Bài soạn "Nghĩa của từ" số 4
I. Nghĩa của từ là gì?
1. Mỗi mục chú thích trên gồm có hai phần cơ bản như sau:
Từ ngữ
Nội dung của từ ngữ
2. Bộ phận trong chú thích trên nêu lên ngữ nghĩa của từ: Nội dung của từ ngữ
3. Nghĩa của từ tương ứng với phần: Nội dung của từ ngữ
II. Cách giải thích nghĩa của từ1. Có chú thích ở phần 1 ( sgk)
2. Nghĩa của từ được giải thích bằng các phương pháp sau:
Đưa ra khái niệm, định nghĩa
Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
III. Luyện tập
Bài 1 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1
Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai phương pháp chính:
Đưa ra các khái niệm
Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Bài 2 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1:
Các từ cần điền:
Học tập
Học lỏm
Học hỏi
Học hành
Bài 3 Trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1
Các từ phù hợp:
Trung bình
Trung gian
Trung niên
Bài 4 trang 36 sgk ngữ văn 6 tâp 1
Giếng: hố đào sâu thẳng đứng vào lòng đất, thường có hình trụ, dùng để lấy nước
Rung rinh: trạng thái rung động nhẹ và liên tiếp
Hèn nhát: Nỗi sợ hãi, thiếu can đảm khi đứng trước một tình huống xấu hoặc một sự việc nào đó bất ngờ ập đến
Bài 5 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1
Từ " mất"có nhiều ngữ nghĩa:
Mất (1): không còn thuộc sự sở hữu của mình
Mất (2): không tìm thấy, không còn nhìn thấy vật nữa
Mất(3): cách nói tế nhị, kính trọng của cái chết
Nhân vật dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai ( mất: không tìm thấy, không nhìn thấy) để tự biện minh cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống dưới sông.