Top 6 Bài soạn "Nghĩa của từ" lớp 6 hay nhất

Bình An 264 0 Báo lỗi

Trong quá trình học và tiếp nhận nguồn tri thức từ cha mẹ thầy cô và những người thuộc thế hệ trước, có đôi khi các bạn học sinh còn chưa thể hiểu hết được nội ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn "Nghĩa của từ" số 1

    I. Nghĩa của từ là gì?

    1. Mỗi chú thích trên gồm hai phần: từ ngữ và nội dung của từ ngữ

    2. Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ: nội dung của từ ngữ

    3. Nghĩa của từ ứng với phần: nội dung của từ

    II. Cách giải thích nghĩa của từ

    1. Đọc lại chú thích phần I

    2. Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.


    III. Luyện tập

    Bài 1 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai cách:

    - Đưa ra khái niệm, định nghĩa

    - Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa


    Bài 2 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Học tập

    - Học lỏm

    - Học hỏi

    - Học hành


    Bài 3 (Trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    Các từ cần điền

    - Trung bình

    - Trung gian

    - Trung niên


    Bài 4 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tâp 1)

    - Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có dáng hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm

    - Rung rinh: trạng thái rung động, đung đưa của sự vật

    - Hèn nhát: sợ sệt, thiếu can đảm đến mức đáng khinh


    Bài 5 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)

    - Từ mất có nhiều nghĩa:

    + Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa

    + Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa

    + Nghĩa 3: chết

    Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài soạn "Nghĩa của từ" số 2

    Phần I: NGHĨA CỦA TỪ LÀ GÌ?

    Dưới đây là một số chú thích trong những bài văn các em đã học:

    - tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc...) được hình thành từ lâu trong cuộc sống, được mọi người làm theo.

    - lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.

    - nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

    Em hãy cho biết:

    1. Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?

    2. Bộ phận nào chú thích nêu lên nghĩa của từ?

    3. Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?

    Lời giải chi tiết:

    1. Mỗi chú thích trên gồm hai bộ phận.

    2. Bộ phận nêu lên nghĩa của từ là bộ phận đứng đằng sau dấu hai chấm.

    3. Nghĩa của từ ứng với phần nội dung trong mô hình.


    Phần II: CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

    Trong mỗi chú thích trong câu 1, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?

    Lời giải chi tiết:

    - tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị (thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống, được mọi ngời làm theo)

    - lẫm liệt, nao núng được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (hùng dũng, oai nghiêm; lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa).


    Phần III: LUYỆN TẬP

    Trả lời câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào?

    Lời giải chi tiết:

    - hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt (giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa).

    - trượng: đơn vị đo bằng thước Trung Quốc (trình bày khái niện mà từ biểu thị).

    - tre đằng ngà: giống tre có lớp cật ngoài trơn, bóng, màu vàng (giải nghĩa bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị)


    Trả lời câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu ở bài tập 2 SGK tr.36 sao cho phù hợp.

    Lời giải chi tiết:

    - học tập: học và luyện tập để có hiểu biết, kĩ năng.

    - học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.

    - học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.

    - học hành: học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).


    Trả lời câu 3 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống ở bài tập 3 cho phù hợp.

    Lời giải chi tiết:

    - trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.

    - trung gian: ở vị trí chuyển tiếp nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật...

    - trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.


    Trả lời câu 4 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Giải thích các từ sau theo những các đã biết:

    - giếng

    - rung rinh

    - hèn nhát.

    Lời giải chi tiết:

    - giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.

    - rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.

    - hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ).


    Trả lời câu 5 (trang 36 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

    Đọc truyện Thế thì không mất trong SGK tr.36 và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.

    Lời giải chi tiết:

    - Mất theo cách giải nghĩa của nhân vật Nụ là "không biết ở đâu".

    - Mất hiểu theo cách thông thường (như trong cách nói mất cái ví, mất cái ống vôi...) là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.

    Như vậy, cách giải thích của nhân vật Nụ chiếu theo cách hiểu thông thường là sai. Nhưng trong văn cảnh, cách giải thích đã thể hiện sự thông minh của cái Nụ và được chấp nhận.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài soạn "Nghĩa của từ" số 3

    I. Nghĩa của từ là gì?

    Bài tập trang 35 sgk

    Dưới đây là một số chú thích trong những bài văn các em đã học:

    - tập quán : thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, ...) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

    - lẫm liệt : hùng dũng, oai nghiêm

    - nao núng : lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa

    Em hãy cho biết :

    Câu 1: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?

    Câu 2: Bộ phận nào trong chú thích nên lên nghĩa của từ?

    Câu 3: Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình đưới đây? (Hình vẽ SGK)

    Trả lời

    Câu 1: Mỗi chú thích đã cho gồm 2 bộ phận:

    – Chữ đậm: từ

    – Chữ thường: giải thích nghĩa (sau dấu hai chấm).

    Câu 2: Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ là: Bộ phận chữ thường, sau dấu hai chấm nêu lên nghĩa của từ.

    Câu 3: Từ là đơn vị có tính hai mặt trong ngôn ngữ:

    – Mặt nội dung và mặt hình thức.

    – Mặt nội dung chính là nghĩa của từ.


    II. Cách giải thích nghĩa của từ

    Câu 1 - Trang 35 sgk

    Đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần I

    Trả lời

    - Học sinh đọc lại các chú thích ở phần I


    Câu 2 - Trang 35 sgk

    Mỗi chú thích trong câu 1, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?

    Trả lời

    Trong ba trường hợp chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích theo hai kiểu:

    – Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (tập quán).

    – Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích (lẫm liệt, nao núng).

    Cụ thể:

    - Tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị (thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống, được mọi ngời làm theo)

    - Lẫm liệt, nao núng được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (hùng dũng, oai nghiêm; lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa).


    III. Luyện tập

    Câu 1 - Trang 36 sgk

    Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào?

    Trả lời

    Ví dụ:

    Áo giáp: áo được làm bằng chất liệu đặc biệt (da thú hoặc bằng sắt), chống đỡ binh khí và bảo vệ cơ thể.
    Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.
    Quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua).
    Sứ giả: người vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài (sứ: người được vua hay nhà nước phái đi để đại diện; giả: kẻ, người).
    Khôi ngô: vẻ mặt sáng sủa, thông minh.
    ==> Các từ áo giáp, sứ giả được giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị; các từ ghẻ lạnh, khôi ngô được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa


    Câu 2 - Trang 36 sgk

    Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây cho phù hợp:

    – …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.

    – …: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.

    – …: tìm tòi, hỏi han để học tập.

    – …: Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

    Trả lời

    Có thể điền từ vào chỗ trống như sau:

    - học hành : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng

    - học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.

    - học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập

    - học tập : học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).


    Câu 3 - Trang 36 sgk

    Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp:

    – …: ở vào giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.

    – …: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…

    – …: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

    Trả lời

    Có thể điền từ vào chỗ trống như sau:

    - trung bình : khoảng giữa trong bậc thang đánh giác, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.

    - trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật ...

    - trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.


    Câu 4 - Trang 36 sgk

    Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:

    – Giếng

    – Rung rinh

    – Hèn nhát

    Trả lời

    Giải thích các từ sau theo những cách đã biết :

    - Giếng : hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất, thường để lấy nước (Giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị)

    - Rung rinh : rung động, đung đưa (Giải thích theo cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích)

    - Hèn nhát :

    thiếu can đảm đến mức đáng khinh (Giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị)
    run sợ đớn hèn (Giải thích theo cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích)


    Câu 5 - Trang 36 sgk

    Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.

    THẾ THÌ KHÔNG MẤT

    Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi:

    – Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không cô nhỉ?

    Cô Chiêu cười bảo:

    – Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa!

    Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn:

    – Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy.

    (Theo Truyện tiếu lâm Việt Nam)

    Trả lời

    Ví dụ này đề cập đến hai loại nghĩa của từ:

    - Nghĩa đen (nghĩa từ điển) khi bị tách ra khỏi văn bản mà nghĩa vẫn không đổi.

    - Nghĩa bóng (nghĩa văn cảnh) khi từ nằm trong một hoàn cảnh nhất định, nằm trong mạng lưới quan hệ ý nghĩa với các từ khác trong văn bản.

    *Giải thích nghĩa từ “mất”:

    - Nghĩa đen: trái nghĩa với “còn”.

    - Nghĩa văn cảnh (nghĩa bóng): Nhân vật Nụ đã giải thích nghĩa cụm từ không mất là biết nó ở đâu. Đặc biệt, cách giải thích của Nụ được cô Chiêu chấp nhận.

    Như vậy, mất không phải là mất, mất có nghĩa là còn.

    Kết luận:

    So với cách giải nghĩa đen thì “mất” giải thích của Nụ là sai nhưng ở trong văn cảnh, trong truyện thì đúng và rất hay.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài soạn "Nghĩa của từ" số 4

    I. Nghĩa của từ là gì?

    1. Mỗi mục chú thích trên gồm có hai phần cơ bản như sau:

    Từ ngữ
    Nội dung của từ ngữ
    2. Bộ phận trong chú thích trên nêu lên ngữ nghĩa của từ: Nội dung của từ ngữ

    3. Nghĩa của từ tương ứng với phần: Nội dung của từ ngữ

    II. Cách giải thích nghĩa của từ1. Có chú thích ở phần 1 ( sgk)

    2. Nghĩa của từ được giải thích bằng các phương pháp sau:

    Đưa ra khái niệm, định nghĩa
    Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.


    III. Luyện tập

    Bài 1 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1

    Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai phương pháp chính:

    Đưa ra các khái niệm
    Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa


    Bài 2 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1:

    Các từ cần điền:

    Học tập
    Học lỏm
    Học hỏi
    Học hành


    Bài 3 Trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1

    Các từ phù hợp:

    Trung bình
    Trung gian
    Trung niên


    Bài 4 trang 36 sgk ngữ văn 6 tâp 1

    Giếng: hố đào sâu thẳng đứng vào lòng đất, thường có hình trụ, dùng để lấy nước
    Rung rinh: trạng thái rung động nhẹ và liên tiếp
    Hèn nhát: Nỗi sợ hãi, thiếu can đảm khi đứng trước một tình huống xấu hoặc một sự việc nào đó bất ngờ ập đến


    Bài 5 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1

    Từ " mất"có nhiều ngữ nghĩa:

    Mất (1): không còn thuộc sự sở hữu của mình
    Mất (2): không tìm thấy, không còn nhìn thấy vật nữa
    Mất(3): cách nói tế nhị, kính trọng của cái chết
    Nhân vật dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai ( mất: không tìm thấy, không nhìn thấy) để tự biện minh cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống dưới sông.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài soạn "Nghĩa của từ" số 5

    KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1.Nghĩa của từ là gì ?

    Từ bao gồm hai phần : phần hình thức và, phần nội dung. Phần hình thức được thể hiện ra thành chữ khi viết, thành tiếng khi đọc. Phần nội dung được thể hịện ra thành nghĩa của từ.

    Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Nội dung đó có thể là sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ. Khi ta nhìn một chữ, hoặc nghe một tiếng mà ta hiểu được chữ đó, tiếng đó biểu thị cái gì là ta đã hiểu được nghĩa của từ đó.

    Ví dụ, khi ta nghe ai đọc từ tập quấn mà trong đầu ta hiểu được rằng từ đó biểu thị “thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo” là ta đã hiểu nghĩa của từ này.


    2.Cách giải thích nghĩa của từ .

    Có thể giải thích nghĩa của từ theo nhiều cách khác nhau. Trong SGK đã đưa ra hai cách giải thích nghĩa thường gặp nhất:

    -Cách thứ nhất là giải thích, bằng việc trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Để có thể giải thích nghĩa theo cách này, các em cần phải chịu khó xem từ điển và học cách giải thích của từ điển rồi tự rút cho mình cách giải thích sao cho ngắn gọn và dễ hiểu.

    -Cách thứ hai là giải thích bằng việc đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. Muốn giải thích được bằng cách này, các’ em cần phải không ngừng làm giàu vốn từ đồng nghĩa và trái nghĩa của minh.


    GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

    Câu 1. Có thể coi mỗi chú thích có trong SGK là một lời giải thích nghĩa. Để nhận ra chú thích giải nghĩa theo cách nào, các em có thể xem lời giải thích đó có sử dụng từ. đồng nghĩa, trái nghĩa không. Nếu không có thì đó là giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị (cách 1). Nếu có thì đó là giải thích theo cách dùng từ đổng nghĩa, trái nghĩa (cách 2).

    Cũng cần chú ý thêm rằng, có những lời giải thích ‘sử dụng đan xen, phối hợp cả hai loại : vừa giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị, vừa giải thích theo cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

    Dưới đây là một số chú thích đã có trong SGK :

    -Cầu hôn : xin được lấy làm vợ (cách l).

    -Phán : truyền bảo (cách 2).

    -Sính lễ : lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới (cách 1).

    -Tâu : thưa trình (cách 2).

    -Nao núng : lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa (phối hợp cả cách 2 và cách 1).


    Câu 2.Ta có nhận xét: Các từ ghép trên cùng có chung yếu tố học: Vì thế, sự khác nhau chủ yếu được tạo ra bởi các yếu tố đứng sau. Để điền đúng, Các em hãy tìm hiểu sự khác biệt của các yếu tố :

    -hỏi: nói ra điều mình muốn người khác trả lời cho rõ ;

    -tập : luyện tập, rèn luyện ;

    -hành : thực hành.

    Dựa vào nghĩa của các yếu tố đứng sau như vừa chỉ ra ở trên, các em có thể điền như sau :

    -học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.

    -học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.

    -học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.

    -học hành : học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).


    Câu 3. Cách giải bài tập này tương tự bài tập 2. Các em có thể tham khảo nghĩa của từng yếu tố như sau :

    -trung : ở vào khoảng giữa ;

    -gian : phần giới hạn ;

    -niên : năm ;

    -bình : ngang nhau.

    Dựa vào nghĩa của từng yếu tố này, các em có thể điền như sau :

    -trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp,

    -trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…

    -trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già.


    Câu 4. Các em có thể tham khảo những cách giải thích sau :

    -giếng : hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước (cách 1);

    -rung rinh : rung động, đung đưa (cách 2);

    -hèn nhát : thiếu can đảm đến mức đáng khinh (cách 1) ; run sợ đớn hèn (cách 2).


    Câu 5. Từ mất có nhiều nghĩa :

    -nghĩa 1 : không còn thuộc về mình nữa. Ví dụ : mất của, mất cái ví ;

    -nghĩa 2 : không có, không thấy. Ví dụ : mất tín hiệu, mất liên lạc ;

    -nghĩa 3 : không có ở mình nữa. Ví dụ : mất tự nhiên, mất lòng tin.

    Nhân vật Nụ vì sợ cô chủ mắng nên đã lợi dụng việc cô chủ hiểu từ mất theo nghĩa thứ hai (không nhìn thấy) để bào chữa việc đánh rơi mất cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông (hiểu theo nghĩa thứ nhất : không còn thuộc về mình nữa, không; thể sử dụng được nữa vì nó đã ở dưới lòng sông, không thể lấy lại được).


    THAM KHẢO

    Đánh trống bỏ dùi

    Thoạt nghe, tưởng chừng thành ngữ “đánh trống bỏ dùi” chẳng có vấn đề gì về mặt chữ nghĩa, vậy mà chính nó là một thành ngữ khá phức tạp, không đơn giản như nhiều người vẫn hiểu. Tất cả.cũng chỉ tại một chữ dùi!

    Thông thường, nhiều người diễn ‘giải rằng “đánh trống bỏ dùi” là dùng dùi để đánh trống và đánh xong thì đem vất dùi đi. Từ đó mà suy diễn ra nghĩa của thành ngữ. Có người còn suy ra là người đánh trống, khi xong công việc thì chỉ mang trống về, chỉ giữ gìn lấy trống mà vất dùi lại, chẳng tiếc gì thứ ‘rẻ tiền” đó nữa.

    Trách ai tham trống bỏ dùi

    (Ca dao)

    Nhưng lại có một cách hiểu khác về chữ dùi. Dùi là tên gọi những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Như vậy, dùi còn mang ý nghĩa như tiếng do phép hoán dụ, dùng phương tiện hành động chỉ kết quả hành động. Trong thổ ngữ Nghệ Tĩnh, dùi và tiếng song song tồn tại bên nhau và có khả năng thay thế cho nhau : ba hồi chín dùi = ba hồi chín tiếng. Đáng lưu ý là những dùi trống riêng lẻ này rất quan trọng vì chúng là tín hiệu góp phần phân biệt quy định các hiệu lệnh khác nhau của hồi trống “ba hồi chín dùi” có nội dung thông báo khác với hiệu lệnh “ba hồi ba dùi”. Đánh trống mà bỏ (không đánh) những dùi lẻ này thì người nghe không thể biết đó là hiệu lệnh gì để đáp ứng yêu cầu kịp thời. Ấy vậy là làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài soạn "Nghĩa của từ" số 6

    A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.
    Trong các bài đọc văn bản, ở phần tiếp sau văn bản được trích hoặc nguyên văn, thường có phần chú thích. Chủ yếu các chú thích là nhằm giảng nghĩa của các từ lạ, từ khó.
    Trong ba trường hợp chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích theo hai kiểu:
    Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị (tập quán);
    Đưa ra các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Bài 1 (Trang 36 SGK) Đọc lại một vài chú thích ở các văn bản đã học. Cho biết cách giải thích nghĩa của từng trường hợp.

    Bài làm:
    Áo giáp: áo được làm bằng chất liệu đặc biệt (da thú hoặc bằng sắt), chống đỡ binh khí và bảo vệ cơ thể.
    Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.
    Quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua).
    Sứ giả: người vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài (sứ: người được vua hay nhà nước phái đi để đại diện; giả: kẻ, người).
    Khôi ngô: vẻ mặt sáng sủa, thông minh.
    ==> Các từ áo giáp, sứ giả được giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị; các từ ghẻ lạnh, khôi ngô được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa.


    Câu 2 (Trang 36 SGK) Hãy điền các từ học hỏi, học tâp, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp: …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.…: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.…: tìm tòi, hỏi han để học tập.…: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).
    Bài làm:
    học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.học tập: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).


    Câu 3 (Trang 36 SGK) Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống trong các chú thích sau sao cho phù hợp....... :ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp. .....: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,........: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
    Bài làm:
    trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
    trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,...
    trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.


    Câu 4 (Trang 36 SGK) Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:
    giếng
    rung rinh
    hèn nhát
    Bài làm:
    Giếng: là hố đào thẳng đứng, sâu và lòng đất, nơi chứa nước sinh hoạt hàng ngày được con người đào. Giếng thường xuất hiện ở các làng quê.
    Rung rinh: là rung động nhẹ và liên tiếp, một sự chuyển động qua lại nhẹ nhàng, nhưng đủ để thính giác con người có thể nghe thấy.
    Hèn nhát: là thiếu can đảm, sợ hãi trước một vấn đề gì đấy, không dũng cảm để đối mặt và vượt qua nó.


    Câu 5 (Trang 36 SGK) Đọc truyện sau đây và giải nghĩa từ mất của nhân vật Nụ có đúng không.
    Thế thì không mất
    Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi:- Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không, cô nhỉ?Cô Chiêu cười bảo:- Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa!Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn:- Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy.
    Bài làm:
    Trong nghĩa gốc từ "mất" nghĩa là không có, không lấy, không tồn tại (tạm thời hay vĩnh viễn).
    Mất hiểu theo ý của nhân vật Nụ là: không biết ở đâu (vì không mất tức là "biết nó ở đâu rồi").không thuộc về mình nữa. Đây là cách hiểu chưa đúng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy