Bài soạn "Nghĩa của từ" số 1
I. Nghĩa của từ là gì?
1. Mỗi chú thích trên gồm hai phần: từ ngữ và nội dung của từ ngữ
2. Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ: nội dung của từ ngữ
3. Nghĩa của từ ứng với phần: nội dung của từ
II. Cách giải thích nghĩa của từ
1. Đọc lại chú thích phần I
2. Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.
III. Luyện tập
Bài 1 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai cách:
- Đưa ra khái niệm, định nghĩa
- Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Bài 2 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Học tập
- Học lỏm
- Học hỏi
- Học hành
Bài 3 (Trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các từ cần điền
- Trung bình
- Trung gian
- Trung niên
Bài 4 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tâp 1)
- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất có dáng hình trụ, dùng để lấy mạch nước ngầm
- Rung rinh: trạng thái rung động, đung đưa của sự vật
- Hèn nhát: sợ sệt, thiếu can đảm đến mức đáng khinh
Bài 5 (trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Từ mất có nhiều nghĩa:
+ Nghĩa 1: không còn thuộc về mình nữa
+ Nghĩa 2: không thấy, không còn nhìn thấy nữa
+ Nghĩa 3: chết
Nhân vật nụ đã dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai để tự bào chữa cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống lòng sông.