Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn chứng minh" số 4

Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào! Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó.

Trong kho tàng tri thức của người Việt, có rất nhiều câu tục ngữ hay và có ý nghĩa, Có thể kể đến như câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đưa ra lời khuyên tích cực cho con người trong đời sống xã hội. Đúng vậy, Trong đời sống hiện tại, mỗi chúng ta phải từ rèn luyện, học hỏi để chạy đua với sự phát triển của xa hội, để có thể hội nhập được những bước tiến nhanh như vũ bão của hoàn cảnh xã hội mới. Đi một ngày đàng, có nghĩa là đi để học hỏi, bước ra khỏi thế giới của các nhân, khám phá những điều mới mẻ của thế giới xung quanh. Ở mỗi lĩnh vực mới, chúng ta dù được tiếp xúc ít hay nhiều thì nó cũng mang lại cho chúng ta những bài học quý giá. Tuy nhiên, không phải chúng ta đều học được sàng khôn. Nếu bản thân mỗi người, tự ý thức, có trách nhiệm với chính mình, khích lệ mình học hỏi từng ngày, thì nó đúng với câu tục ngữ chúng ta đang nói tới. Ngược lại nếu, một người không có sự quyết thì cũng sẽ chẳng học hỏi được gì cả. Do đó, điều quan trọng nhất, là mỗi chúng ta phải tự có ý thức học học, rèn luyện ý chí tiến thủ, luôn tranh thủ mọi cơ hội đến với thì mới có được những “sàng khôn”


Đề 2. Chứng minh rằng văn chương "gây cho ta những tình cảm mà ta không có".

Chúng ta không phủ nhận rằng, văn chương có sức mạnh mãnh liệt đối với con người, có những nhận định đã cho rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm mà ta không có”, nhận định đó thật sự đúng. Như chúng ta đã biết, văn chương được lấy cảm hứng và dựa trên cơ sở của tình cảm con người, những tình cảm đó khi có cơ hội gặp nhau, thì chúng như được hòa quyện và đồng điệu với nhau, tạo nên thứ tình cảm trân quý. Dù bất kì ai trong mỗi chúng ta, khi đọc một tác phẩm truyện hay, một tiểu thuyết lãng mạn, một bài thơ dạt dào xúc động, thì tức khắc trong lòng dâng trào những xức cảm lạ kì. Những trang văn, những câu từ nhịp điệu của văn chương đều là những yếu tố khơi gợi sự dâng trào của cảm xúc con người. Thế đó, văn chương luôn lôi cuốn, hấp dẫn con người và khơi dậy những tình cảm trong con người.


Đề 3: Chứng minh rằng văn chương "luyện những tình cảm ta sẵn có".

Bắt nguồn từ tình cả con người, văn chương luôn luôn, và không ngừng “luyện những tình cảm ta sẵn có”. Mỗi chúng ta sống trên cuộc đời này, đều tiềm ẩn và đang nuôi sống những dòng cảm xúc của cá nhân. TÌnh cảm của chúng ta, được cất giấu và nó chỉ trỗi dậy khi gặp đúng lúc, đúng thời, và văn chương là phương tiện đặc biệt để tình cảm con người được bộc lộ. Đọc tác phẩm văn học, chúng ta thấy yêu, thấy ghét, thấy vui buồn, hạnh phúc. Chúng ta thây sthuowng xót cho số phận cô Mị trên những trang sách của tô Hoài. Hay, mỗi câu chuyện ngụ ngôn thì gây cho ta những tiếng cười sảng khoái, thư giãn. Chúng ta tỏ thái độ căm ghét, hận thù với cái xã hội tàn ác trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, thấy đồng cảm với nhân vật chị Dậu,.. Tất cả những cung bậc cảm xúc đó, là thứ tài sản sẵn có tronng tâm hồn mỗi con người, và văn chương chính là cơn gió, thổi bùng một cách mãnh liệt tình thứ tình cảm, cảm xúc ấy.


Đề 4: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.

Một trong những thói xấu của con người, chúng ta biết đó là gì? Đó là nói dối! vậy nói dối là gì? là nói không đúng sự thật, bịa đặt những chuyện không có, làm bóp mọi sự thật. Hậu quả của việc nói dối, trước tiên, nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân chúng ta. Việc chúng ta nói dối, có thể là một lần, hai lần, hay nhiều lần, suy cho cùng cũng sẽ làm mất lòng tin của người khác đối với mình. Từ đó, vô tình, nó đánh mất đi các mối quan hệ tốt đẹp, như vậy, chính là gây hại cho bản thân mình. Trong công việc, không ai muốn giao việc cho bạn, trong mối quan hệ xã hôi, không ai kết thân với bạn, trong mối quan hệ gia đình, bạn bè không ai yêu quý bạn. Tóm lại việc nói dối khiến bản trở nên bị cô độc, không có được những tình cảm thật lòng của mọi người. Khắc phục những hậu quả không đáng có trên, bạn nên ý thức và có trách nhiệm với lời nói của mình, rền luyện, tu dưỡng để tạo enen gái trị bản thân, tránh xa thói nói dối.


Đề 5: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.

Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác luôn dành tình yêu thương bao la, cũng như sự quan tâm ân cần đến tất cả mọi người, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Tình yêu của Bác, sự quan tâm của Bác đã được nhiều tác giả nghệ sĩ viết thành những bài hát, bài thơ dành cho thiếu nhi. Trước giờ chúng ta vẫn biết, khi còn sống, mỗi dịp tết Thiếu nhi đến, Bác đều viết thư thăm hỏi các cháu thiếu nhi, hay đến thăm các cháu nhi đồng. Bác luôn nâng niu và trân trọng những mầm non tương lai của đất nước, tình yêu trời bể của Bác khiến mỗi trái tim người Việt Nam đều dung động. Tình yêu thương của Bác sẽ luô còn mãi, nuôi dưỡng và đồng hành cùng những bước đi của các mầm non Việt Nam.


Đề 6: Chứng minh rằng Bác Hồ là người yêu cây cối.

Cả cuộc đời hoạt động chính trị bận rộn, nhưng Bác Hồ vẫn giữ được đời sống thanh cao và giản dị, đặc biệt Bác là một người rết yêu cây cối, thiên nhiên. Ngoài những lúc làm việc, nghiên cứu chính trị, quân sự, bác cũng dành thời gian chăm sóc cây cối, tỉa cây, làm vườn. Vì tình yêu thiên nhiên và cây cối cũng đã tạo nguồn cảm hứng trong thơ ca của Bác, có thể kể đến bài thơ “Cảnh khuya” Bác đặc biệt khắc tả hình ảnh cây cối và hoa. Bằng sự yêu quý và trân trọng, thiên nhiên luôn là một phần của đời sống của Bác.


Đề 7: Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.

Nói đến sách là nói đến kho tàng tri thức quý báu của con người. Sách mang lại cho chúng ta những tri thức mới, những tri thức ở mọi lĩnh vực từ văn hóa, xã hội, chính trị, nghệ thuật. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thể loại sách được in ấn, xuất bản trên thị trường, bởi vậy việc chọn sách phù hợp với mỗi người cũng là một việc rất quan trọng. Sách hay, những không đúng lĩnh vực mà chúng ta đang theo đuổi thì có hay đến mấy nó cũng không mang lại lợi ích gì. Hơn thế nữa, sách không phù hợp sẽ làm tốn thời gian cũng như công sức của người đọc. Việc nghiên cứu và tìm hiểu một cuốn sách không phù hợp, ví dụ không phù hợp lứa tuổi sẽ gây ra những suy nghĩ và hành động tiêu cực của con người. Chính vì vậy, cuốn sách phù hợp với bạn phải là cuốn sách mang lại cho người đọc những kiến thức tích lũy hữu ích và có thể vận dụng cho công việc, đời sống của chúng ta.


Đề 8: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.

Thiên nhiên là nguồn tài nguyên tự nhiên gắn liền với cuộc sống con người, là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, vậy nên, việc bảo vệ nó, là trách nhiệm, là nghĩa vụ cũng như để đảm bảo cuộc sống con người. con người có thể sinh sống và phát triển là dựa trên các nhân tố tồn tại trong môi trường. Thiếu đi đất, chúng ta không có điều kiện để canh tác, sinh hoạt, không có chỗ ở. Thiếu đi nước, chúng ta không thể sống trong điều kiện khô cạn, không thể duy trì mùa màng, không thể duy trì sự sống. quan trọng hơn hết, không khí là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sự sống con người. Ngoài ra các yếu tố tự nhiên khác của môi trường thiên nhiên ảnh hưởng và gắn bó trực tiếp với cuộc sống con người. Dù là bất kì yếu tố nào, con người cũng không thể tách rời môi trường,. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu của con người là phải bảo vệ môi trường thiên nhiên của chúng ta, việc đó cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy