Top 6 Bài soạn "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" của La Quán Trung lớp 10 hay nhất
La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian để viết "Tam quốc diễn nghĩa" ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi. Đoạn trích "Tào Tháo ... xem thêm...uống rượu luận anh hùng" thuộc hồi thứ 21 đã ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Diễn biến đoạn trích như thế nào, điều gì hấp dẫn và lôi cuốn bạn đọc, mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" hay nhất mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
-
Bài soạn "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 1
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.
- Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
- La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.
- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
- Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
- La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.
- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.
b. Tác phẩm chính
- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…
=> Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh.
II. Tác phẩm
1. Vị trí đoạn trích:
- Hồi 21 (Tào Tháo uống rượu luận anh hùng - Quan Công lừa mưu giết Xa Trụ).
2. Bố cục: 5 phần
+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị.
+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.
+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ.
+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.
+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.
3. Giá trị nội dung:
Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.
4. Giá trị nghệ thuật:
- Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.
III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 83 sgk ngữ văn 10 tập 2):Tâm trạng, tính cách
- Cách hành xử: cẩn trọng, hoang mang
- Khi bị Tào Tháo triệu đến bất ngờ, Huyền Đức “sợ tái mặt”. Lúc ngồi uống rượu: càng dè dặt
- Khi đánh rơi thìa, đũa: Lưu Bị có cách ứng phó thông minh, tránh được sự nghi ngờ của Tào Tháo
Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo chứng tỏ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình.
+ Một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ
+ Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý đắc ý tự cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị
+ Tào Tháo cũng là người thông minh, mưu trí, ngoan cường.
+ Càng cơ trí càng nham hiểm, càng ngoan cường càng tàn bạo
→ Tào Tháo bộc lộ bản chất gian hùng
Câu 3 (trang 83 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Trong truyện cũng như quan niệm của đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được giàu đức độ.
- Lưu Bị như tấm gương phản chiếu được sự nham hiểm, tàn bạo của Tào Tháo
- Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa đối đãi với người
- Lưu Bị được lòng dân chúng khắp nơi
Tào Tháo nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, ứng xử với đời bằng nhiều thủ đoạn
- Tào Tháo làm mọi việc, kể cả tàn nhẫn để đạt được ý định của mình, mà vứt bỏ chữ nhẫn
Câu 4 (trang 83 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Cách kể chuyện hết sức hấp dẫn của nhà văn. Câu chuyện trở nên li kì vì một người quyết trốn, một người quyết tìm. Lưu Bị suýt lộ diện khi giật mình đánh rơi đũa
Đây là một đoạn kể chuyện hết sức hấp dẫn bởi tài dẫn dắt của nhà văn. Câu chuyện như là một trò chơi trốn tìm, cuộc trốn tìm giữa một người quyết trốn và một kẻ quyết tìm. Và cuối cùng Lưu Bị suýt lộ diện khi giật mình đánh rơi cả đũa. Đó là một chi tiết hấp dẫn nhất của đoạn trích này.
Đoạn trích hấp dẫn còn bởi thái độ của tác giả trong việc khen chê rất rành rọt, các nhân vật được bố trí sắp xếp thành hai phía đen, trắng đối lập nhau, rất điển hình và mẫu mực.
-
Bài soạn "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 2
Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Tâm trạng:
+ Luôn lo sợ Tào Tháo phát hiện chí lớn của mình, tìm cách che đậy hoài bão, đề cao cảnh giác
+ Khi Hứa Chử đến mời đi gặp Tào Tháo: giật mình, sợ tái mặt
+ Trong cuộc luận bàn, luôn hoang mang, dè dặt, nhún nhường, giữ mình
=> Tính cách: Huyền Đức là người thông minh, khéo léo, khôn ngoan, trầm tĩnh, nhẫn nại, biết cách ẩn nhẫn chờ thời và che giấu đại sự của mình.
Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Tham vọng, có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ: có chí lớn, mưu cao, có tài.
- Để anh em Lưu Bị ở trong nhà để tiện thăm dò, cảnh giác.
- Bản tính gian hùng : có tài thao lược nhưng nhiều mưu mô xảo quyệt, bằng mọi thủ đoạn để đạt mục đích, đa nghi, kiêu ngạo nên chủ quan bị Lưu Bị qua mặt.
Câu 3 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Tào Tháo (gian hùng):
– Đang có quyền thế, có quân, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.
– Tự tin, bản lĩnh, thông minh, hiểu biết
– Chủ quan, đắc chí, coi thường người nên bị Lưu Bị qua mặt nhẹ nhàng.Lưu Bị (anh hùng):
– Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ nơi kẻ thù nguy hiểm.
– Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm.
– Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động của mình.Câu 4 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Tình huống kịch tính, hấp dẫn, đòi hỏi các nhân vật phải bộc lộ mình, người đọc tự đánh giá nhân vật.
- Lời kể tự nhiên, ngắn gọn, không dông dài.
- Khắc họa nhân vật rõ nét.
- Đối thoại hấp dẫn, sinh động.
Tóm tắt
Đoạn trích thuật lại cuộc đấu trí thông qua tiệc rượu của Lưu Bị với Tào Tháo khi Lưu Bị đang nương nhờ ở đất của Tào Tháo. Thông qua câu chuyện này, chân dung hai nhân vật hiện lên một cách rõ nét, chân thực.
Bố cục
Bố cục: 5 phần
+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị
+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.
+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ
+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.
+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.
Nội dung chính
Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.
-
Bài soạn "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 3
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
I. Tác giả
- La Quán Trung tên thật là La Bản, hiệu là Hồ Hải Tản Nhân, người huyện Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ông sinh vào đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh (1330 – 1400 ?)
- Thời đại ông sống là thời đại mà mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp cực kì gay gắt và phức tạp. Vì thế mà cuộc sống của bản thân ông cũng không ổn định, phải nay đây mai đó.
- Các sáng tác của ông cho thấy ông chịu ảnh hưởng khá sâu đậm tư tưởng Nho giáo. Thông qua tác phẩm, ông miêu tả và vạch trần bản chất của cái xã hội “dân đen chết đói nơi thôn xóm, anh tài mai một trong rừng sâu, người trung lương chết oan dưới gươm giáo…”.
- Sau năm 1364, không ai rõ về tung tích của ông nữa.
- Các tác phẩm chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chỉ truyện, Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện, Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội.
II. Tác phẩm
* Tam quốc diễn nghĩa:
- Được sáng tác vào đầu thời Minh (1368 – 1644), dựa theo tư liệu lịch sử và truyền thuyết có sẵn.
- Nội dung chủ yếu miêu tả tình hình phức tạp của cuộc đấu tranh chính trị và quân sự kéo dài suốt một thế kỉ (từ năm 184 đời Linh đế thời Đông Hán đến năm 280 đời Vũ đế thời Tây Tấn).
- Gồm 120 hồi, kể về sự kiện một nước chia ba. Đó là cuộc phân tranh dữ dội giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy - do Tào Tháo cầm đầu, chiếm giữ phía Bắc từ Trường Giang trở lên (Bắc Ngụy); Thục – do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ Tây Nam (Tây Thục); Ngô – do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía Đông Nam (Đông Ngô).
* Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
- Đoạn trích từ Hồi 21, “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, ca ngợi tài trí thông minh, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong đối đáp, ứng xử của Lưu Bị khi phải đối mặt với Tào Tháo để bàn luận về người anh hùng trong thiên hạ.
- Đoạn trích có kết cấu hoàn chỉnh: Giới thiệu nhân vật Lưu Bị và hoàn cảnh – Tào Tháo mời rượu Lưu Bị – Tào Tháo luận anh hùng – Lưu Bị ứng phó – Lưu Bị cáo từ.
- Bố cục đoạn trích:
+ Phần 1 (từ đầu đến "...tiểu đình uống rượu"): Việc Lưu Bị lấy việc làm vườn để che mắt Tào Tháo và giới thiệu hoàn cảnh của tiệc rượu.
+ Phần 2 (phần còn lại): Cuộc luận bàn về anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị trong tiệc rượu.
HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 - Trang 83 SGK
Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.
Trả lời:
Phân tích qua hai sự việc: làm vườn và luận về anh hùng, chỉ ra được những nét cơ bản về tâm trạng và tính cách của Lưu Bị:
- Sợ Tào Tháo nghi ngờ sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.
- Cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình.
- Có câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp với hoàn cảnh không để Tào Tháo nghi ngờ.
Tóm lại, Lưu Bị là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.
Câu 2 - Trang 83 SGK
Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, anh (chị) hiểu gì về tính cách của nhân vật này?
Trả lời:
- Đó là một người gian hùng.
- Một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dũng cảm hơn người.
- Nhà thơ, nhà văn hoá xuất sắc.
- Tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lí sống vô cùng ích kỉ, cá nhân: "Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”.
Câu 3 - Trang 83 SGK
Phân tích những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo.
Trả lời:
Tào Tháo (gian hùng)
- Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.
- Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người
- Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.
- Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng.
Lưu Bị (anh hùng)
- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm.
- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo.
- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình.
- Là người anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại.
Câu 4 - Trang 83 SGK
Vì sao cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc?
Trả lời:
Nhờ nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn:
- Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ.
- Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người.
- Chi tiết giàu kịch tính đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm.
- Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa.
GHI NHỚ
Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng ca ngợi tài trí thông minh, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong đối đáp, ứng xử của Lưu Bị khi phải đối mặt với Tào Tháo để bàn luận về người anh hùng trong thiên hạ.
Qua bài học này, học sinh gia tăng kĩ năng đọc hiểu một văn bản: kĩ năng cảm nhận, phân tích vẻ đẹp, tính cách nhân vật và kĩ năng nhận diện những đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn trích. -
Bài soạn "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 4
Câu 1
Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.
Khi ấy, vì chưa có đất lập nghiệp, Lưu Bị phải sống nhờ Tào Tháo. Lại chưa có cách gì để thoát thân nên Lưu Bị phải tìm cách tự giấu mình không để Tào Tháo nghi ngờ. Tuy ôm mộng lớn, ấp ủ chí anh hùng nhưng do thế lực quá yếu, Lưu Bị phải đặc biệt giữ kín ý đồ chiến lược của mình.
Được Tào Tháo mời đến để cùng luận anh hùng, đồng nghĩa với việc Lưu Bị phải lâm vào thế rất dễ để lộ bí mật. Thế nhưng “Huyền Đức đã che đậy được hết cả việc giật mình đánh rơi cả thìa đũa khi nghe Tháo gọi mình là anh hùng”. Do đó, Lưu Bị “vốn đã khiêm nhường, thận trọng kín đáo, khôn ngoan” thì trong tình thế này, “những nét tính cách đó càng được thể hiện một cách nổi bật”.
Cũng thế, tình thế nói trên cũng làm cho Tào Tháo vốn đã kiêu ngạo càng dễ kiêu ngạo và tất cả chủ quan “mất cảnh giác”, cho dù bình thường Tào Tháo vốn nổi tiếng đa nghi.
Câu 2
Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất như “có chí lớn”, “có chí nuốt cả trời đất”, “có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ”, người đọc đủ thấy đó là tư tưởng muốn làm bá chủ thiên hạ cai trị đè đầu cưỡi cổ trăm họ, là chủ trương có thể dùng bất kì phương tiện nào để đạt được mục đích của một tầng lớp thuộc giai cấp thống trị, bóc lột trong xã hội phong kiến.
Đoạn trích trên bộc lộ rõ quan điểm Tôn Lưu biến Tào của tác giả La Quán Trung trong cách xây dựng tình tiết, khắc họa hình ảnh nhân vật, sử dụng ngôn từ.
Nhân vật Tào Tháo dưới ngòi bút của tác giả đã sừng sững hiện lên vừa đáng trách mà cũng đáng gờm. Trong truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao đã cho nhân vật nhà văn Hoàng phát biểu về Tào Tháo: Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo. Trong con mắt của nhân dân bao đời nay, Tháo vẫn là kẻ gian hùng. Tháo vừa thông minh vừa cơ trí (linh hoạt, sáng tạo) ngoan cường vừa đa nghi, nham hiểm và tàn bạo. Phải nói là Tào Tháo càng thông minh bao nhiêu thì càng đa nghi bây nhiêu, càng cơ trí bao nhiêu thì càng nham hiểm bấy nhiêu, càng ngoan cường bao nhiêu thì càng tàn bạo bấy nhiêu. Thật đúng là cái gian ở đây được chắp cánh bởi cái hùng. Nói gian hùng là như thế.
Câu 3
Trong cách xây dựng hình ảnh nhân vật của tác giả La Quán Trung, tính cách của Lưu Bị hoàn toàn trái ngược với tính cách của Tào Tháo. Nói Lưu Bị là tấm gương trong suốt có thể soi rõ lòng dạ nham hiểm, tâm địa đen tối của Tào Tháo là rất đúng. Chẳng hạn nếu Tháo từng phát biểu: “Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ ta” thì ngược lại, Lưu Bị phát biểu: “Ta thà chết chứ không làm điều phụ nghĩa”. Đó là lời nói. Còn việc làm. Nếu để mua chuộc mưu sĩ Từ Thứ, Tháo đã bắt mẹ để dụ con nhưng không được. Trái lại, Lưu Bị lại tạo điều kiện cho Từ Thứ về với mẹ thì được Thứ tiến cử Khổng Minh cho. Vì vậy, Lưu Bị thường so sánh chính sách của tập đoàn mình với tập đoàn Tháo: Tháo nhanh, ta thong thả; Tháo dùng âm mưu xảo trá, ta lấy lòng thành đối đãi; Tháo dùng bạo lực, ta dùng nhân nghĩa. Trong đối nhân xử thế, Lưu Bị biết trọng người tài, hết lòng chiêu hiền đãi sĩ (tam cố mao lư, vườn đào kết nghĩa), thương dân nên được dân ủng hộ. Còn nhớ lúc làm quan úy huyện An Hỉ, Lưu Bị “không hề phạm đến chút gì của dân”, đi qua Từ Châu “dân làng hương án ra đón, mời ở lại cai trị”, làm tri huyện Tân Dã chẳng được bao lâu “dân đã truyền tụng lời ca ngợi”. Quan huyện Tân Dã họ nhà vua, từ đây dân ấm no.
Trong buổi đầu của lịch sử Trung Quốc, Lưu Bị và tập đoàn ông với Khổng Minh tuyệt trí, Quan Công tuyệt nghĩa, Trương Phi, Triệu Tử Long, Mã Siêu tuyệt dũng, trong tâm trí của nhân dân bao đời nay là những nhân vật anh hùng. Trái lại, trong tâm trí nhân dân trước sau gì Tào Tháo cũng là kẻ gian hùng.
Câu 4
Cách kể chuyện trong đoạn văn hấp dẫn người đọc là do tài dắt dẫn của tác giả La Quán Trung, ông đã dắt người đọc từ chỗ bất thông đến thông suốt rồi lại từ chỗ thông suốt đến chỗ bất thông. Đúng là một cuộc trốn tìm giữa một kẻ quyết trốn và một kẻ quyết tìm. Lưu Huyền Đức còn chút nữa là lộ diện khi giật mình đánh rơi cả đũa. Đó là một chi tiết trác tuyệt.
-
Bài soạn "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 5
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Lưu Bị nương nhờ Tào Tháo
- Việc vun xới, tưới tắm vườn tược à che mắt Tào Tháo.
à Tâm trạng: lo sợ Tào Tháo nghi ngờ, tìm cách cản trở, hãm hại.
- Khi Tào Tháo cho người mời đến phủ uống rượu:
+ Giật mình, lo lắng vì nghĩ Tào Tháo đã nghi ngờ mình.
+ Sợ tái mặt trước câu hỏi “nắn gân” của Tào Tháo.
+ Yên lòng khi biết rõ mục đích của Tào Tháo.
- Khi Tào Tháo bàn về anh hùng:
+ Nhún mình, một mực khẳng định mình ngu muội ko biết.
+ Khi bị hỏi dồn: khôn khéo lần lượt điểm những gương mặt đáng lưu ý: Viên Thuật (binh lương nhiều), Viên Thiệu (bốn đời làm tam công, bộ hạ nhiều tay giỏi), Lưu Biểu (uy danh khắp nơi), Tôn Sách (có sức khỏe, lại nhờ danh tiếng của bố), Lưu Chương (dòng dõi tôn thất)...
Cố giấu tư tưởng, tình cảm của mình.
+ Sợ đến mức rụng rời, luống cuống, đánh rơi cả đôi đũa đang cầm trên tay khi Tào Tháo khẳng định “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi!”. Vì:
- Lưu Bị đang nương nhờ Tào Tháo, đang cố giấu mình, cố tỏ ra mình là người tầm thường.
- Câu nói đó cho thấy Tào Tháo đã đoán được chí hướng của Lưu Bị. Nếu Lưu Bị khẳng định sự thật ấy thì với bản chất tàn ác, nham hiểm, đa nghi và tham vọng bá chủ thiên hạ, Tào Tháo ko dễ để Lưu Bị sống sót nếu ko cũng cầm tù ông suốt đời.
Tính cách tiêu biểu của Lưu Bị qua đoạn trích trên: trầm tĩnh đầy bản lĩnh, khiêm nhường, khôn ngoan, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn.
2. Tính cách nhân vật Tào Tháo
- Mục đích cho anh em Lưu- Quan- Trương ở nhờ, đối đãi như khách: tìm cách dò xét, dụ hàng, thu phục.
- Mục đích của việc bày tiệc rượu mời Lưu Bị uống và bàn luận về anh hùng: dò tâm lí, tình cảm, tư tưởng và ý chí của Lưu Bị.
- Cách nhìn thời thế và con người: thông minh, sắc sảo à tính cách: tự tin, bản lĩnh.
Những lời bình luận của Tào Tháo về anh hùng thiên hạ nhìn chung đều đúng và đúng cả với tương lai, hầu hết đám quân phiệt mà Lưu Bị nêu tên sau này đều bị Tào Tháo tiêu diệt hoặc thất bại.
- Quan niệm về người anh hùng:
+ Chỉ đề cao tài năng cá nhân “phải hơn đời, chí lớn tung hoành bốn phương”.
+ Không thấy được yêu cầu đạo đức đối với người anh hùng.
- Ý nghĩa của việc khẳng định trong thiên hạ chỉ có Lưu Bị và mình là anh hùng:
+ Thử “nắn gân”, dò xét tâm trạng thật của Lưu Bị để liệu cách cư xử.
+ Thể hiện bản lĩnh, sự đại lượng, biết người hiền của Tào Tháo.
à Tính cách tiêu biểu của Tào Tháo qua đoạn trích trên: bản lĩnh, tự tin đến mức tự cao tự đại, chủ quan, coi thường Lưu Bị.
II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 83)
Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo:
- Sợ Thào Tháo nghi ngờ sẽ tìm cách để hãm hại và cản trở.
- Lưu Bị cố gắng trấn tĩnh dấu đi tư tưởng , suy nghĩ và tình cảm của mình.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 83)
Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, tính cách của Tào Tháo bộc lộ ra là:
- Tào Tháo là người tham vọng, có tư tưởng muốn làm bá chủ thiên hạ: mưu cao, chí lớn, tài cao.
- Tào Tháo có bản tính gian hùng: có tài mưu lược nhưng mưu mô xảo quyệt, đa nghi, kiêu ngạo nên chủ quan bị Lưu Bị qua mặt.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 89)
Sự khác nhau giữa tính cách của Lưu Bị và Tào Tháo
Tào Tháo (gian hùng)
- Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.
- Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người
- Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.
- Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng.
Lưu Bị (anh hùng)
- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm.
- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo.
- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình.
- Là người anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại.Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 – trang 89)
Cách kể chuyện hấp dẫn được người đọc vì:
- Tình huống truyện gay cấn.
- Cách kể chuyện tự nhiên, kết thúc ngắn gọn, rõ ràng.
- Thái độ của tác giả bộc lộ rõ ràng.
- Lời thoại nhân vật sinh động, hấp dẫn.
-
Bài soạn "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 6
I. Mục tiêu bài học:
Giúp hs nắm được:- Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo.
– Bản chất gian hùng của Tào Tháo.
– Điểm khác biệt của hai nhân vật trên.
– Nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính.
II. Tìm hiểu chung:
Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa dựng nên hai chân dung nhân vật đối lập: tuyệt nhân- Lưu Bị, tuyệt gian- Tào Tháo. Lưu bị từng khẳng định phương châm sống “Ta thà chết chứ ko làm điều phụ nghĩa”, trái lại Tào Tháo lại có châm ngôn “Ta thà phụ người chứ ko để người phụ ta” làm phương châm xử thế. Đọc đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, chúng ta sẽ thêm hiểu về hai nhân vật trên.
1. Vị trí:
Hồi 21 (Tào Tháo uống rượu luận anh hùng- Quan Công lừa mưu giết Xa Trụ).
2. Bố cục:
+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị.
+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.
+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ.
+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.
+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Tâm Trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo:
– Việc vun xới, tưới tắm vườn tược ” che mắt Tào Tháo.
” Tâm trạng: lo sợ Tào Tháo nghi ngờ, tìm cách cản trở, hãm hại.
– Khi Tào Tháo cho người mời đến phủ uống rượu:
+ Giật mình, lo lắng vì nghĩ Tào Tháo đã nghi ngờ mình.
+ Sợ tái mặt trước câu hỏi “nắn gân” của Tào Tháo.
+ Yên lòng khi biết rõ mục đích của Tào Tháo.
– Khi Tào Tháo bàn về anh hùng:
+ Nhún mình, một mực khẳng định mình ngu muội ko biết.
+ Khi bị hỏi dồn khôn khéo lần lượt điểm những gương mặt đáng lưu ý
” Cố giấu tư tưởng, tình cảm của mình.
+ Sợ đến mức rụng rời, luống cuống, đánh rơi cả đôi đũa đang cầm trên tay khi Tào Tháo khẳng định “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi!”.
” Vì:- Lưu Bị đang nương nhờ Tào Tháo, đang cố giấu mình, cố tỏ ra mình là người tầm thường.
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
– Câu nói đó cho thấy Tào Tháo đã đoán được chí hướng của Lưu Bị. Nếu Lưu Bị khẳng định sự thật ấy thì với bản chất tàn ác, nham hiểm, đa nghi và tham vọng bá chủ thiên hạ, Tào Tháo ko dễ để Lưu Bị sống sót nếu ko cũng cầm tù ông suốt đời. – Yếu tố giải nguy: nhờ trời, tiếng sét với hành động và câu nói của Lưu Bị thật khớp, thật phù hợp ” Tào Tháo hết nghi ngờ.
-> Tính cách tiêu biểu của Lưu Bị qua đoạn trích trên: trầm tĩnh đầy bản lĩnh, khiêm nhường, khôn ngoan, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn.
2. Tính cách nhân vật Tào Tháo:
– Mục đích cho anh em Lưu- Quan- Trương ở nhờ, đối đãi như khách: tìm cách dò xét, dụ hàng, thu phục.
– Mục đích của việc bày tiệc rượu mời Lưu Bị uống và bàn luận về anh hùng: dò tâm lí, tình cảm, tư tưởng và ý chí của Lưu Bị.
– Cách nhìn thời thế và con người: thông minh, sắc sảo ” tính cách: tự tin, bản lĩnh.
– Quan niệm về người anh hùng:
+ Chỉ đề cao tài năng cá nhân “phải hơn đời, chí lớn tung hoành bốn phương”.
+ Không thấy được yêu cầu đạo đức đối với người anh hùng.
– Ý nghĩa của việc khẳng định trong thiên hạ chỉ có Lưu Bị và mình là anh hùng:
+ Thử “nắn gân”, dò xét tâm trạng thật của Lưu Bị để liệu cách cư xử.
+ Thể hiện bản lĩnh, sự đại lượng, biết người hiền của Tào Tháo.
-> Tính cách tiêu biểu của Tào Tháo qua đoạn trích trên: bản lĩnh, tự tin đến mức tự cao tự đại, chủ quan, coi thường Lưu Bị.
3. Nghệ thuật:
– Tạo hoàn cảnh, tình huống truyện vừa lôgic vừa tự nhiên, khéo léo.
– Giàu kịch tính.III. Soạn bài
Trả lời câu 1 soạn văn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trang 83
Tâm trạng, tính cách
– Cách hành xử: cẩn trọng, hoang mang
– Khi bị Tào Tháo triệu đến bất ngờ, Huyền Đức “sợ tái mặt”. Lúc ngồi uống rượu: càng dè dặt
– Khi đánh rơi thìa, đũa: Lưu Bị có cách ứng phó thông minh, tránh được sự nghi ngờ của Tào TháoTrả lời câu 2 soạn văn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trang 83
Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo chứng tỏ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình.
+ Một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ
+ Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý đắc ý tự cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị
+ Tào Tháo cũng là người thông minh, mưu trí, ngoan cường.
+ Càng cơ trí càng nham hiểm, càng ngoan cường càng tàn bạo
→ Tào Tháo bộc lộ bản chất gian hùngTrả lời câu 3 soạn văn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trang 83
Trong truyện cũng như quan niệm của đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được giàu đức độ.
– Lưu Bị như tấm gương phản chiếu được sự nham hiểm, tàn bạo của Tào Tháo
– Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa đối đãi với người
– Lưu Bị được lòng dân chúng khắp nơi
Tào Tháo nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, ứng xử với đời bằng nhiều thủ đoạn
– Tào Tháo làm mọi việc, kể cả tàn nhẫn để đạt được ý định của mình, mà vứt bỏ chữ nhẫn
Trả lời câu 4 soạn văn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trang 83
Cách kể chuyện hết sức hấp dẫn của nhà văn. Câu truyện trở nên li kì vì một người quyết trốn, một người quyết tìm. Lưu Bị suýt lộ diện khi giật mình đánh rơi đũa
Đây là một đoạn kể chuyện hết sức hấp dẫn bởi tài dẫn dắt của nhà văn. Câu chuyện như là một trò chơi trốn tìm, cuộc trốn tìm giữa một người quyết trốn và một kẻ quyết tìm. Và cuối cùng Lưu Bị suýt lộ diện khi giật mình đánh rơi cả đũa. Đó là một chi tiết hấp dẫn nhất của đoạn trích này.
Đoạn trích hấp dẫn còn bởi thái độ của tác giả trong việc khen chê rất rành rọt, các nhân vật được bố trí sắp xếp thành hai phía đen, trắng đối lập nhau, rất điển hình và mẫu mực.