Bài soạn "Nghị luận trong văn bản tự sự" số 5

Kiến thức cơ bản

- Trong văn tự sự để người nghe, người đọc suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết, người kể và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ, dẫn chứng. Nội dung đó thường diễn đạt bằng các hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

- Trong đoạn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả trần thuật mà dùng nhiều câu khẳng định, có các quan hệ từ: nếu - thì, không những - mà còn...


Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 & 2 - Trang 138/139 SGK

Đọc các đoạn trích [...], suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu

Trả lời

a) Những câu chữ mang tính chất nghị luận:

- Đoạn văn của Nam Cao + Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiếu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thường...

+ Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.

- Đoạn thơ của Nguyễn Du

+ Rằng: tôi chút phận đàn bàGhen tuông thì cũng người ta thường tình.

+ Dễ dàng là thói hồng nhanCàng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.

+ Lòng riêng riêng những kính yêuChồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!

+ Trót lòng gây việc chông gaiCòn nhờ lượng bá thương bài nào chăng...


b) Vai trò của yếu tố nghị luận trong từng ví dụ:

* Trong đoạn trích của Nam Cao, ông giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo lô-gíc sau:

- Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không ác, nhưng sở dĩ họ trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy?

+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một quy luật tự nhiên).

+ Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa (như một quy luật tự nhiên trên mà thôi).

+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

- Kết thúc vấn đề: "Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận".

Về hình thức đoạn văn trên chứa rất nhiều từ, câu mang tính nghị luận. Đó là các cầu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếu... thì; vì thế... cho nên, sở dĩ... là vì, khi A... thì B... Các câu văn khẳng định, ngắn gọn khúc chiết.


* Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán dùng hình thức nghị luận:

Lập luận của Kiều thể hiện ở mấy câu đầu. Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến: xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như mụ và xưa nay, càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.

Lập luận của Hoạn Thư nêu lên đến 4 luận điểm:

- Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lí lẽ thường tình).

- Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể Công).

- Thứ ba: Tôi với cô cùng trong cảnh chồng chung - chắc gì ai nhường cho ai.

- Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội, đề cao tâng bốc Kiều).

Với lập luận như trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời". Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã được Thúy Kiều tha bổng.

Qua đó ta thấy nghị luận trong văn bản tự sự giúp cho văn bản thêm phần triết lí.


Luyện tập

1 - Trang 139 SGK

Lời văn trong đoạn trước (a), mục I.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục au? Thuyết phục điều gì?

Trả lời

Đoạn văn trích trong truyện ngắn Lão Hạc là lời của ông giáo đang tự nói với mình cũng là nói với những người xung quanh, nói với người đọc người nghe. Ông giáo muốn thuyết phục mọi người hãy biết quan tâm đến những người xung quanh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy