Bài soạn "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 6

I. Mục tiêu bài học:

Giúp hs nắm được:- Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo.

– Bản chất gian hùng của Tào Tháo.

– Điểm khác biệt của hai nhân vật trên.

– Nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính.


II. Tìm hiểu chung:

Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dựng nên hai chân dung nhân vật đối lập: tuyệt nhân- Lưu Bị, tuyệt gian- Tào Tháo. Lưu bị từng khẳng định phương châm sống “Ta thà chết chứ ko làm điều phụ nghĩa”, trái lại Tào Tháo lại có châm ngôn “Ta thà phụ người chứ ko để người phụ ta” làm phương châm xử thế. Đọc đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, chúng ta sẽ thêm hiểu về hai nhân vật trên.

1. Vị trí:

Hồi 21 (Tào Tháo uống rượu luận anh hùng- Quan Công lừa mưu giết Xa Trụ).

2. Bố cục:

+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị.

+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.

+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ.

+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.

+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.


III. Tìm hiểu chi tiết văn bản:

1. Tâm Trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo:

– Việc vun xới, tưới tắm vườn tược ” che mắt Tào Tháo.

” Tâm trạng: lo sợ Tào Tháo nghi ngờ, tìm cách cản trở, hãm hại.

– Khi Tào Tháo cho người mời đến phủ uống rượu:

+ Giật mình, lo lắng vì nghĩ Tào Tháo đã nghi ngờ mình.

+ Sợ tái mặt trước câu hỏi “nắn gân” của Tào Tháo.

+ Yên lòng khi biết rõ mục đích của Tào Tháo.

– Khi Tào Tháo bàn về anh hùng:

+ Nhún mình, một mực khẳng định mình ngu muội ko biết.

+ Khi bị hỏi dồn khôn khéo lần lượt điểm những gương mặt đáng lưu ý

” Cố giấu tư tưởng, tình cảm của mình.

+ Sợ đến mức rụng rời, luống cuống, đánh rơi cả đôi đũa đang cầm trên tay khi Tào Tháo khẳng định “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi!”.

” Vì:- Lưu Bị đang nương nhờ Tào Tháo, đang cố giấu mình, cố tỏ ra mình là người tầm thường.

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

– Câu nói đó cho thấy Tào Tháo đã đoán được chí hướng của Lưu Bị. Nếu Lưu Bị khẳng định sự thật ấy thì với bản chất tàn ác, nham hiểm, đa nghi và tham vọng bá chủ thiên hạ, Tào Tháo ko dễ để Lưu Bị sống sót nếu ko cũng cầm tù ông suốt đời. – Yếu tố giải nguy: nhờ trời, tiếng sét với hành động và câu nói của Lưu Bị thật khớp, thật phù hợp ” Tào Tháo hết nghi ngờ.

-> Tính cách tiêu biểu của Lưu Bị qua đoạn trích trên: trầm tĩnh đầy bản lĩnh, khiêm nhường, khôn ngoan, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn.


2. Tính cách nhân vật Tào Tháo:

– Mục đích cho anh em Lưu- Quan- Trương ở nhờ, đối đãi như khách: tìm cách dò xét, dụ hàng, thu phục.

– Mục đích của việc bày tiệc rượu mời Lưu Bị uống và bàn luận về anh hùng: dò tâm lí, tình cảm, tư tưởng và ý chí của Lưu Bị.

– Cách nhìn thời thế và con người: thông minh, sắc sảo ” tính cách: tự tin, bản lĩnh.

– Quan niệm về người anh hùng:

+ Chỉ đề cao tài năng cá nhân “phải hơn đời, chí lớn tung hoành bốn phương”.

+ Không thấy được yêu cầu đạo đức đối với người anh hùng.

– Ý nghĩa của việc khẳng định trong thiên hạ chỉ có Lưu Bị và mình là anh hùng:

+ Thử “nắn gân”, dò xét tâm trạng thật của Lưu Bị để liệu cách cư xử.

+ Thể hiện bản lĩnh, sự đại lượng, biết người hiền của Tào Tháo.

-> Tính cách tiêu biểu của Tào Tháo qua đoạn trích trên: bản lĩnh, tự tin đến mức tự cao tự đại, chủ quan, coi thường Lưu Bị.


3. Nghệ thuật:
– Tạo hoàn cảnh, tình huống truyện vừa lôgic vừa tự nhiên, khéo léo.
– Giàu kịch tính.


III. Soạn bài

Trả lời câu 1 soạn văn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trang 83

Tâm trạng, tính cách
– Cách hành xử: cẩn trọng, hoang mang
– Khi bị Tào Tháo triệu đến bất ngờ, Huyền Đức “sợ tái mặt”. Lúc ngồi uống rượu: càng dè dặt
– Khi đánh rơi thìa, đũa: Lưu Bị có cách ứng phó thông minh, tránh được sự nghi ngờ của Tào Tháo


Trả lời câu 2 soạn văn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trang 83
Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo chứng tỏ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình.
+ Một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ
+ Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý đắc ý tự cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị
+ Tào Tháo cũng là người thông minh, mưu trí, ngoan cường.
+ Càng cơ trí càng nham hiểm, càng ngoan cường càng tàn bạo
→ Tào Tháo bộc lộ bản chất gian hùng

Trả lời câu 3 soạn văn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trang 83
Trong truyện cũng như quan niệm của đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được giàu đức độ.
– Lưu Bị như tấm gương phản chiếu được sự nham hiểm, tàn bạo của Tào Tháo
– Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa đối đãi với người
– Lưu Bị được lòng dân chúng khắp nơi
Tào Tháo nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, ứng xử với đời bằng nhiều thủ đoạn
– Tào Tháo làm mọi việc, kể cả tàn nhẫn để đạt được ý định của mình, mà vứt bỏ chữ nhẫn

Trả lời câu 4 soạn văn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trang 83

Cách kể chuyện hết sức hấp dẫn của nhà văn. Câu truyện trở nên li kì vì một người quyết trốn, một người quyết tìm. Lưu Bị suýt lộ diện khi giật mình đánh rơi đũa
Đây là một đoạn kể chuyện hết sức hấp dẫn bởi tài dẫn dắt của nhà văn. Câu chuyện như là một trò chơi trốn tìm, cuộc trốn tìm giữa một người quyết trốn và một kẻ quyết tìm. Và cuối cùng Lưu Bị suýt lộ diện khi giật mình đánh rơi cả đũa. Đó là một chi tiết hấp dẫn nhất của đoạn trích này.
Đoạn trích hấp dẫn còn bởi thái độ của tác giả trong việc khen chê rất rành rọt, các nhân vật được bố trí sắp xếp thành hai phía đen, trắng đối lập nhau, rất điển hình và mẫu mực.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy