vắng chủ ngữ, còn câu trong b có chủ ngữ, ngôi thứ hai số ít. Nhờ có chủ ngữ nên câu b ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.


    Câu 4. Dế Choắt muốn Dế Mèn đào một cách ngạch từ ‘nhà’ mình sang ‘nhà’ của Dế Mèn (có mục đích cầu khiến).

    Dế Choắt là vai dưới so với Dế Mèn (xưng là em và gọi Dế Mèn là anh) và lại là người yếu đuối, nhút nhát, vì vậy ngôn từ của Dế Choắt thường khiêm nhường, có sự rào trước đón sau (Dế Choắt : Song anh có cho phép nói em mới dám nói. Dế Mèn : Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào).

    Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn, Tô Hoài không dùng câu cầu khiến (mà dùng câu nghi vấn : có hay là, không thể thay bằng hoặc là) làm cho ý câu cầu khiến nhẹ hơn, ít rõ ràng hơn. Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế Choắt so với Dế Mèn.


    Câu 5. Câu ‘Đi đi con !’ trong đoạn trích trên và câu ‘Đi thôi con’ ở mục I.1.b (tr 30) không thay thế cho nhau được. Vì trong ngữ cảnh cụ thể câu ‘Đi đi con !’ có chức năng khuyê bảo, động viên còn câu ‘Đi thôi con’ có chức năng yêu cầu.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy