Bài soạn "Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh" số 3
A. YÊU CẦU
Ôn tập, củng cố, rèn luyện kĩ năng về văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
B. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
1. Tìm hiểu đề: Giải thích đề bài và cho biết đề yêu cầu trình bày vân đề gì. Theo em, đối với vấn đề này, cần phải trình bày những ý gì?
Gợi ý
Tìm hiêu đề:
Đề bài đòi hỏi người viết phải thể hiện bằng một văn bản thuyết minh về vị trí, vai trò của con trâu trong làng quê Việt Nam. Vị trí, vai trò của con trâu trong các lễ hội (chọi trâu, đâm trâu,…), nhưng chủ yếu là trong sản xuất nông nghiệp.
2. Tham khảo văn bản thuyết minh khoa học (SGK, ư. 28, 29) và cho biết em có thể sử dụng được những ý gì cho bài thuyết minh của mình.
Gợi ý
Có thể sử dụng các ý sau đây cho bài viết của mình:
Đặc điểm của con trâu (đặc điểm vẻ giống loài, tập tính, ích lợi – những số liệu cụ thể).
Con trâu cung cấp sức kéo: kéo cày, kéo xe, kéo gỗ,…
Khả năng cho thịt, cho sừa.
Khả năng cho phân bón ruộng.
LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
Bài tập 1. Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu.
Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam).
Con trâu trong công việc làm ruộng (sớm hôm gắn bó với người nông dân).
Con trâu trong một số lỗ hội.
Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
Gợi ý
Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”, trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,… Người nông dân đã coi “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, là người bạn tốt của mình.
Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuông, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi; những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,… Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.
Con trâu trong một số lễ hội (lẽ hội đảm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng và một số tỉnh khác).
Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn: Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.
Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tưựng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.
Những kỉ niệm tuổi thơ thường gắn với những trò chơi của trẻ em khi chăn trâu như bắt dế, đánh ưận giả, chơi chọi (cỏ) gà,…
Bài tập 2. Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả đối với một trong các ý nêu trên (Chú ý sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về trâu vào bài cho thích hợp và sinh động).
Gợi ý
Trong đoạn văn em cần sử dụng các phương pháp thuyết minh như: định nghĩa, liệt kê, nêu số liệu,… kết hợp với yếu tố miêu tả; vận dụng các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, nhân hoá,…; có thể dẫn những câu tục ngữ, ca dao về con trâu để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
Các câu tục ngữ, ca dao có thể sử dụng:Con trâu là đầu cơ nghiệp.
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quan công.
Rủ nhau đi cấy đi cày,
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy, con trâu đì bừa.
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm bề,
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu.