Bài soạn "Mây và sóng" số 4

Kiến thức cơ bản

Những kiến thức về tác giả và tác phẩm bạn cần nắm vững.

1. Tên tuổi nhà thơ Ta-go (Rabindranath Tagore: 1861 - 1941) đã rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Tác phẩm của ông mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ. Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, ngoài ra còn có trên một trăm truyện ngắn và 1.500 bức hoạ... Ông là nhà văn châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng No-ben về văn học.

2. Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.


Gợi ý trả lời các câu hỏi SGK:

Câu 1 - Trang 88 SGK

Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.

a) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

Trả lời

a) Bài thơ có cấu trúc hai phần khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê.

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.

- Cuối cùng là những trò chơi của em bé.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc là nhằm thể hiện trọn vẹn và đầy đủ chủ đề của tác phẩm.

b) Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không hoàn toàn trùng lặp.

- Lời tâm tình của bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau, diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em bé.

- Qua lời từ chối, bé đã thể hiện tình thương yêu mẹ qua những trò chơi bé tự nghĩ ra, tình thương yêu ấy mới càng trở nên nổi bật. Sự thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của em bé càng được chứng minh, được củng cố. Trò chơi em bé nghĩ ra càng thú vị hơn, càng thể hiện tình mẹ con thắm thiết thiêng liêng.


Câu 2 - Trang 88 SGK

Xác định vị trí của dòng thơ "Con hỏi: ..." ở mỗi phần.

(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống "trên mây" và những người sống "trong sóng".)

Trả lời

Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?"

Trẻ em cũng ham chơi. Nếu em bé từ chối ngay lời rủ rê của những "người sống trên mây" và "những người sống trong sóng" thì không hợp tâm lí. Phần nào em bé cũng bị quyến rũ, có phân vân: "Nhưng bằng cách nào tôi lên được với các bạn? - Nhưng bằng cách nào tôi gia nhập cùng các bạn?". Nhưng cuối cùng là quyết không đánh đổi những thú vui chính với việc phải rời xa mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng những lời mời gọi của "những người sống trên mây" và "những người sống trong sóng".


Câu 3 - Trang 88 SGK

Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của "mây và sóng" do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?

Trả lời

- Em bé đè nén ham muốn, từ chối những trò chơi của mây và sóng giữa thế giới tự nhiên không có nghĩa là ghét bỏ mây và sóng. Em đã nghĩ ra một hình thức hay hơn, một trò chơi thú vị để hòa hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử: "Con sẽ là mây và mẹ là vầng trăng; Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ".

- Những trò chơi mây và sóng do em bé tạo ra tuyệt diệu, hơn hẳn trò chơi của tự nhiên.


Câu 4 - Trang 88 SGK

Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).

Trả lời

• Trong phần 1, trò chơi của em bé: em là mây, mẹ là trăng, không phải chỉ để dùng chơi với vầng trăng bạc như "những người sống trên mây", mà để cùng sống dưới một mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm và con sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ.

• Trong phần 2, trò chơi của em bé: em là sóng, mẹ là bến bờ, không phải chỉ để cùng ngao du, nhảy múa như "những người sống trên sóng", mà đế Con là sóng sẽ lăn, lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Quả là những trò chơi thật kì lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nông âm, thân thiết đến mức nào.

Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sáng là tiếng của sóng. Hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ một tình yêu vô cùng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ một tình yêu vô cùng sâu sắc, đầm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vị hằng ngày, mãnh liệt đến mức lấn át tất cả.

Những thú vui chơi trên mây" và "trong sóng" tượng trưng của mọi quyến rũ của cuộc đời. Bến bờ kì lạ tượng trưng cho tấm lòng bao la của người mẹ

- Không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta có nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không có ai có thể chia cách được mẹ với con, cũng có nghĩa là tình mẫu tử ở khắp nơi, bất diệt và thiêng liêng.


Câu 5 - Trang 88 SGK

Phân tích ý nghĩa của câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào".

Trả lời

Câu thơ mang một ý nghĩa hết sức cao đẹp mà lại dễ hiểu: Tình mẫu từ là một nguồn hạnh phúc dồi dào, bí mật và vô biên không bờ bên như biển cả. Người con nào sống bên mẹ hãy biết tận hưởng hạnh phúc ấy.


Câu 6 - Trang 88 SGK

Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

Trả lời

Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì quá bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế do chính con người tạo dựng nên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy