Bài soạn "Người lái đò sông Đà" số 5

Người lái đò Sông Đà thuộc thể văn tùy bút nhưng nặng về tính chất bút kí. Đây là thể văn có tính chất tư liệu cung cấp những tri thức chính xác về người thật, việc thật và cảnh thật. Đọc Người lái đò Sông Đà, chúng ta cảm nhận được những tri thức hết sức phong phú về địa hình, địa thế, về lịch sử của con người Sông Đà, về những con người đầy trí dũng, xứng đáng là nghệ sĩ tài ba trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.

Đoạn trích này có hai nhân vật: con sông Đà và người lái đò trên sông này. Cả hai nhân vật đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.


1. Sông Đà

Dưới ngòi bút của Nguyền Tuân, sông Đà không vô tri vô giác mà có tính cách, có tâm trạng và hoạt động. Nhà văn lưu ý hai đặc điểm chính của con sông là hung bạo và trữ tình. Trước tiên là tính hung bạo thể hiện ra ở cái diện mạo bên ngoài của con sông. Đó là những thúc đá, những cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành, dài hàng cây số nước xô đá, dá xô sóng, sóng xô gió, những hút nước ghê rợn, nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Để thể hiện sinh động và cụ thể tính cách này, đã sử dụng những cách ví von độc đáo, miêu tả gây cảm giác mạnh mẽ, đập vào giác quan người đọc. Đặc biệt trong đoạn miêu tả quãng Tà Mường Vát, nhà văn vận dụng cả tri thức của điện ảnh.


Để nêu bật thêm cái đáng sợ của Sông Đà, Nguyễn Tuân đã đặc tả con thác hung bạo như chặn đánh tiêu diệt người lái đò. Con sông ở đoạn này chẳng khác chi bầý thủy quái khống lồ vừa hung hăng vừa xảo quyệt, khi ẩn nấp mai phục, khi lừa miếng đánh du kích, khi quay vòng đánh quật trở lại theo lối vu hồi, khi khiêu khích, thách thức, chế nhạo, khi hò la gầm thét "như tiếng một ngàn con trâu mộng dang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa". Thành công của nhà văn ở đây là trí tưởng tượng tạo hình rất phong phú căn cứ ở sự thật được quan sát kĩ lưỡng, chính xác và sử dụng ngôn từ rất điêu luyện.


Bên cạnh tính hung bạo, Sông Đà lại mang tính cách trữ tình đầy chất thơ, thân thiết với con người. Tác giả hình dung con sông này như một người đàn bà kiều diễm "tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo dốt nương xuân...". Nguyễn Tuân say sưa nhìn ngắm Sông Đà từ nhiều thời điểm, nhiều không gian khác nhau và phát hiện được màu sắc của nó một cách tinh tế. Mùa xuân, dòng sông "xanh ngọc bích", mùa thu, nước sông "lừ lừ chín đỏ".


Trong mắt nhà văn, Sông Đà chẳng khác gì một "cố nhân" khi xa thì gợi thương gợi nhớ. Con sông có chất thơ Đường cổ điển, có chất thơ hồn nhiên mơ mộng như "?nộí nỗi niềm cổ tícli", có chất thơ tình tứ của Tản Đà gửi "người tình nhân chưa qụen biết". Cảnh ven sông lặng lờ, tịnh không một bóng người hoang vắng nhưng đầy thi vị được Nguyễn Tuân thể hiện bằng một ngòi bút đằm thắm dịu dàng.


2. Người lái đò Sông Đà

Trên bức tranh Sông Đà, Nguyễn Tuân còn khắc họa sinh động hình tượng người lái đò như một người lao động đầy trí dũng có cốt cách như một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh. Đây cũng là một nhân vật chính luận của nhà văn - những con người tài hoa nghệ sĩ. Khái niệm tài hoa nghệ sĩ ở đây khá rộng: đó là những con người đã đạt tới trình độ nghệ thuật tinh vi điêu luyện trong nghề nghiệp của mình chứ không chỉ là những người làm nghệ thuật theo kiểu hiểu thông thường. Trong bài này người lái đò nghệ sĩ. Lái đò mà đạt đến một trình độ nghệ thuật cao cường đầy tài hoa; Nhà văn gọi là tay lái ra hoa.


Người lái đò Sông Đà ở đây đã nắm dược cái quy luật tất yếu của dòng nước Sông Đà. Bởi vậy, ông hoàn toàn làm chủ dược nó. Ông nắm chắc được từng luồng lạch, từng ngọn thác, từng nơi dựng vách đá, từng luồng lành luồng dữ... Nói chung, ông nắm rất vững quy luật biến đổi "tính tình phức tạp" - của con Sông Đà.


Để khắc họa sâu đậm tài nghệ củâ người lái đò, Nguyễn Tuân đã đặc tả cuộc chiến đâu giữa ông, một con người đầy trí dũng, với con thác dữ. ông vượt thác như là một viên tướng ngày xưa lao vào một trận đồ bát quái đã bày bố sẵn với rất nhiều cạm bẫy được giăng ra, hết vòng này đến vòng khác, mỗi vòng đều có những "viên tướng đá" nham hiểm và quái ác đang chực chờ để tiêu diệt đối phương. Nhằm áp đảo tinh thần "kẻ địch", đám quân thác đá còn diễu võ dương oai, nổi trống nổi chiêng, hò la dữ dội... Đoạn văn "Còn xa lắm mới đến cái thác dưới... Họ nghĩ thế lúc ngừng chèo" là đoạn văn vô cùng sinh dộng, giàu tình tiết dựng cảnh, đầy giá trị tạo hình, đầy kịch tính trong lối thuật kế, đặc biệt là mạch văn ở đây dồn dập chẳng khác gì dòng chảy của con sông.


Khi đã chinh phục được thác dữ của con sông cũng chả thấy ai bàn thêm một lài nào về cuộc chiến thắng vừa qua, nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Vì sao? Bởi vì những cuộc "chiến đấu" như thế đã diễn ra thường ngày trên dòng Sông Đà.


Gợi ý trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài

Câu 1

Sông Đà, tập bút kí đặc sắc trong đó có Người lái dò Sông Đà là thành quả nghệ thuật có được từ chuyến đi gian khố và hào hứng của nhà văn Nguyễn Tuân đển miền Tây Bấc rộng lớn. Ông đã không quản ngại khó khăn, cực khổ đã lặn lội dọc ngang trên vùng đất hiểm trở và thơ mộng ấy để "đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tắt cả những con người ngày nay đang nhiệt tỉnh gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thèm sáng sủa tươi vui và vững bền".

Đọc áng văn đẹp này với chất liệu thực tế ngồn ngộn đầy sinh động, chân thực, cụ thể đủ thấy nhà văn đã quan sát rất công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về Sông Đà và người lái đò Sông Đà.


Câu 2 và 3

Nguyễn Tuân đã phát hiện ra hai đặc điểm chính của Sông Đà là hung bạo và trữ tình. Nghĩa là Sông Đà hùng vĩ vừa dữ tợn, hiểm ác, gây hại cho mọi người nhưng cũng vừa thơ mộng, thân thiết với con người.

Lúc hung bạo, sông Đà như kẻ thù số một của con người với những vách đá dựng đứng cao vút, những hút nước ghê rợn, những thác nước dữ dội, chờ sẵn để nhấn chìm mọi con thuyền. Những thác nước đó luôn rông lên, lồng lộn tuôn phá, gầm gào...


Miêu tả những nét hung bạo ấy của Sông Đà, Nguyễn Tuân đã dùng lối so sánh độc đáo (nó rống lèn như tiếng một hgàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre...), cách cấu trúc câu trùng điệp (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm...) và phép nhân hóa xác hợp (mặt nước hò la vang dậy... ùa vào bẻ gẫy cán chèo, "sóng nước", "sát nách" mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè...


Lúc trữ tình, Sông Đà lại dịu dàng, thơ mộng, gắn bó thân thiết với con người như một "cố nhân", nếu phải chia xa thì dạt dào nhớ nhung lưu luyến. Miêu tả những nét trữ tình đó của Sông Đà, Nguyễn Tuân có cách liên tưởng bất ngờ (con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai...), dùng những hình ảnh dịu dàng trong sáng đầy thi vị (màu nắng tháng ba Đường thi, con hươu, tiếng còi sương, tiếng cá dập nước...). Ngoài ra nhà văn còn viết những- câu văn như thơ về mặt ý tưởng và thanh điệu. Nhà văn lại dùng chen càu thơ Tản Đà rất gợi tả dòng sông thân thiết của nhà thơ.


Câu 4

Trong tác phẩm, người lái đò Sông Đà được thể hiện như một người lao động đồng thời như một nghệ sĩ. ông bình tĩnh, ung dung đôi đầu với sự hung bạo và nham hiểm của ghềnh thác Sông Đà. Như một viên tướng già xung trận, người lái đò rất mực oai phong, tỉnh táo, tìm hiểu, nắm chắc đối phương ứng phó linh hoạt để giành phần thắng lợi.


Cái chết ngỡ như đã kề bên thế mà vượt thác xong, người nghệ sĩ tài hoa ấy đã "ung dung đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ và dường như quên ngay cuộc chiến dấu với thác ghềnh ban nãy". Một chi tiết cần lưu ý nữa là hàng ngày, người lái đò vẫn buộc bu gà vào đuôi thuyền để nghe tiếng gáy cho "đỡ nhớ nương ruộng bản mường mình". Như thế, người lái đò ở đây vừa có tư thế vị anh hùng vừa có phong cách của một nghệ sĩ tài hoa tài tử.


Với sức tưởng tượng sáng tạo của Nguyễn Tuân, đoạn tả cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đò và thác dữ đã hiện lên trước mắt người đọc như một trường đoạn phim sôi động, hấp dẫn và đầy kịch tính. Thác dữ như thể kẻ tử thù, như thể những con vật hung ác được nhà văn thể hiện sinh động bằng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa phong phú: rống lèn như tiếng ngàn con trâu mộng, rung tít lên như tuyếc bin thủy điện; Như thể quân liều mạng, dòng thác hùm beo đang hồng hộc thế mạnh.


Trong khi đó, người lái đò như thể một viên tướng giả xông vào một trận đồ bát quái với muôn vàn cạm bẫy nham hiểm và quái ác. Đó không chỉ là một con người trí dũng tài nghệ tuyệt vời chinh phục được thác dữ của con sông mà còn là một nghệ sĩ tài hoa tài tử, một người lái đò đã đạt đến trình độ cao cường trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh mà tác giả gọi là "tay lái ra hoa".


Câu 5

Học sinh có thế chọn và phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

Ví dụ đoạn viết về vẻ trữ tình của Sông Đà với những câu văn mềm mại, êm ả trải dài với những hình ảnh của áng tóc ẩn hiện trong mây, cái áng tóc trữ tình (...) ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Hay Sông Đà như một cố nhân trong nỗi niềm du khách. Như cái miếng sáng loé lên trong trò chiếu gương con trẻ, như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Những cách so sánh đặc sắc, biến hoá, không trùng lặp ấy khiến người đọc phải sửng sốt trước vẻ đẹp trữ tình của một dòng sông và nhất là vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy