Top 6 Bài soạn "Câu phủ định" lớp 8 hay nhất
Câu phủ định là những câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự việc, sự vật, tính chất quan hệ nào đó hay dùng để phản bác một ý kiến, nhận định. Việc nắm ... xem thêm...vững bản chất về loại câu này cũng là mục tiêu bài học "Câu phủ định" trong chương trình Ngữ văn 8 tập 2 từ đó học sinh có thể áp dụng khi viết văn và giao tiếp thường ngày tốt nhất. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất cho nội dung lên lớp.
-
Bài soạn "Câu phủ định" số 1
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Các câu (b), ( c), ( d) có các từ "không", "chưa", "chẳng" khác về mặt hình thức so với câu (a)
- Câu ( a) mang nghĩa khẳng định về sự việc Nam đã đi Huế, còn câu (b), (c) và (d ) lại phủ định điều đó.
2. Những câu có từ ngữ phủ định:
+ Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. → phủ định nhận định trước đó con voi "sun sun như con đỉa".
+ Đâu có! → phủ định nhận định con voi chần chẫn như cái đòn càn.
- Mấy ông thầy bói có những câu có từ ngữ phủ định để phản bác một ý kiến của người đối thoại.
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :
a, " Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
→ Có từ phủ định "không có"
b, Câu phủ định bác bỏ: " Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chẳng hiểu gì đâu"
→ Ông giáo phủ định bác bỏ ý kiến của lão Hạc (lão nghĩ cậu Vàng trách hận lão)
c, Câu phủ định bác bỏ "Không, chúng con không đói nữa đâu."
→ Phủ định bác bỏ suy nghĩ của chị Dậu (các con đang đói)
Bài 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
a, Dùng cách nói phủ định của phủ định "không phải là không" để thể hiện sự khẳng định.
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.
b, Dùng cách nói phủ định của phủ định " không ai không từng" để khẳng định món hồng hạc vàng và hồng ngọc đỏ là hai món ăn trong ngày Trung thu.
- Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
c, Dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định "ai chẳng" để khẳng định thời thơ ấu ở Hà Nội ai cũng thích thú thưởng thức món sấu.
- Từng trải qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có lần nghến cổ nhìn lên tầng lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
Bài 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
- Nếu thay từ "không" bằng từ "chưa": Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
- Với từ phủ định "không" nghĩa của câu sẽ được hiểu: Dế Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết. Đây là kiểu câu phủ định vĩnh viễn.
- Với từ phủ định " chưa" nghĩa của câu được hiểu: Dế Choắt có thể gượng dậy. Đây là kiểu phủ định không hoàn toàn.
Bài 4 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
a, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định
b, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định
c, Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ
d, Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc (ngao ngán)
Đặt những câu có ý nghĩa tương đương:
- Không đẹp gì cả!
- Không có chuyện đó đâu!
- Bài thơ chẳng không hay.
- Cụ không biết chứ tôi có sung sướng đâu.
Bài 5 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Không thể thay thế từ "quên" bằng từ "không" và từ " chưa" bằng từ "chẳng"
- Vì nghĩa của câu sẽ hoàn toàn thay đổi, không thể hiện hết dụng ý trong lời nói của Trần Quốc Tuấn: sự căm phẫn giặc đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn đến mức quên ăn, không ngủ được.
+ Quên: biểu thị ý không màng tới, không để tâm tới. Đây không phải từ phủ định
+ Không, chưa: biểu thị nghĩa phủ định.
Bài 6 (trang 54 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Mẹ: Con làm vỡ chiếc bình hoa này phải không?
Con: Dạ, không phải con mẹ ạ!
Mẹ: Không phải con thì còn ai vào đây nữa.
Con: Con mèo chạy lên bàn làm đổ lọ hoa xuống nhà mẹ ạ!
-
Bài soạn "Câu phủ định" số 2
Phần I: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG
Câu 1. (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.
a) Nam đi Huế.
b) Nam không đi Huế.
c) Nam chưa đi Huế.
d) Nam chẳng đi Huế.
- Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?
- Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?
Trả lời:
- Các câu (b), (c), (d) có chứa thêm các từ "không", "chưa", "chẳng" khác về mặt hình thức so với câu (a).
- Câu ( a) mang nghĩa khẳng định về sự việc Nam đã đi Huế, còn câu (b), (c) và (d ) lại phủ định điều đó.
Câu 2. (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
- Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?
- Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
Trả lời:
- Những câu có từ ngữ phủ định là:
(1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
(2) Đâu có!
- Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định (1) để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi. Trong khi đó, ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định (2) để hướng đến phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước.
Phần II: LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
b) Tôi an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Trả lời:
- Các câu phủ định bác bỏ:
+ Trong (a): Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
+ Trong (b): Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
+ Trong (c): Không, chúng con không đói nữa đâu.
- Câu: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!” là câu ông giáo nói ra để phản bác suy nghĩ của lão Hạc trước đó (Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi;…).
- Còn câu: “Không, chúng con không đói nữa đâu.” là câu cái Tí bác bỏ lại điều mà nó cho là mẹ nó (chị Dậu) đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.
Câu 2 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
(Băng Sơn, Quả thơm)
c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
(Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)
- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không?
Trả lời:
- Cả ba câu trên đều là những câu phủ định vì đều có chứa những từ ngữ phủ định, như không (trong (a) và (b), chẳng (trong (c).
- Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:
a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song lại có ý nghĩa.
b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn…
c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ…
=> Việc dùng câu phủ định theo lối dùng hai từ ngữ phủ định (gọi là phủ định của phủ định) hay dùng một từ phủ định kết hợp với một từ bất định (không), một từ nghi vấn là cách để nhấn mạnh hơn ý cần diễn đạt. Nghĩa của các câu loại này chắc chắn sẽ đậm hơn nghĩa của các câu khẳng định tương đương (như đã lấy ví dụ ở trên).
Câu 3 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi.
Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu đó có thay đổi hay không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao?
Trả lời:
- Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
- Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi: từ chưa mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói (không bao hàm phủ định ở thời điểm sau thời điểm nói) nghĩa là lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa.
- Dế Choắt sau khi bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.
Câu 4 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Các câu sau đây có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có nghĩa tương đương.
a) Đẹp gì mà đẹp!
b) Làm gì có chuyện đó!
c) Bài thơ này mà hay à?
d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
Trả lời:
- Các câu đã cho không phải là câu phủ định (vì không có chứa các dấu hiệu hình thức của câu phủ định). Thế nhưng, chúng lại được dùng để biểu thị ý phủ định.
+ Câu: “Đẹp gì mà đẹp!” dùng để phản bác một ý kiến khẳng định của một ai đó về một đối tượng nào đó.
+ Câu: “Làm gì có chuyện đó!” – phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá nào đó.
+ Câu: “Bài thơ này mà hay à?” – dùng câu nghi vấn để phản bác một ý kiến khen ngợi một bài thơ nào đó hay.
+ Câu: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” – dùng để phản bác điều mà ông giáo cho rằng lão Hạc đang nghĩ (rằng: ông giáo sướng hơn lão Hạc).
- Có thể đặt các câu có ý nghĩa tương đương theo mẫu của chính bốn câu trên.
Câu 5 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc đoạn trích sau (chú ý các từ in đậm) và cho biết:
Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
Trả lời:
Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được).
Câu 6 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
Trả lời:
Tham khảo đoạn đối thoại sau.
- Tối hôm qua ti vi không chiếu bộ phim mà cậu nói. (câu phủ định miêu tả)
- Nhưng cậu đã xem ở những kênh nào?
- Tớ đã kiểm tra tất cả các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả. (câu phủ định bác bỏ).
-
Bài soạn "Câu phủ định" số 3
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG
Câu 1:
a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng.
b. Câu (a) dùng để khẳng định việc "Nam đi Huế" là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phụ định sự việc đó, tức là việc "Nam đi Huế" không diễn ra.
Câu 2:
- Những câu có từ ngữ phủ định là:
+ (1) Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
+ (2) Đâu có!
Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.
II. Luyện tập
Câu 1: Có những câu phủ định bác bỏ sau:
a.
- Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu!
- Không, chúng con không đói nữa đâu.
b. Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó.
Câu 2:
a.Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c)
Việc dùng câu phủ định theo lối dùng hai từ ngữ phủ định (gọi là phu định của phủ định) hay dùng một từ phủ định kết hợp với một từ bất định (không), một từ nghi vấn là cách để nhấn mạnh hơn ý cần diễn đạt. Nghĩa của các câu loại này chắc chắn sẽ đậm hơn nghĩa của các câu khẳng định tương đương (như đã lấy ví dụ ở trên).
Câu 3:
- Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau:Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
- Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi: từ chưa mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm nói ,nghĩa là lúc ấy Dế Choắt không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được
Câu 4:
a. Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó).
Câu 5: Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được).
-
Bài soạn "Câu phủ định" số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
Câu 1. Xét những câu sau và trả lời câu hỏi.
a) Nam đi Huế
b) Nam không đi Huế
c) Nam chưa đi Huế.
d) Nam chẳng đi Huế.
Câu hỏi:
Các câu b,c,d có đặc điểm hình thức gì khác với câu a?
Những câu này có gì khác với câu a về chức năng?
Trả lời:Những câu b,c,d đều có những từ ngữ phủ định như: Không, chưa, chẳng.
Những câu này là câu phủ định về việc Nam sẽ không đi Huế, câu a là câu khẳng định việc Nam sẽ đi Huế.Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
(Thầy bói xem voi)
Câu hỏi
Trong đoạn trích trên những câu nào có từ ngữ phủ định?
Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì? (Để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại hay để thông báo, xác nhận sự không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó?)
Trả lời:Những câu có từ ngữ phủ định là:
Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.(1)
Đâu có! (2)
Ông thầy bói thứ hai dùng câu phủ định (1) để phản bác ý kiến, nhận định của ông thầy bói sờ vòi. Trong khi đó, ông thầy bói thứ ba (ông thầy bói sờ tai) dùng câu phủ định (2) để hướng đến phủ định ý kiến, nhận định của cả hai ông thầy trước. Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài tập 1: Trang 53 sgk ngữ văn 8 tập 2
Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
a, Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra)
b, Tôi an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c, Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết gần kia củ khoai thì no mòng bụng ra rồi còn đói gì nữa.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn).
Bài làm:
Có những câu phủ định bác bỏ sau:
Cụ cứ tưởng đấy chứ nó chẳng biết gì đâu!
Không, chúng con không đói nữa đâu.
Đó là những câu phủ định bác bỏ vì nó "phản bác" một ý kiến, nhận định trước đó.
Câu Cụ cứ tưởng thế đầy chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Ông giáo dùng để "phản bác" lại suy nghĩ của Lão Hạc (Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão cư xử với tôi như thế này à?").
Câu "Không, chúng con không đói nữa đâu" là câu cái Tý muốn làm thay đổi ("phản bác") điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.Bài tập 2: Trang 53 sgk ngữ văn 8 tập 2
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
b, Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như cả mùa thu vào lòng vào dạ.
(Băng Sơn, Qủa thơm)
c, Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sâu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
(Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)
- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn không giống nhau không.
Bài làm:
Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệt là có một từ phủ định kết hợp với mọi từ phủ định khác (như trong a: không phải là không) hay kết hợp với một từ nghi vấn (như trong c: ai chẳng), hoặc kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (như trong b: không ai không). Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định.
Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên:
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó vẫn có ý nghĩa.
Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.
Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
So với những câu khẳng định mới đặt, những câu phủ định có thêm từ phủ định đi kèm như câu cũ có tính chất nhấn mạnh ý hơn.Bài tập 3: Trang 54 sgk ngữ văn 8 tập 2
Xét câu sau và trả lời câu hỏi:
Choắt không dạy được nữa, nằm thoi thóp.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao?
Bài làm:
Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu này như sau: Choắt chưa dạy được, nằm thoi thóp.
Nghĩa của câu trên có sự thay đổi. Bởi vì, chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. Còn không cũng biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. Trong câu chuyện, Dế Choắt sau khi bị Cốc mổ đã nằm thoi thóp, không bao giờ dậy nữa và chết. Vì vậy câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.Bài tập 4: Trang 54 sgk ngữ văn 8 tập 2
Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.
a, Đẹp gì mà đẹp!
b, Làm gì có chuyện đó!
c, Bài thơ này mà hay à?
d, Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chắc? (Nam Cao, Lão Hạc)
Bài làm:
Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó).
Đặt những câu có ý nghĩa tương đương với các câu trên.
Không đẹp một chút nào!
Không thể có chuyện đó được.
Bài thơ này không hay.
Bài thơ này dở quá.
Cụ không biết chứ tôi có sung sướng gì hơn.Câu 5: Trang 54 sgk ngữ văn 8 tập 2
Đọc đoạn trích sau và cho biết: Có thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
Bài làm:
Trong đoạn văn này, không thể thay "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng" được.
Bởi vì: "Quên" biểu thị trạng thái diễn ra trong một thời gian nhất định trước và sau thời gian đó trạng thái ấy có thể không có. Còn "không" biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định mà không có hàm ý trước đó và về sau có thể có. "Chưa" thể hiện ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau một thời điểm đó có thể có "chẳng" biểu thị ý phủ định đối với điều nhất định và không có hàm ý về sau có thể có.
Trần Quốc Tuấn bày tỏ chí căm thù giặc Nguyên Mông và khát vọng diệt giặc một cách mạnh mẽ thông qua thủ pháp cường điệu. Nếu viết ‘Ta thường tới bữa không ăn’ thì không thực tế và khó thuyết phục được. Mặt khác, từ ‘chưa’ hàm ý điều bị định không có ấy sẽ có thể có sau một thời điểm nhất định cho nên câu văn của Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn bộc lộ một niềm tin vào khát vọng được diệt giặc. Từ ‘chẳng’ không thể hiện được điều đó.Câu 6: Trang 54 sgk ngữ văn 8 tập 2
Hãy viết một đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
Bài làm:
Tham khảo đoạn đối thoại sau:
- Cậu thấy bộ phim hôm qua thế nào?
- Chẳng hay gì cả. Tớ không thấy có giá trị nghệ thuật gì hết.
- Đâu có, tớ thấy bộ phim có giá trị nhân văn sâu sắc đấy chứ. -
Bài soạn "Câu phủ định" số 5
Câu 1. Bài tập 1, trang 53, SGK.
Trả lời:
Trước hết phải căn cứ vào đặc điểm hình thức (từ ngữ phủ định) để biết được câu nào là câu phủ định. Sau đó xét xem trong số những câu phủ định này, câu nào nhằm để phản bác lại một ý kiến, một nhận định trước đó (bao giờ cũng giả định trước đó có một ý kiến, một nhận định ngược lại).
Câu 2. Bài tập 2, trang 53 - 54, SGK.
Trả lời:
- Cả 3 câu (a), (b), (c) đều có những từ ngữ phủ định, như không trong (a) và (b), chẳng trong (c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệt là có một từ ngữ phủ định kết hợp với một từ ngữ phủ định khác (như trong (a) : không phải là không) hay kết hợp với một từ ngữ nghi vấn (như trong (c) : ai chẳng), hoặc kết hợp với một từ ngữ phủ định khác và một từ ngữ bất định (như trong (b) : không aỉ không). Có thể so sánh ý nghĩa của câu Nó không phải là không giỏi với Nó không phải là giỏi để biết được ý nghĩa của câu thứ nhất là khẳng định hay phủ định. Từ đó áp dụng cách làm này đối với những câu khác.
- Những câu không có từ ngừ phủ định mà có ý nghĩa tương đương, ví dụ :
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa (nhất định).
Có thể so sánh ý nghĩa của 2 câu Nó không phải là không giỏi và Nó giỏi dễ thấy được ý nghĩa của chúng tuy tương đương nhưng không hoàn toàn giống nhau.
Câu 3. Bài tập 3, trang 54, SGK.
Trả lời:
So sánh chưa và không để có câu trả lời thích hợp.
Chưa biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng sau thời điểm đó có thể có. Còn không cũng biểu thị ý phủ định đối với một điều nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. Khi không kết hợp với nữa thì cả tổ hợp biểu thị ý phủ định một điều vào một thời điểm nào đó và kéo dài mãi. So sánh : Nó chưa đi học nhạc và Nó không đi học nhạc nữa ; Anh ấy chưa lập gia đình và Anh ấy không lập gia đình nữa.
Câu 4. Bài tập 4, trang 54, SGK.
Trả lời:
Hãy tìm xem trong những câu này có từ ngữ phủ định không để trả lời câu hỏi thứ nhất. Sau đó hình dung xem chúng có thể được dùng trong những tình huống giao tiếp như thế nào để trả lời câu hỏi thứ hai và thứ ba.
Câu 5. Bài tập 5, trang 54, SGK.
Trả lời:
Phân tích ý nghĩa của từ quên để xét khả năng thay thế nó bằng từ không. Quên ở đây có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến", về sự khác nhau giữa chưa và chẳng, xem gợi ý ở bài tập 3.
Câu 6. Bài tập 6, trang 54, SGK.
Câu 7. Tìm câu phủ định và câu kiểu khác được dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định trong những đoạn trích sau :
a) Không ! Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ?
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) - Tháng này việc của mày bở đấy. Đã hỏi tiền canh đám chưa ?
- Nào ai đã hỏi vào lúc nào dược ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị râ't chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu ? Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.
(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra)
Giải:
Để biết được trong số những câu không phải là câu phủ định, câu nào dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định thì phải xét xem những câu đó thực sự dùng để làm gì, có thể diễn đạt lại bằng một câu phủ định hay không.
Câu 8. Tìm câu phủ định trong đoạn trích sau đây :
Và thế là Điền có bốn cái ghế mây. Điền không biết giá. Nhưng Điền đoán chừng mua mới thì cũng đắt. Bây giờ, có khỉ mỗi chiếc tới ba bốn đồng. Ba bốn đồng một chiếc ! Thế là cả bộ đáng giá ngót hai chục bạc. Xóm Điền cũng chả nhà nào có những đồ đạc đắt tiền như thế. Vợ Điền quý lắm. Thị rất xót xa khi thấy những ông khách cục súc, sau khi đã nắc nỏm khen bộ ghế vừa đẹp vừa thanh, liền đặt cái mông đít to bành bạnh như cái vại lên mặt ghế khiến những sợi may lún xuống, rồi co cả hai chân bẩn thỉu, ngả cái lưng to như lưng trâu tựa vào vành ghế khiến cái vành ghế phải oải hẳn về đằng sau. Như thế phỏng còn gì là ghế? Có mà ghế sắt củng phải hỏng, đừng nói gì ghế mây !...
(Nam Cao, Trăng sáng)
Trả lời:
Cần dựa vào các dấu hiệu của câu phủ định (chẳng hạn, chứa các từ không, chả,...) để tìm đúng các câu phủ định trong đoạn trích.
Ví dụ : - Điền không biết giá.
Câu 9. Đọc ba câu sau đây và cho biết từ phủ định "không phải" có thể đứng ở đâu trong câu tiếng Việt ?
- Không phải ông ấy mua cuốn sách này.
- Ông ấy không mua cuốn sách này.
- Ông ấy mua không phải cuốn sách này.
Giải:
Từ phủ định “không phải” có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong câu Tiếng Việt.
-
Bài soạn "Câu phủ định" số 6
A. HƯỚNG ĐẪN TÌM HIỂU BÀI
I. Đặc điểm hình thức của câu phủ định
Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chang phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
Ví dụ:
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.
(Nguyễn Dữ)Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch củng người Tràng An.
(Ca dao)
II. Chức năng của câu phủ định
Câu phủ định thường dùng để:
Thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó, còn gọi là câu phủ định miêu tả.
Ví dụ:Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những vỏ sò đủ màu sắc như thế kia, và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm.
(Lỗ Tấn)
Phản bác một ý kiến, một nhận định, còn gọi là câu phủ định bác bỏ.
Ví dụ:Sao thế? Bác ta mỉm cười bảo – ai mà chẳng có bố.
Em bé nói tiếp một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi:Cháu… cháu không có bố.
(G.đơ Mô-pát-xăng)Câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét nào đó đã được đưa ra từ trước.
Do đó, câu phủ định bác bỏ không bao giờ đứng ở vị trí mở đầu đoạn văn.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ nhiều khi không được thể hiện ra một cách rõ ràng qua ‘dấu hiệu hình thức. Trong những trường hợp như vậy, cần dựa vào hoàn cảnh để xác định đâu là câu phủ định miêu tả hay là câu phủ định bác bỏ.
Chú ý: Ngoài hai dạng câu phủ định nói trên, còn có câu phủ định của phủ định, sẽ cho ta ý nghĩa khẳng định.
Ví dụ: Không phải là tôi không biết chuyện ấy (Tôi biết chuyện ấy).
B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Bài tập này yêu cầu các em xác định câu phủ định bác bỏ trong các câu cho ở bài tập trang 53. Và giải thích vì sao đó là câu phủ định bác bỏ. Những câu phủ định bác bỏ trong các câu văn:
a) Trong đoạn văn này không có câu phủ định bác bỏ, chỉ có câu 2 là câu phủ định miêu tả.
b) Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
Đây là câu của ông giáo bác bỏ ý kiến của lão Hạc nhận xét về con chó đã đưa ra trước đó.
c) Không, chúng con không đói nữa đâu.
Đây là câu nói của cái Tí bác bỏ lại điều chị Dậu nghĩ đã đưa ra ở phần văn bản trước đó.
Câu 2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:
Những câu dẫn trong bài tập trang 54 có ý nghĩa phủ định không?
Vì sao?Đặt câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương bởi những câu đã cho. So sánh những câu mói đặt với các câu đã cho và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không?
Những câu trong đoạn trích là những câu phủ định nhưng lại mang ý nghĩa khẳng định, vì đó là dạng câu phủ định của phủ định.Có thể đặt những câu không có từ phủ định mà vẫn có ý nghĩa tương đương với những câu dẫn trong bài tập:
+ Câu (a) dùng cách nói phủ định của phủ định: không phải là không có: Câu chuyện có lẽ chỉ là một chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.
+ Câu (b) dùng cách nói phủ định của phủ định: không ai không: Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng đã từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
+ Câu (c) dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định: ai chẳng: từng một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
Câu 3. Xét câu văn và trả lời câu hỏi
Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì phải bỏ từ nữa.
Khi đó sẽ là: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
Việc thay thế như vậy làm ý nghĩa của câu văn thay đổi.
+ Từ phủ định không trong câu được hiểu là: Choắt không còn khả năng đứng dậy. Đây là câu phủ định vĩnh viễn.
+ Từ phủ định chưa thay thế được hiểu là: Choắt vẫn còn khả năng đứng dậy được. Đây là câu phủ định tạm thời.
Do đó, câu Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp dùng ở đây là phù hợp với câu chuyện hơn vì sau đó Choắt đã chết.
Câu 4. Bài tập này nêu ba yêu cầu:
Xác định câu phủ định trong các câu dẫn ra trong SGK, trang 54.
Những câu phủ định đó dùng để làm gì?
Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.
Các câu dẫn ra trong SGK không phải là các câu phủ định vì không có từ phủ định. Tuy nhiên, những câu này được dùng với ý nghĩa phủ định, bác bỏ lại ý kiến đã đưa ra.Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.
a) Không đẹp.
b) Không có chuyện đó.
c) Bài thơ này không hay.
d) Tôi không sung sướng hơn cụ đâu.
Câu 5. Bài tập này yêu cầu các em đọc đoạn trích dẫn trong SGK, trang 54 và cho biết: có thể thay quên bằng không, chưa bằng chang được không? Giải thích lí do?
Trong đoạn trích dẫn trong SGK, không thể thay quên bằng không, chưa bằng chang được, vì sắc thái ý nghĩa của các từ này là hoàn toàn khác nhau:
Quên: không nghĩ đến, không để tâm đến. Từ này không phải là từ phủ định.
Không, biểu thị ý nghĩa phủ định.
Chưa: biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến lúc nói không có hoặc không xảy ra nhưng tương lai có thể xảy ra.
Chẳng: biểu thị ý nghĩa phủ định được nhấn mạnh.
Nếu thay từ như trên thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi: không thể hiện được lòng căm thù giặc và quyết tâm giết giặc của Trần Quốc Tuấn.