Bài soạn "Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh" số 4

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Cho đề bài sau : Con trâu ở làng quê Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề
- Xác định đối tượng thuyết minh;
- Xác định thao tác thuyết minh : giới thiệu, trình bày, giải thích hay kết hợp các thao tác ?
2. Tìm hiểu đối tượng thuyết minh : về con trâu (đặc điểm, ích lợi,...), về làng quê Việt Nam (tập quán, văn hoá, đặc thù lao động sản xuất,...).
3. Tìm ý, lập dàn ý
- Em dự định sẽ trình bày những ý nào ?
- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
4. Tham khảo văn bản thuyết minh khoa học về con trâu và tự rút ra những kiến thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình.
Gợi ý : Lưu ý đặc điểm về giống loài, tập tính, ích lợi; chú ý ghi lại những số liệu để đưa vào bài thuyết minh của mình.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Sử dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu
- Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trong khung cảnh đồng ruộng, thôn xóm ở làng quê Việt Nam);
- Con trâu trong công việc đồng áng, chuyên chở (cày ruộng, kéo xe,...);
- Con trâu trong một số lễ hội (lễ hội chọi trâu, đua trâu,...);
- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
Chú ý :
- Đối với những học sinh ở vùng nông thôn : chú ý quan sát, ghi chép để giới thiệu, miêu tả chính xác, tỉ mỉ.
- Đối với những học sinh không sống ở nông thôn : cần tìm hiểu qua tài liệu, tham khảo ý kiến của người lớn,... để có được tri thức cần thiết về đối tượng thuyết minh.
2. Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả (kết hợp các biện pháp nghệ thuật cho thích hợp)
Chú ý :
- Kết hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh : định nghĩa, liệt kê, nêu số liệu,...
- Kết hợp yếu tố miêu tả ;
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, so sánh, nhân hoá,... ; có thể dẫn những câu tục ngữ, ca dao về con trâu để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
3. Đọc văn bản Dừa sáp (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.30 - 31) và chú ý :
- Xác định chủ đề thuyết minh của văn bản.
- Người viết đã sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào để giới thiệu về cây dừa sáp ? (miêu tả những gì ? tác dụng của yếu tố miêu tả ra sao ?)
- Tự rút ra kết luận về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, cách thức cũng như tác dụng của việc kết hợp này.


Câu 1: Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu...

Trả lời:

Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng:
Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng.
Con trâu đi trước, cái cày theo sau, trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,...
Người nông dân đã coi "Con trâu là đầu cơ nghiệp", là người bạn tốt của mình.
Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc:
Trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi;
Ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,...
Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.
Con trâu trong một số lễ hội:
Da bóng mượt, đuôi cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe.
Trong khi hai con đang hùng hục tấn công đối phương thì bên ngoài người dân hò hét, cổ vũ, đánh trống, thồi kèn cổ động nhiệt tình…
Lễ hội đảm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn
Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.
Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tưựng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.
Những kỉ niệm tuổi thơ thường gắn với những trò chơi của trẻ em khi chăn trâu như bắt dế, đánh ưận giả, chơi chọi (cỏ) gà,...

Câu 2
: Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả với một trong các ý nêu trên. (Chú ý sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về con trâu cho thích hợp và sinh động.

Trả lời:

Con trâu trong một số lễ hội

Một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lễ hội chọi trâu, thường được tổ thức vào đầu tháng tư hàng năm.

"Dù ai buôn bán trăm bề

Ngày ba tháng bốn thì về chọi trâu"

Trâu được chọn để chọi trường là trâu to độ 4 -5 tuổi vào lúc sung sức nhất, da bóng mượt, đuôi cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe. Khắp làng trên xóm dưới ai cũng chọn làng mình một con trâu to khỏe nhất, đẹp mã nhất để tham gia cuộc thi. Khi bắt đầu thi đấu hai con trâu nhìn nhau hằn học rồi sau đó chúng lao vào nhau như hai võ sĩ quyền anh. Xung quanh mọi người hò reo cổ vũ cho trâu của mình thật sôi nổi và hào hứng. Con trâu chiến thắng là con trâu húc ngã đối phương hoặc làm cho đối phương bỏ chạy. Cổ động viên bên chú trâu chiến thắng vui sướng la hét om sòm, không khí chọi trâu thật vui vẻ.

Con trâu trên đồng ruộng:

Hình ánh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy