Bài soạn "Ông đồ" số 2

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Vũ Đình Liên (12/11/1913 - 18/01/1996) quê ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương.

- Ông nổi tiếng với bài thơ Ông đồ từ phong trào Thơ mới. Nhiều năm ông làm nghề dạy học, từng là Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn…).

Các tác phẩm đã xuất bản: Đôi mắt (thơ, 1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (nghiên cứu, 1957); Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu, 1957); Thơ Bô-đơ-le (dịch thuật, 1995).

Tập thơ Bô-đơ-le, công trình 40 năm lao động dịch thuật say mê và nghiên cứu của ông đã được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1996).


2. Tác phẩm

- Bài thơ Ông đồ là một trong những bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Vũ Đình Liên và cũng là của phong trào Thơ mới. Sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ gợi cảm, giàu tính tạo hình, Vũ Đình Liên đã miêu tả ông đồ ngồi viết chữ thuê trên phố ngày Tết, từ lúc ông còn đắc chí đến lúc hình ảnh ông mờ dần rồi xa khuất giữa bức tranh xuân.

- Nội dung chính: Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, trong sáng mà ám ảnh, giàu sức gợi.


Câu 1
- Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ Nho ngày Tết trong 2 khổ thơ đầu:
+ Không gian: Phố đông người qua
+ Thời gian: Tết đến, xuân về
+ Nét bút: “như phượng múa rồng bay”
+ Thái độ mọi người: chen chúc xin chữ, tấm tắc khen ngợi
- Hình ảnh ông đồ khổ 3 và 4:
+ Không gian: mỗi năm mỗi vắng
+ Thời gian: Tết đến, xuân về
+ Nét bút: không còn cùng ông thảo những nét “phượng múa rồng bay” mà “Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu”
+ Thái độ của mọi người: Vắng vẻ, thưa thớt dần
⇒ Tình cảnh của ông đồ: Ông đồ và nét chữ của ông trở thành tâm điểm của ngày Tết. Khi ấy, ông được tôn vinh và tục xin chữ ngày Tết trở thành một nét văn hóa đẹp vào ngày Tết. Nhưng dần dần, ông đồ và thú vui chơi chữ ấy đã bị lãng quên và đang bị vùi lấp bởi những giá trị khác.

Câu 2
Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ: Nỗi niềm tiếc nuối, cảm thương chân thành trước lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Câu 3

Những điểm hay của bài thơ:
- Cách dựng cảnh tương phản: Thời đắc ý và thời lụi làn.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng: Vẫn là thời gian ngày tết, hoa đào nở, không gian đường phố quen thuộc. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng rơi vào quên lãng.
- Bài thơ làm theo thể năm chữ: Ngôn ngữ giản gị mà cô đọng, nhiều dư vị

Câu 4

Đây là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Hai câu thơ trên, “giấy đỏ, mực” như người bạn theo ông đồ qua thời huy hoàng, bây giờ cũng buồn như thân phận của ông. Hai câu sau, cảnh vật hiu hắt, vắng vẻ, bởi lòng người buồn, một quá khứ đẹp đẽ đã đi qua.


Tổng kết
Ông đồ của Vũ Đình Liên là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đây gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của "ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 6 Bài soạn "Ông đồ" của Vũ Đình Liên (lớp 8) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn "Ông đồ" số 1
  2. top 2 Bài soạn "Ông đồ" số 2
  3. top 3 Bài soạn "Ông đồ" số 3
  4. top 4 Bài soạn "Ông đồ" số 4
  5. top 5 Bài soạn "Ông đồ" số 5
  6. top 6 Bài soạn "Ông đồ" số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy