Bài soạn "Lưu biệt khi xuất dương" số 1

Tác giả

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính là Sào Nam, quê ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà văn lớn. Phan Bội Châu để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ.

- Những tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (viết trong thời kì lưu vong ở nước ngoài)...


Tác phẩm

Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để từ giã bạn bè, đồng chí.

Bố cục: 4 phần

+ Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai

+ Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

+ Hai câu luận: Quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước

+ Hai câu kết: Tư thế, khát vọng buổi lên đường


Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử có ý nghĩa: Phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Tình hình chính trị đen tối. Trong bối cảnh đó, một số nhà Nho – trong đó có Phan Bội Châu đã nuôi ý tưởng đi tìm cho mình một con đường cứu nước mới theo lối dân chủ Tư sản đầu tiên ở nước ta, và ông đã hướng đến Nhật Bản, hay cũng chính là hướng về một chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ.

Năm 1905, Phan Bội Châu sáng tác bài thơ này sau khi quyết định lên đường sang Nhật Bản.


Câu 2 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chiến sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ:

- Quan niệm về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ được thể hiện qua hai câu đầu:

Sinh vi nam tử yếu hi kì

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Tác giả nêu lên quan niệm mới mẻ: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “yếu hi kì” tức là phải sống phi thường, dám xoay chuyển được càn khôn.

→ Câu thơ thể hiện một thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở tài năng của mình.

- Hai câu thực nói về ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc:

Ư bách niên trung tu hữu ngã

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

“Tu hữu ngã”: phải có trong cuộc đời → Ý thức trách nhiệm của cái tôi trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên tài hậu” (nghìn năm sau).

→ Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

- Hai câu luận là thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ:

Giang Sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

+ Tác giả nêu lên tình cảnh của đất nước “non sông đã chết” và đưa ý thức vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, của dân tộc.

+ Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ: “hiền thánh còn đâu học cũng hoài”.

=→ Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.

- Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường được thể hiện trong hai câu thơ cuối:

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi

+ Hình ảnh: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc).

→ Hình tượng kì vĩ.

+ Tư thế: Nhất tề phi (cùng bay lên)

=→ Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhân vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.


Câu 3 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

So sánh nguyên tác với bản dịch trong câu 6 và câu 8 chưa lột tả được hết ý thơ:

- Câu 6 dịch “học cũng hoài” chỉ nêu ý phủ nhận, còn phiên âm “có đọc sách cũng ngu thôi” vừa phủ nhận vừa nêu được cái khí phách ngang tàng, táo bạo, dứt khoát.

- Câu 8: bản dịch Muôn trùng sông biển tiễn ra khơi → êm ả, bình thường vẫn chưa lột tả được sự phi thường của con người so với nguyên tác: Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên

→ Bức tranh mà con người là trung tâm vút bay cùng muôn ngàn sóng gió giữa biển khơi. Đây là một hình ảnh đẹp, kì vĩ lớn lao.


Câu 4 (trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn của bài thơ:

- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.

- Tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.

- Khát vọng yêu nước cháy bỏng.

- Tư tưởng đổi mới tiến bộ, táo bạo, đi tiên phong cho thời đại → mở ra hướng đi mới cho phong trào giải phóng dân tộc.


Luyện tập

(trang 5 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Viết một đoạn văn ...

Cảm nhận về nghệ thuật trong hai câu cuối của bài thơ cần chú ý:

+ Hình ảnh kì vĩ lớn lao: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc)

+ Tư thế của con người: Nhất tề phi (cùng bay lên)

=→ Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhận vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy