Bài soạn "Nước Đại Việt ta" số 3

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả: Nguyễn Trãi:

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc, hiếm có. Ông được UNE SCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,...


2. Tác phẩm:

Hoàn cảnh ra đời: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
Thể loại: Cáo ( Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết)
Nội dung: Văn bản này rút từ phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo(1) nổi tiếng, Nguyễn Trãi viết để tổng kết mười năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đoạn trích đã thể hiện một trong những nội dung cơ bản nhất của tác phẩm, đó là lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ đã phát triển đến đỉnh cao.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Đoạn trích là phần mờ đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiến đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau được xoay quanh tiển đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

Bài làm:
Chân lí được khẳng định trong bài là:
Nước ta có nển độc lập và chủ quyền riêng, là nước riêng, có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có lịch sử độc lập với nhiều triều đại, có chế độ, chủ quyền ngang hàng với các triều đại Trung Quốc..chính vì thế kẻ thù sang xâm lược ắt chuốc lấy thất bại
Chính vì nước ta là một đất nước có chủ quyền, tự do riêng như thế nên chúng ta phải luôn nêu cao tinh thần yêu nước bảo vệ chủ quyền, tiêu diệt những thế lực có ý định xâm lược nước ta


Câu 2: trang 69 sgk ngữ văn 8 tập 2
Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
Bài làm:
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tiếp thu từ khái niệm đạo đức của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân, đem lại cuộc dống bình yên cho nhân dân. Vì thế, người làm việc nhân nghĩa phải biết thương yêu, chăm lo cho muôn dân, biết chiến đấu để bảo vệ dân.
Người dân mà tác giả nói đến là những người dân đen, người dân lao động chân lấm tay bùn. Họ chính là những con người thuộc tầng lớp dưới của xa hội - tầng lớp bị trị. Họ là những người thấp cổ bé họng trong đất nước nhưng lại có sức mạnh vô cùng lớn lao, bởi phần đông của đất nước là những người dân lao động như thế.
Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược. Đó là kẻ mạnh, là tầng lớp thống trị và những kẻ thù lăm le muốn xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành một phần của nước chúng, biến dân ta thành nô lệ, biến văn hóa của ta thành trò hề kệch cỡm. Và tất nhiên, với những kẻ ấy, mạng sống, quyền lợi của con dân Đại Việt đâu có là gì?


Câu 3: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao ? Để trả lời câu hỏi này, hãy tim hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
Bài làm:
Để khẳng định chủ quyền của dân tộc tác giả đã dựa vào các yếu tố: nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Từ xưa đến nay, một quốc gia được xem là quốc gia độc lập và được công nhận trên bản đồ phải là một quốc gia có sự độc lập tự chủ về kinh tế, lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, văn hóa và nhà nước. Việc Nguyễn Trãi đưa ra các minh chứng là đầy đủ các yếu tố cần thiết để khẳng định vị thế và tiếng nói của ta với các nước lớn. Và hẳn nhiên, khi ta đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền thì việc ta đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm để bảo vệ những gì thiêng liêng nhất là điều đương nhiên. Bởi đó là cuộc chiến để giành lại công bằng, cuộc chiến mang tính chính nghĩa. Kết quả tất yếu của nó chính là thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta.
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì
Hai bài thơ giống nhau ở chỗ, đều khẳng định chủ quyền lãnh thổ riêng của dân tộc, ngang hàng với các nước lớn, với các vua Trung Quốc lúc bấy giờ.
Nhưng ở bài Nước Đại Việt ta, tác giả còn phát triển ý thức dân tộc hơn so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt ở các yêu tố văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.
=> Sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi cho ta thấy được sự tự ý thức cao độ về chủ quyền của dân tộc so với các nước khác. Đồng thời cũng thể hiện được niềm tự hào, tự tôn dân tộc và lòng yêu nước của chính tác giả - một con dân Đại Việt.


Câu 4: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý : cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biẽn ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh đối lập... có hiệu quả.)
Bài làm:
Cách dùng từ : từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác để khẳng định một cách sự hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, tự chủ đồng thời kể ra những kẻ xâm lược phương Bắc đã chịu thất bại mà sử sách còn ghi rõ.tạo được mối liên quan, gắn kết thể hiện được sự khẳng định một cách vững chắc chủ quyền dân tộc.
Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần so sánh vói Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.
Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén càng làm tăng thêm tính chân thực và thuyết phục cho bài thơ.


Câu 5*: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh

Bài làm:
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Thật vậy, sức thuyết phục của Nguyễn Trãi thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa của mình phải trừng phạt kẻ xâm lược, hung tàn đổ mang lại độc lập cho đất nước, thái bình cho muôn dân. Những chân lí và những khẳng định về chủ quyền về tự do được Nguyễn Trã khẳng định đanh thép, hùng hồn trong từng câu chữ. Nước Đại Việt ta là một đất nước có chủ quyền lãnh thổ, có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Chính vì thế kẻ thù có ý định xâm lược nước ta tất yếu sẽ thất bại. Chính thực tiễn được Nguyễn Trãi đưa ra tuwg những thất bại của Lưu Cung, Triệu Tiết hay Hàm Tử, Ô Mã đã chứng minh tất cả lí lẽ mà Nguyễn Trãi đưa ra là đúng.


Câu 6*: trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Bài làm:

Dân tộc ta trọng nhân nghĩa => Nước Đại Việt ta là một đất nước có chủ quyền, có độc lập, phong tục, lãnh thổ và nền văn hiến lâu đời. =>Chính vì lòng yêu nước, ý thức dân tộc và sự nhân nghĩa mà chúng ta đã bảo vệ dân tộc, chiến thắng kẻ thù.


Bài tập: trang 70 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Gợi ý:
Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng hồn bằng sự thật hiển nhiên.
Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ.
Bài Sông núi nước Nam: Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí của thời đại mà không ai có thể chối cãi được
“Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thư”
=> Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực này đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi tại sách trời.
=> Tâm lí của người trung đại, họ tin vào thiên mệnh - tức là sự sắp đặt số phận của ông trời, tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên mà không ai có thể can thiệp thay đổi nó.
=> Cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục
Bài Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt đã có từ lâu đời
“Núi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc Nam cũng khác”
=> Sự rạch ròi trong ranh giới của núi, sông giữa hai nước láng giềng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại, phát triển của đất nước ta
=> Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được.
Sự phát triển ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi: Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố để tỏ rõ ý thức dân tộc của mình:
“Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâu,Núi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc, Nam cũng khácTừ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
=> Các yếu tố mà nước ta độc lập so với Trung Quốc: nền văn hiến lâu đời, phong tục, văn hóa, lịch sử các triều đại tồn tại ngang hàng với Trung Quốc.
=> Đặt các triều đại của Việt Nam ngang hàng với các triều đại của một nước lớn như Trung Quốc cũng thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy