Top 6 Bài soạn "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" của Ngô Sĩ Liên lớp 10 hay nhất

Bình An 127 0 Báo lỗi

“Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời ... xem thêm...

  1. I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
    1. Phẩm chất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
    - Đề xuất kế sách giữ nước với vua Trần Anh Tông: thiên hạ trên dưới một lòng, dân không lìa, vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, tuỳ thời tạo thế.
    -> Trần Quốc Tuấn là con người có tài năng mưu lược, có lòng trung quân và thương dân, trọng dân và chăm lo cho dân hết mực

    2. Việc giữ tiết bề tôi được thể hiện qua các chi tiết tiêu biểu
    + Ghi để lời cha trong lòng nhưng không cho là phải."Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”.
    + Khi quyền quân quyền nước ở trong tay, ông dùng chuyện cũ để thử lòng gia nô và các con..."cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.
    - Dặn con cách chôn cất mai táng khi mình qua đời.
    - Tiến cử người hiền tài cho đất nước.
    - Soạn sách để khích lệ tướng sĩ : Sưu tập binh pháp các nhà làm thành bát quái cửu cung đồ, đặt tên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
    => Trần Quốc Tuấn là người hết lòng trung nghĩa với vua ,với nước ,không tư lợi .Ông có tình cảm chân thành thẳng thắn và rất nghiêm trong giáo dục con cái

    3. Uy lực của Trần Quốc Tuấn sau khi chết, sự hiển linh của bậc đại thánh
    + Châu huyện Lạng Giang hễ có bệnh dịch, mọi người cầu đảo ông.
    + Khi có giặc vào, đến lễ ở đền ông hễ tráp dựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng.


    4. Bố cục:
    - Phần 1 (từ đầu … thượng sách giữ nước vậy) : Kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn tâu lên vua.

    - Phần 2 (tiếp … Quốc Tảng vào viếng) : Quốc Tuấn giữ tiết làm tôi.

    - Phần 3 (còn lại) : Nhắc lại những công tích và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.


    II. Trả lời câu hỏi

    Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước cho thấy :

    - Vận dụng linh hoạt sách lược, binh pháp phù hợp với thời thế.

    - Sức mạnh đoàn kết là mấu chốt quan trọng nhất để chiến thắng.

    - Thượng sách giữ nước chính là khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc.


    Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

    Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn hỏi ý kiến hai gia nô và hai người con : cảm phục khi nghe câu trả lời hai gia nô, đồng tình với Hưng Vũ Vương, và giận dữ với câu trả lời có ý bất trung của Hưng Nhượng Vương. Điều này cho thấy tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn, ông là người thận trọng và quyết đoán và cũng chân thành, nghiêm khắc trong giáo dục con cái.


    Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

    - Những đặc điểm nổi bật của Trần Quốc Tuấn : tấm lòng trung quân ái quốc ; vị tướng anh hùng có tài năng, đức độ.

    - Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật :

    + Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ : quan hệ với nước, với vua (thà chết xin nhà vua không đầu hàng giặc), với dân (nhắc nhở vua khoan sức dân, phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo) và quan hệ với con cái (nghiêm khắc giáo dục), với bản thân (giữ đạo trung nghĩa)…

    + Nhân vật với tình huống có tính thử thách : mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”, Trần Quốc Tuấn đặt trung lên hiếu, nợ nước trên tình nhà.


    Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích :

    - Lời kể không đơn điệu theo trình tự thời gian : Hưng Đạo Vương ốm nặng trước, sau đó nhắc lại những công lao, đức độ…

    - Lồng vào câu chuyện những nhận xét sâu sắc tạo định hướng cho người đọc.

    - Cách kể ngắn gọn, tự nhiên, mạch lạc và hấp dẫn, giải quyết được những vấn đề lịch sử : nhân vật với đặc điểm, đóng góp… lối sử kí “văn sử bất phân”.


    Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

    Đáp án đúng là : b + c


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tóm tắt câu chuyện (các ý chính) :

    - An Sinh Vương hiềm khích với Trần Thái Tông, trước lúc mất dặn con phải lấy được thiên hạ; Quốc Tuấn ghi nhớ lời dặn của cha nhưng không cho là phải, một lòng kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông đi hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con.

    - Quốc Tuấn soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược để dạy các tướng, sưu tập binh pháp các nhà làm thành Bát quái cưu cung đồ.

    - Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, liên tiếp đánh bại hai lần người Nguyên vào cướp.

    - Quốc Tuấn được Thánh Tông cho phép được phong quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước Hầu thì phong trước rồi râu sau; nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào.

    - Ngày 24, tháng 6, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách giữ nước.

    - Ngày 20 tháng 8, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.


    Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Sưu tầm câu chuyện, bài thơ liên quan đến Trần Quốc Tuấn :

    - Câu chuyện về lối ngoại giao của Trần Quốc Tuấn :

    “Tân Tỵ, [Thiệu Bảo] năm thứ 3 [1281] (…) [Nhân tôn] Sai chú họ là Trần Di Ái (tức Trần Ải) và Lê Mục, Lê Tuân sang Nguyên. Nhà Nguyên lập Di Ái làm Lão hầu, cho Mục làm Hàn lâm học sĩ, Tuân làm Thượng thư, lại sai Sài Xuân [có sách gọi Sài Thung] đem 1.000 quân hộ tống về nước. Xuân ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến điện Tập Hiền, thấy chăng bày màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Xuân làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Xuân đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Xuân cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông” (Toàn thư, Bản kỷ – Trần Nhân tôn)

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Tác giả, tác phẩm

    1. Tác giả: Ngô Sĩ Liên (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 2).

    2. Tác phẩm

    * Xuất xứ: Văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được trích trong tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư – một bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời trung đại.

    * Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

    Phần 1: từ đầu -> “đó là thượng sách giữ nước vậy” : Kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn tâu lên vua khi lâm bệnh.
    Phần 2: tiếp -> “Quốc Tảng vào viếng” : Trần Quốc Tuấn giữ tiết làm tôi.
    Phần 3: còn lại : Nhắc lại những công tích lớn và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.


    II. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1:

    Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước, chúng ta rút ra được:

    Vận dụng sách lược và kế sách phải linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với thời thế
    Mấu chốt quan trọng nhất để chiến thắng là sức mạnh của sự đoàn kết
    Thượng sách giữ nước là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”

    Câu 2:

    Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến 2 người gia nô cùng 2 người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa là:

    Ông cảm phục khi nghe câu trả lời của hai gia nô, đồng tình với Hưng Vũ Vương và ông giận dữ với câu trả lời có ý bất trung của Hưng Nhượng Vương.

    Ý nghĩa:

    Thể hiện tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, ông không hề tư lợi, mà trái lại, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình.
    Trần Quốc Tuấn là một con người thận trọng và là người quyết đoán trong từng hành động và suy nghĩ.
    Là người có tình cảm chân thành, thẳng thắn, nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái.


    Câu 3:

    * Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm về nhân cách của Trần Quốc Tuấn là: tấm lòng trung quân ái quốc, ông là một vị tướng anh hùng có tài năng và đức độ.

    * Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của tác giả:

    Tác giả đã đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ và những tình huống có tính chất thử thách.

    Mối quan hệ: quan hệ với nước, với vua, với dân, với tướng sĩ dưới quyền, với con cái và với chính bản thân ông,…
    Tình huống có tính thử thách: tác giả đặt Trần Quốc Tuấn trong mâu thuẫn giữa chữ “hiếu” và chữ “trung” và ông đã đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu”, đặt nợ nước lên trên thù nhà.


    Câu 4:

    Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích:

    Lời kể theo lối đảo ngược thời gian: Trần Quốc Tuấn ốm nặng -> ngược dòng thời gian kể về xuất thân, về gia đình, tài mạo,…
    Cách kể chuyện ngắn gọn, cô đọng, tự nhiên và hấp dẫn, giải quyết được các vấn đề lịch sử như: nhân vật là ai, có đặc điểm gì, có đóng góp gì,… => đặc trưng lối sử kí “văn sử bất phân”.
    Song song với kể, tác giả còn xen vào những nhận xét khéo léo để định hướng cho người đọc
    => Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện, mang đến hiệu quả cao. Đồng thời giúp người đọc tiếp nhận một cách hứng thú những gì mà nhà viết sử muốn truyền tải.


    Câu 5:

    Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đặc biệt là hình ảnh “tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa:

    => Đáp án B và C.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. Đôi nét về tác giả
    - Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh và năm mất
    - Quê quán: làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội
    - Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm.
    - Đời Lê Thánh Tông, ông giữa chức Hữu thị lang bộ lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán

    II. Đôi nét về tác phẩm Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
    1. Hoàn cảnh sáng tác
    “Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428)
    2. Bố cục (3 phần)
    - Phần 1 (từ đầu đến “thượng sách giữ nước vậy”): Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.
    - Phần 2 (tiếp đó đến “Quốc Tảng vào viếng”): Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.
    - Phần 3 (còn lại): Những công tích lớn Trần Quốc Tuấn.
    3. Giá trị nội dung
    Qua đoạn trích giúp chúng ta thêm cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau
    4. Giá trị nghệ thuật
    - Khắc hoạ chân dung nhân vật
    - Cách kể chuyện linh hoạt, chi tiết chọn lọc.


    III. Hướng dẫn soạn bài

    Câu 1

    Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước an dân, ta rút ra được những điều sau:

    - Nên tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, xem xét quyền biến vận dụng linh hoạt binh pháp chống giặc chứ không có khuôn mẫu nhất định.

    - Điều cốt yếu để thắng giặc là đoàn kết toàn dân, vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức trên dưới một lòng.

    - Vì vậy, phải khoan thư sức dân cụ thể là giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo để dân có được đời sống sung túc lấy đó để làm kế sâu rễ bền gốc.

    Qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi Trần Quốc Tuấn lâm bệnh đã cho thấy ông không những là một vị tướng có tài cầm quân dẹp giặc, một lòng trung nghĩa mà còn biết thương dân, quý trọng dân hết lòng lo cho dân.


    Câu 2

    Đối với lời cha dặn lúc sắp mất:

    “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”.

    Thật ra, Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ và hành động riêng của mình. Ông ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải. Tuy vậy, ông vẫn hỏi để thử lòng hai người gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu và hai người con là Hưng Vũ Vương và Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng.

    Trước ý kiến của Yết Kiêu và Dã Tượng, Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.

    Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ông ngầm cho là phải.

    Sau cùng, trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng ông rút gươm kể tội, định giết Quốc Tảng và sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.

    Từ đó cho thấy Trần Quốc Tuấn đã đặt “trung” lên trên “hiếu”, nợ nước trên tình nhà. Ông một lòng trung nghĩa với vua với nước, chẳng chút tự tư tự lợi. Vị tướng có tài năng mưu lược này còn là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn và đặc biệt là rất nghiêm trong giáo dục con cái.


    Câu 3

    - Qua đoạn trích có thể thấy nổi bật lên những đặc điểm về nhân cách của Trần Quốc Tuấn.

    Trước hết phải nói ông là một vị tướng anh hùng đầy “tài mưu lược”, “đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp hiếm có”, “tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên”. Hậu thế còn nhớ mãi câu nói đầy dũng khí của vị tướng nặng lòng trung nghĩa: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” và những tác phẩm quân sự đầy giá trị của ông: Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư. Qua lời trình bày về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn với vua cho thấy tầm nhìn sáng suốt, xa rộng của một vị tướng tài ba.

    Ngoài lòng trung nghĩa, tài năng mưu lược trong việc dùng binh đánh giặc, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao được triều đình rất mực trọng đãi, ông vẫn một lòng khiêm tốn kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông đề cao việc khoan thư sức dân vì thấu hiểu dân chính là gốc của nước. Đối với tướng sĩ dưới quyền, ông rất tận tình, dạy bảo, khích lệ, tiến cử nhân tài. Ông cũng cẩn trọng phòng xa trong việc hậu sự. Ngoài ra, trong tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, ông vẫn còn linh hiển phò trợ dân chông lại dịch bệnh, nạn tai.

    - Nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn đã được Ngô Sĩ Liên khắc họa một cách sắc nét và sinh động. Tác giả xây dựng nhân vật này trong nhiều mối quan hệ và đặt trong những tình huống có thử thách, nhờ đó đã làm nổi bật lên những phẩm chất cao quý về nhiều mặt. Các mối quan hệ đó là:

    - Quan hệ đối với nước: sẵn sàng vì nước quên thân (câu nói bất hủ: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”).

    - Quan hệ đối với vua: tận tâm, tận tụy.

    - Quan hệ đối với dân: lo lắng, phò trợ (khi sống lưu ý vua “khoan thư sức dân”, khi chết hiển linh phò trợ dân).

    - Quan hệ đối với tướng sĩ thuộc hạ: tận tâm dạy bảo, tiến cử nhân tài.

    - Quan hệ đối với con cái: nghiêm khắc.

    - Quan hệ đối với bản thân: khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa một lòng.

    Các tình huống có thử thách đó là: tình huống mâu thuẫn giữa trung và hiếu, tình huống giặc mạnh kéo sang, nhà vua thử lòng.

    Từ càng làm nổi bật lên hình ảnh một Trần Quốc Tuấn toàn tài, toàn đức không những được nhân dân ta ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.


    Câu 4

    Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích

    Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử, ở đây là Trần Quốc Tuấn, của Ngô Sĩ Liên không cứng nhắc đơn điệu theo trình tự thời gian.

    Khởi đầu là một sự kiện, một hiện tượng: “tháng 6, ngày 24, sao sa”... Sao sa theo quan niệm xưa là điềm xấu báo trước vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn đối với đất nước sắp qua đời, ở đây là Hưng Đạo Vương đang ốm nặng. Từ sự việc đó, nhà viết sử ngược dòng thời gian kể về Trần Quốc Tuấn từ xuất thân, tài mạo, chuyện nhà, những hành xử trong đời đáng chú ý... Vì thế, Trần Quốc Tuấn qua đời được phong tặng rất trọng hậu. Bởi lẽ ông có nhiều công lao lớn đối với đất nước và cũng là người có đức độ lớn.

    Cách kể chuyện này thật mạch lạc, rành rõ với mạch chuyển tiếp nối logic bằng những câu chuyện sinh động hấp dẫn nêu bật được chân dung tính cách nhân vật.

    Nghệ thuật kể chuyện của nhà viết sử bộc lộ ở sự phức hợp nhiều chiều thời gian vừa liên tiến vừa hồi ức. Ngoài ra tác giả còn đan lồng vào chuyện kể nhiều nhận xét nhằm định hướng cho người đọc: Ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy, “thế là dạy đạo trung đó”, ông lo nghĩ tới việc sau khi mất thế đấy, ông lại khéo tiến cử người tài giỏi...

    Tóm lại, nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thật già dặn, đầy hiệu quả khiến cho người đọc tiếp nhận tác phẩm một cách đầy thú vị.


    Câu 5

    Có thể lựa chọn ý kiến khác. Ý kiến khác là tổng hợp hai ý b và c. cần lưu ý là hiện nay trong nước ta rất nhiều nơi lập đền thờ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân kính trọng tôn xưng ông là Đức Thánh Trần. Đúng là uy tín của ông đã ảnh hưởng lớn lao sâu rộng đốì với mọi người Việt Nam.


    LUYỆN TẬP

    Học sinh tự tóm tắt lại câu chuyện về Trần Quốc Tuấn (không quá 20 dòng. Lưu ý cần thể hiện đầy đủ cả lòng trung nghĩa lẫn tài năng và đức độ của ông).

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

    I. Tác giả

    - Ngô Sĩ Liên (chưa rõ năm sinh và năm mất) là người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội.

    - Ông đỗ tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm.

    - Đến đời Lê Thánh Tông ông giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều Liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán

    - Ông vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư.


    II. Tác phẩm và đoạn trích

    - Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại đo Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1979, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428).

    - Đại Việt sử kí toàn thư được biên soạn dựa trên cơ sở sách Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ở thời Trần và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên ở đầu thời Hậu Lê.

    - Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học.

    - Bố cục tác phẩm:

    + Phần Ngoại kỉ: viết về lịch sử nước ta thời Hồng Bàng đến thế kỉ X.

    + Phần Bản kỉ: viết tiếp từ thời Đinh Tiên Hoàng đến thời hậu Lê.

    - Đoạn trích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" được trích từ quyển 5, phần Bản kỉ - Kỉ nhà Trần. Nội dung kể về chân dung Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (1226 - 1300), danh tướng Việt Nam, anh hùng dân tộc, con của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu của vua Trần Thái Tông.


    ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1 - Trang 44 SGK

    Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước?

    Trả lời:

    - Nội dung lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua:

    + Nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.

    + Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng.

    + Do đó phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc,... đó chính là "thượng sách giữ nước".

    - Qua nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và biết lo cho dân.


    Câu 2 - Trang 44 SGK

    Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?

    Trả lời:

    Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn: "Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải". Nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng.

    - Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông "cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.

    - Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ông "ngầm cho là phải”.

    - Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và thậm chí sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.

    Qua những biểu hiện trên đây, ta có thể thấy Trần Quốc Tuấn là một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, không mảy may tự tư tự lợi. Ông cũng là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn, rất nghiêm trong việc giáo dục con cái.


    Câu 3 - Trang 44 SGK

    Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra sự khéo léo của tác giả trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào?)

    Trả lời:

    Để thấy được toàn bộ chân dung Trần Quốc Tuấn, ngoài các chi tiết trên, cần chú ý tới nhiều chi tiết khác như: lời phân tích của ông với nhà vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh; mối hiềm khích giữa cha ông và Trần Thái Tông và lời dặn dò của cha...

    Phẩm chất nổi bật ở Trần Quốc Tuấn được khắc hoạ là trung quân ái quốc. Lòng trung thành với vua của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với nước. Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. Lòng trung thành của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách, bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa "hiếu" và "trung". Trần Quốc Tuấn đã đặt "trung" lên trên "hiếu", nợ nước trên tình nhà.

    Bên cạnh phẩm chất trung quân ái quốc, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược đồng thời là con người có đức độ lớn lao.

    Những phẩm chất trên đây của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được tác giả sử kí khéo léo khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách. Từ quan hệ với nước (câu nói nổi tiếng "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng"), với vua đến quan hệ với dân (khi sống nhắc nhở vua "khoan sức dân", khi chết hiển linh phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo, cử người tài), từ quan hệ đối với con cái (nghiêm khắc giáo dục) đến quan hệ đối với bản thân (khiêm tốn giữ đạo trung nghĩa)...Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là một mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài. Ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.


    Câu 4 - Trang 44 SGK

    Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?

    Trả lời:

    Ghi chép lịch sử là ghi chép theo trình tự thời gian nhưng cần chú ý là trong Đại Việt sử kí toàn thư, cách kể chuyện về các nhân vật lịch sử không đơn điệu theo trình tự thời gian.

    Mở đầu đoạn trích là sự xuất hiện một sự kiện tạo nên một mốc đáng chú ý: "Tháng 6, ngày 24 sao sa". Theo quan niệm của người xưa, sao sa là điềm xấu. Điềm báo này báo hiệu Hưng Đạo Vương ốm nặng và sẽ qua đời.

    Từ sự việc trên, nhà viết sử ngược dòng thời gian kể chuyện về Trần Quốc Tuấn. Tiếp đó, tác giả lại trở về với đòng sự kiện đang xảy ra: "Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất...". Sau thông tin này, tác giả nhắc cho những danh hiệu tôn quý mà Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng. Đây không hoàn toàn là việc ôn lại một cách khô khan mà tất cả những công lao, đức độ của người quá cố được thể hiện trong những câu chuyện sinh động.

    Nhà viết sử không chỉ kể chuyện một cách phức hợp, với nhiều chiều thời gian, mà còn khéo léo lồng vào câu chuyện những nhận xét sâu sắc nhằm định hướng cho người đọc có những nhận xét, đánh giá thỏa đáng.

    Cách kể chuyện trong đoạn trích vừa mạch lạc, khúc chiết vừa giải quyết được những vấn đề then chốt về nhân vật đồng thời vẫn giữ được mạch truyện tiếp nối lôgic. Chuyện vì thế trở nên sinh động, hấp dẫn. Nhân vật lịch sử cũng vì thế mà được nổi bật chân dung.


    Câu 5 - Trang 45 SGK

    Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh ”tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì?

    a) Cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa.

    b) Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hóa ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giữ nước.

    c) Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân yêu nước và khí phách anh hùng của ông – những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người.

    d) Ý kiến khác.

    Gợi ý:

    Học sinh đặt trên cơ sở thực tiễn và nội dung của đoạn trích để phân tích từng tình huống:

    - Ý (a): "cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xa" là không đúng.

    - Cả hai ý (b), (c): "Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giúp nước" và "Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân, yêu nước và khí phách anh hùng của ông - những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người" đều đúng.

    - Vì vậy, cần chọn ý (d): “ý kiến khác" để đưa ra nhận xét tổng hợp và những ý kiến mang tính sáng tạo của bản thân, có thể liên hệ tới việc nhiều nơi hiện nay có đền thờ Hưng Đạo Vương, nhân dân tôn kính gọi Trần Quốc Tuấn là "Đức Thánh Trần".


    LUYỆN TẬP

    Câu 1 - Trang 45 SGK

    Từ những chi tiết trong đoạn trích, anh (chị) hãy tóm tắt lại câu chuyện về Trần Quốc Tuấn (không quá 20 dòng).

    Trả lời:

    * Đoạn văn mẫu tóm tắt câu chuyện về Trần Quốc Tuấn:

    Khi Hưng Đạo Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách chống giặc. Đại Vương kể khắp xưa nay rồi nói: muốn thắng trận phải tùy thời mà tạo thế. Điều cốt yếu là có một đội quân một lòng như cha con. Vả lại phải lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của đấng quân vương. Quốc Tuấn có tư chất từ nhỏ. Lớn lên dung mạo khôi ngô, tuấn tú, tài trí hơn người. Trước khi mất, cha ông dặn phải lấy cho được thiên hạ. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải. Sau ông đem chuyện ấy kể cho gia nô và hai người con trai nghe để phân định người hiền tài, kẻ bạc nhược nhỏ nhen. Tất thảy đều rõ ràng hết cả. Quốc Tuấn có công lớn, vua ban thưởng, gia phong là Thượng Quốc Công. Vua còn cho phép ông được quyền phong tước cho người khác. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai. Quốc Tuấn từng soạn sách để kêu gọi, khích lệ binh tướng xả thân cứu nước giúp vua. Ông lại khéo tiến cử rất nhiều người hiền tài cho đất nước. Bản thân Đại Vương cũng từng ra quân hàng trăm trận, lập nên công nghiệp hiếm có, tiếng vang còn truyền đến tận mai sau.

    * Tóm tắt câu chuyện về Trần Quốc Tuấn bằng cách liệt kê ý chính

    - An Sinh Vương hiềm khích với Trần Thái Tông, trước lúc mất dặn con phải lấy được thiên hạ; Quốc Tuấn ghi nhớ lời dặn của cha nhưng không cho là phải, một lòng kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông đi hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con.

    - Quốc Tuấn soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược để dạy các tướng, sưu tập binh pháp các nhà làm thành Bát quái cưu cung đồ.

    - Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, liên tiếp đánh bại hai lần người Nguyên vào cướp.

    - Quốc Tuấn được Thánh Tông cho phép được phong quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước Hầu thì phong trước rồi râu sau; nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào.

    - Ngày 24, tháng 6, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách giữ nước.

    - Ngày 20 tháng 8, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.


    Câu 2 - Trang 45 SGK

    Sưu tầm những câu chuyên có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông (từ các tư liệu lịch sử, các tài liệu văn học, các giai thoại trong dân gian).

    Trả lời:

    * Câu chuyện thần tướng hiển linh cho danh tướng mượn thuyền:

    Một hôm, khi đêm đã về khuya, vị Quốc công Tiết chế vẫn thức để suy nghĩ về phương kế đánh giặc, rồi sau mệt quá thiếp đi trên bàn làm việc lúc nào không hay. Trong giấc mơ, ông thấy có một vị thần tướng mạo khác thường, mắt sáng như sao, mặc áo bào đỏ tiến tới và nói:

    - Tôi là Phi Bồng đại tướng quân, biết tướng quân hiện nay không có đủ thuyền cho đội thủy quân bày trận chống giặc nên đến giúp. Sáng mai tướng quân cho người đến bến Lục Đầu, tôi sẽ cấp đủ số thuyền mà tướng quân cần.

    Nói xong vị thần biến mất. Trần Hưng Đạo giật mình tỉnh giấc mới hay đó là một giấc mơ nhưng hình dáng và lời nói của vị thần đó vẫn còn nhớ rõ. Ông liền ra sân vái thiên địa và cầu xin thần linh hộ quốc, phù giúp việc chống giặc, sau đó vào trướng nằm nghỉ.

    Sáng sớm hôm sau, khi mới thức dậy Trần Hưng Đạo thấy một viên tùy tướng vào báo:

    - Bẩm Quốc công, quân lính đi tuần thấy chuyện vô cùng kỳ lạ. Đêm qua không rõ thuyền ở đâu kéo về đậu kín cả bến sông.

    Hưng Đạo Vương vội đến xem xét, ông tin rằng vị thần trong giấc mộng đã giúp mình số thuyền này nên thầm cảm tạ rồi giao cho binh tướng dưới quyền phân chia, sắp xếp thuyền cho đội thủy quân để bày trận chống giặc.

    Câu chuyện thực hư thế nào chúng ta đều biết rõ nhưng có một sự thực rằng vào tháng 5 năm đó (1285) quân ta đã đánh tan đạo quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tại đây.


    * Giai thoại về chiến công đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược

    Phạm Nhan tên chữ là Bá Linh, cha người Quảng Đông, sang buôn bán bên nước Nam, lấy vợ làng An Bài, huyện Đông Triều, sinh được Bá Linh. Lớn lên Bá Linh theo cha về Tàu học hành, đỗ tiến sĩ triều nhà Nguyên, lại cao tay ấn phù thủy có phép tàng hình biến hoá, thường vào cung trị bệnh cho cung nữ. Do tính dâm đãng, rồi thường biến thành con gái vào cung tư thân với cung nhân. Về sau lộ chuyện, chúa Nguyên dùng phép bắt được định án trảm quyết. Để chuộc tội, Bá Linh tình nguyện xin đi làm hướng đạo (chỉ đường) sang đánh Nam quốc.

    Vì có tà phép, nên Phạm Nhan điều khiển âm binh, hô mưa gọi gió khiến nhiều lần quân ta thất thủ. Để diệt Phạm Nhan, Hưng Đạo Vương nói: “Ta thủa xưa có học được dị thuật, ta lập thành đồ trận gọi là Cửu cung bát quái, lại may có một thanh thần kiếm, vậy để ngày mai ta dẫn quân vào thành dàn trận, đánh nhau với quân Nguyên, kỳ bắt được yêu nhân mới thôi.

    Hưng Đạo Vương bày thành đồ thế. Khi Phạm Nhan dẫn 500 quân đánh vào, Hưng Đạo vương cầm thanh kiếm thần, niệm chú mấy câu rồi cầm là cờ vàng phất lên. Phạm Nhan thất trận phải dùng đến phép độn giáp để biến mất, còn 500 quân thì bị chết và bị bắt sống, quân Nguyên phải rút lui. Sau đó Hưng Đạo vương sai Yết Kiêu đi đục thuyền bắt Phạm Nhan, nhưng cứ bắt được thì nó lại biến mất. Ngài bèn dặn: "Định bắt Phạm Nhan phải trữ sẵn chỉ ngũ sắc, chờ khi bắt được, dùng dây ấy quấn quanh mình nó thì nó không biến hình được” Yết Kiêu làm theo, quả nhiên như vậy.

    Khi bị dẫn ra pháp trường hành hình, cứ chém đầu này thì Phạm Nhan lại mọc ra đầu khác, Hưng Đạo Vương nổi giận rút thanh kiếm thần chém một nhát chết tươi tên tướng giặc.

    Bá Linh bị chém đầu, chết đi uất hận hoá làm tà thần, quỷ quái. Nó đi khắp nước hễ gặp đâu có phụ sản là theo quấy nhiễu làm cho đau ốm, gầy mòn không thuốc nào chữa khỏi. Dân gian gọi nó là ma Phạm Nhan và đến cầu cứu Trần Hưng Đạo. Ngài viết cho hai câu “Sinh kiếp dĩ ô Trần nhuệ kiếm. Từ hồn do xuyết phụ nhân quần?” (nghĩa là: sống đã làm nhơ gươm báu nhà Trần. Nay chết lại còn bám đàn bà làm chi?). Người bị bệnh đem về dán ở nhà là khỏi.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    1. Tác giả: Ngô Sĩ Liên

    Ngô Sĩ Liên (?-?), người làng Chúc Lí, nay thuộc Chương Mĩ, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, từng làm tư nghiệp Quốc Tử Giám (Hiệu trưởng), là một trong những nhà sử học nổi danh thời trung đại, người tiếp tục sự nghiệp làm sử của Lê Văn Hưu, cũng là tác giả chính biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư.

    2. Tác phẩm:

    Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời trung đại được Ngô Sĩ Liên hoàn tất vào năm 1479. Nó được xây dựng trên cơ sở của cuốn Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu (Lê Văn Hưu (1230 - 1322), người quê xã Thiên Trung, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (là nhà sử học nổi tiếng đời Trần, cũng là người biên soạn Đại Vlệt sử kí).
    Ra đời ở thời kì văn, sử, triết bất phán, Đại Việt sử kí toàn thư là cuốn sách bién niên lịch sử nhưng đậm chất'văn học. Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được kể kèm theo những câu chuyện sinh độns, để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho cách viết đó.


    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

    Câu 1: trang 44 sgk Ngữ văn 10 tập 2

    Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước?

    Bài làm:
    Nội dung lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua:
    Nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.
    Toàn dân đoàn kết một lòng đánh giặc
    Do đó phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc,... đó chính là "thượng sách giữ nước".


    Câu 2: trang 44 sgk Ngữ văn 10 tập 2
    Chi tiết Trần Quốc Tuân đem lời cha dặn ra khỏi ý hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?
    Bài làm:
    Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn, nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng. Ý nghĩa của chi tiết:
    Thể hiện lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình.
    Là người thận trọng, quyết đoán trong hành động và suy nghĩ.
    Ông là người có tình cảm chân thành, thẳng thắn, nghiêm khắc trong giáo dục con cái


    Câu 3: trang 44 sgk Ngữ văn 10 tập 2
    Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của ại những công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn để gián tiếp giải thích Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra sự khéo léo của tác giả trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào?
    Bài làm:
    Nhân cách của Trần Quốc Tuấn:
    Ông là một trung quân ái quốc. Lòng trung thành với vua của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với nước. Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. Khi bản thản ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa "hiếu" và "trung". Trần Quốc Tuấn đã đặt "trung" lên trên "hiếu", nợ nước trên tình nhà.
    Là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược đồnc thời là con người có đức độ lớn lao.
    Những phẩm chất trên đây của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được tác giả sử kí khéo léo khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách. Từ quan hệ với nước (câu nói nổi tiếng "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng"), với vua đến quan hệ với dân (khi sống nhắc nhở vua "khoan sức dân", khi chết hiển linh phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài), từ quan hệ đối với con cái (nghiêm khắc giáo dục) đến quan hệ đối với bản thân (khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa), ... Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là một mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài. Ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.


    Câu 4: trạng 44 sgk Ngữ văn 9 tập 2
    Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?
    Bài làm:
    Nghệ thuật kể chuyện:
    Đoạn trích về cuộc đời nhân vật theo lối đảo ngược thời gian: bắt đầu bằng một điểm mốc quan trọng trong cuộc đời nhân vật, sau sự việc ấy, nhà viết sử mới ngược dòng thời gian kể về xuất thân, về tài mạo, hoàn cảnh gia đình, về những sự việc đáng chú ý trong cuộc đời của nhân vật.
    Cách kể này khá mạch lạc và khúc chiết, vừa giải quyết được những vấn đề có ý nghĩa then chốt về lịch sử: Nhân vật là ai? Có những đặc điểm gì đáng ghi vào sách sử? vừa giữ được mạch chuyện, tiếp nối lôgíc với những câu chuyện sinh động, hấp dẫn làm nổi bật chân dung nhân vật.
    Nghệ thuật kể chuyện của nhà viết sử không chỉ thể hiện ở lối kể đảo ngược thời gian nhằm tạo ra cái nhìn đa chiều về nhân vật, vừa diễn tiến vừa hồi ức, mà còn chêm xen những nhận xét khéo léo để định hướng cho người đọc
    Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện, mang lại hiệu quả cao. Nó giúp người đọc tiếp nhận một cách hứng thú những gì mà nhà viết sử muốn truyền tải.


    Câu 5: trang 45 sgk Ngữ văn 10 tập 2
    Chi tiết về lòng tin của dán chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh ”tráp đựng kiếm có tiếng kêu ” có ý nghĩa gì?
    a) Cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xa
    b) Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thẩn thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giúp nước
    c) Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân, yêu nước và khí phách anh hùng của ông - những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người
    d) Ý kiến khác
    Bài làm:
    Chọn đáp án b và c


    III- LUYỆN TẬP
    Câu 1: trang 45 sgk Ngữ văn 10 tập 2

    Từ những chi tiết trong đoạn trích, anh (chị) hãy tóm tắt lại câu chuyện về Trần Quốc Tuấn (không quá 20 dòng).
    Bài làm:
    Khi Hưng Đạo Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách chống giặc. Đại Vương kể khắp xưa nay rồi nói: muốn thắng trận phải tùy thời mà tạo thế. Điều cốt yếu là có một đội quân một lòng như cha con. Vả lại phải lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của đấng quân vương. Quốc Tuấn có tư chất từ nhỏ. Lớn lên dung mạo khôi ngô, tuấn tú, tài trí hơn người. Trước khi mất, cha ông dặn phải lấy cho được thiên hạ. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải. Sau ông đem chuyện ấy kể cho gia nô và hai người con trai nghe để phân định người hiền tài, kẻ bạc nhược nhỏ nhen. Tất thảy đều rõ ràng hết cả. Quốc Tuấn có công lớn, vua ban thưởng, gia phong là Thượng Quốc Công. Vua còn cho phép ông được quyền phong tước cho người khác. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai. Quốc Tuấn từng soạn sách để kêu gọi, khích lệ binh tướng xả thân cứu nước giúp vua. Ông lại khéo tiến cử rất nhiều người hiền tài cho đất nước. Bản thân Đại Vương cũng từng ra quân hàng trăm trận, lập nên công nghiệp hiếm có, tiếng vang còn truyền đến tận mai sau.


    Câu 2: trang 44 sgk Ngữ văn 10 tập 2
    Sưu tầm những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông (từ các tư liệu lịch sử, các tài liệu văn học, các giai thoại trong dân gian).
    Bài làm:
    Hịch tướng sĩ, Binh gia diệu lý yếu lược, Vạn kiếp Tống bí truyền thư,... là những bài thơ ông viết


    Phần tham khảo mở rộng
    Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn"
    Bài làm:
    1. Giá trị nội dung
    Đoạn trích đã khắc hoạ hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một vị tướng đủ đức, nhân, trí, dũng, được nhân dân phong thánh, thờ phụng ở các đền trong nước, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau
    2. Giá trị nghệ thuật
    Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, có sức khái quát cao.
    Cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ, hành động; kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính.
    Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện, mang lại hiệu quả cao

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

    1. Ngô Sĩ Liên (không rõ năm sinh, năm mất), người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay là xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội. Ông đã từng có thời gian tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1442, ông đỗ tiến sĩ và được cử vào Viện Hàn lâm. Đến đời Lê Thánh Tông, ông giữ chức Hữu thị lang bộ Lề, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán. Vâng lệnh vua Lê Thánh Tông, ông biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư (bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại).


    2. Đại Việt sử kí toàn thư được hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử nước ta từ thời Hổng Bàng cho đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428). Bộ sử này dược biên soạn dựa trên cơ sở cuốn Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ở thời Trần và Sử kí tục hiên của Phan Phu Tiên ở đầu thời Hậu Lê.


    3. Đại Việt sử kí toàn thư thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học cao như là một minh chứng về thời kì “văn sử triết bất phân”. Đại Việt sử kí toàn thư chép sử theo lối biên niên, ở đó, mỗi nhân vật, mỗi sự kiện lịch sử được đề cập thường gắn liền với một câu chuyện hấp dẫn, để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Đặc biệt khi ghi chép về cằc nhân vật lịch sử, tác phẩm đã không chỉ chú ý đến các sự kiện mà còn chú ý đến tâm lí, thái độ, hành động, tính cách của họ. Do đó chân dung của các nhân vật lịch sử được khắc hoạ khá sinh động và sắc nét, gần gũi với những nhân vật văn học.

    Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho cách viết nói trên. Đọc đoạn trích, ta cảm phục và tự hào về tài năng và đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu (cũng là những bài học làm người) mà ông để lại cho con cháu đời sau.


    II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN

    Câu 1. Qua lời trình bày về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn với vua có thể rút ra được mấy diều cốt yếu:

    - Theo Trần Quốc Tuấn, chống giặc phải tuỳ thời mà tạo thế, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có một khuôn mẫu nào nhất định.

    - Song điều kiện quan trọng nhất để có thể chống giặc thành công là toàn dân phải đoàn kết, phải “cớ được đội quán một lòng như cha con thì mới dùng được'”.

    - Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân để lấm kể sâu rễ bền gốc” (giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không sách nhiễu nhân dân, phải chăm lo đê’ nhân dân có cuộc sống ấm no, sung túc), đó chính là “thượng sách giữ nước vậy”.

    Những câu trả lời đầy tâm huyết trên đây của Trần Quốc Tuấn, quả thực đã thể hiện được tài năng và sự đức độ của người anh hùng dân tộc, một vị tướng không chỉ có trí dũng song toàn, có lòng trung mà còn biết thương yêu dân, trọng dân và chăm lo cho dân hết mực.


    Câu 2. Lúc sắp mất, cha Trần Quốc Tuấn dặn ông rằng: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Đối với lời cha dặn, ông “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. Sau này, ông dùng nó để thử lòng gia nô và hai con trai của mình nhằm phân định người hiền tài và kẻ bạc nhược nhỏ nhen.

    Trước câu trả lời của Yết Kiêu và Dã Tượng: ‘'Làm kế ấy tuy được phú quỷ một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm... Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu...”, Trần Quốc Tuấn “cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người”.

    Trước lời ứng xử thấu tình đạt lí của Hưng Vũ Vương, ông cũng vui mừng và “ngầm cho là phải”. Thế nhưng khi vừa nghe câu trả lời có ý bất trung của người con thứ, Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông đùng đùng nổi giận rút gươm định trị tội đứa con nghịch tử ngay. Khi Quốc Tảng đã được tha rồi, ông còn nhất quyết căn dặn Hưng Vũ Vương không cho Quốc Tảng nhìn mặt òng lần cuối.

    Cách ứng xử của Trần Quốc Tuấn trước gia nô và hai người con ruột, thể hiện lòng trung nghĩa với vua, với nước, không chút mảy may tư lợi. Ông cũng là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn và rất nghiêm trong giáo dục con cái.


    Câu 3. a) Những phẩm chất nổi bật của Trần Quốc Tuấn .

    - Lòng trung quân ái quốc.

    + Lòng trung với vua của người anh hùng dân tộc thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với vận mệnh của quốc gia dân tộc. Lo cho dân cho nước, ông hết lòng, hết sức cung phụng hiến kế lâu dài giúp vua giữ nước an dân (những lời phân tích cặn kẽ với vua về cách dụng binh, cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh).

    + Khi ông bị đặt trong sự lựa chọn giữa chữ hiếu với chữ trung (cha ông vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông nên trước khi mất mới dặn ông lấy cho được giang sơn), ông đã đặt trung lên trên hiếu, đặt nợ nước lên trên tình nhà. Là một tín đồ trung thành của Nho gia nhưng ông đã không hiểu và làm theo quan niệm về chữ hiếu một cách cứng nhắc. Trung hay hiếu đối với ông đều phải lấy đại nghĩa làm đầu. Thái độ của ông đối với Yết Kiêu và Dã Tượng, với Hưng Vũ Vương và Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng khi nghe những câu trả lời của họ, càng tôn thêm tấm lòng trung nghĩa của ông.\

    - Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng, đầy tài năng và mưu lược. Ông từng “lập nên công nghiệp hiếm có", khiến cho bọn giặc phương Bắc khiếp sợ đến nỗi không dám gọi tên. Qua cách ông trình bày với nhà vua về thời và thế, vể tương quan ta - địch, kế sách của địch và cách ứng phó của ta, đặc biệt là việc chú trọng lấy sức mạnh đoàn kết toàn dân làm kế lâu dài, có thể thấy rõ tầm nhìn xa, rộng của một vị tướng tài ba.

    - Đi đôi với lòng trung nghĩa, tài dụng binh thao lược, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao. Ông khiêm tốn, “kính cẩn giữ tiết làm tôi", dù luôn được đức vua trọng đãi và ưu ái rất mực. Ông không bao giờ lạm dụng quyền danh. Ông chủ trương “khoan thư sức dân”, tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, tiến cử nhiều người hiền tài cho đất nước. Chính những điều tốt đẹp mà ông đã gắng công làm khi còn sống mà cho đến khi ông mất, dân gian ta vẫn tin rằng, ông có thể hiển linh phò trợ chống lại tai nạn và dịch bệnh. Trong tín ngưỡng của dân gian, Trần Hưng Đạo đã trở thành một trong bốn vị thánh bất tử đời đời giúp cho sự vững bền của non sông.

    b) Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử:

    Xây dựng nhân vật Trần Quốc Tuấn, sử gia Ngô Sĩ Liên đã đặt ông vào nhiều mối quan hệ (với vua, với cha, với bề tôi, với các con,...) và trong những tình huống có thử thách (tình huống mâu thuẫn giữa trung và hiếu, tình huống khi có giặc mạnh kéo sang, nhà vua muốn thử lòng,...). Cách miêu tả ấy khiến cho nhân vật hiện lên thật sắc nét và sống động, đồng thời càng làm nổi bật lên những phẩm chất cao quý ở ông:

    - Quan hệ với nước: Sẵn sàng vì đại nghĩa quên thân (ông nói với đức vua: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”).

    - Quan hệ với vua: hết mực trung thành.

    - Quan hệ với dân: hết lòng quan tâm lo lắng.

    - Quan hệ với bề tôi và tướng sĩ: tận tâm dạy bảo, trọng hiền tài.

    - Quan hệ với con cái: nghiêm khắc trong giáo dục.

    Như thế, có thể nói, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị tướng toàn tài, toàn đức. Ông không những được nhân dân và quân sĩ ngưỡng mộ mà ngay cả quân giặc cũng một lòng kính phục. Đọc đoạn trích, ta thấy cảm phục và tự hào về Trần Quốc Tuấn, lại cũng không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Sự thu hút ấy chính là nhờ vào tài năng của nhà viết sử.


    Câu 4. Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện:

    Đoạn trích kể về cuộc đời nhân vật theo lối đảo ngược thời gian: bắt đầu bằng một điểm mốc quan trọng trong cuộc đời nhân vật (sự kiện Hưng Đạo Vương ốm nặng), nhằm thu hút sự chú ý quan tâm của người đọc. Sau sự việc ấy, nhà viết sử mới ngược dòng thời gian kể về xuất thân, về tài mạo, hoàn cảnh gia đình, về những sự việc đáng chú ý trong cuộc đời của nhân vật. Tiếp đó, tác giả lại trở về với dòng sự kiện đang xảy ra (chuyện Trần Quốc Tuấn mất, chuyện được phong tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương). Sau những thông tin này, đoạn trích khép lại bằng phần ghi chép công lao và đức độ của nhân vật thông qua những câu chuyện kể sinh động như là phần giải thích cho những tước hiệu tôn quý mà ông được vua ban tặng lúc bấy giờ.

    Cách kể chuyện này khá mạch lạc và khúc chiết - vừa giải quyết được những vấn đề có ý nghĩa then chốt về lịch sử: Nhân vật là ai? Có những đặc điểm gì dáng ghi vào sách sử? - vừa vẫn giữ được mạch chuyện tiếp nối lồ gích với nhũng câu chuyện sinh động, hấp dẫn làm nổi bật chân dung nhân vật.

    Kĩ thuật kể chuyện của nhà viết sử không chỉ thể hiện ở lối kể đảo ngược thời gian nhằm tạo ra cái nhìn đa chiều về nhân vật, vừa diễn tiến vừa hồi ức, mà còn chêm xen những nhân xét khéo léo để định hướng cho người đọc (“ỏng kính cẩn giữ tiết làm tôi như thế đấy”, “thế là dạy đạo trung đó”, “ông lo nghĩ tới việc sau khi mất như thế đấy”, “ông lại khéo tiến cử người tài giỏi”, “ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy”,...).

    Tóm lại, nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích điêu luyện, mang lại hiệu quả cao. Nó giúp người đọc tiếp nhận một cách hứng thú những gì mà nhà viết sử muốn truyền tải.


    Câu 5. Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh “tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì? Chọn một trong các ý sau:

    a) Cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa.

    b) Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giữ nước.

    c) Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân yêu nước và khí phách anh hùng của ông - những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người.

    d) Ý kiến khác.

    Gợi ý: Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương vừa cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân ta thời xưa, đồng thời cũng cho thấy lòng cảm phục và sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc tới mức họ đã thần thánh hoá ông và cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân giữ nước. Hiện nay, ở rất nhiều nơi có đền thờ Trần Hưng Đạo. Dân gian sùng kính tôn ông là Đức Thánh Trần (một trong bốn vị thánh bất tử theo sự suy tôn của họ). Điều đó cho thấy uy đức của Hưng Đạo Vương có ảnh hưởng to lớn và sâu rộng trong thế giới tâm linh của người Việt. Như vậy, đáp án đúng là sự kết hợp của hai phương án a và b.


    III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

    Tóm tắt đoạn trích:

    Gợi ý: Tóm tắt cần thể hiện đầy đủ những khía cạnh về lòng trung với vua, với nước (trong những tình huống có thử thách), về tài năng, đức độ (lòng thương dân, sự quan tâm chăm lo cho tướng sĩ, sự khiêm tốn và cẩn trọng) của Trần Quốc Tuấn.

    Tham khảo đoạn tóm tắt dưới đây:

    Khi Hưng Đạo Vương ốm, Vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách chống giặc. Đại Vương kể khấp xưa nay rồi nói: muốn thắng trận phải tuỳ thời mà tạo thế. Điều cốt yếu là có một đội quân một lòng như cha con. Vả lại phải lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của đấng quân vương.

    Quốc Tuấn có tư chất từ nhỏ. Lớn lên, dung mạo khôi ngô, tuấn tú, tài trí hơn người. Trước khi mất, cha ông dặn phải lấy cho được thiên hạ. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải. Sau ông đem chuyện ấy kể cho gia nô và hai người con trai nghe để phân định người hiền tài, kẻ bạc nhược nhỏ nhen. Tất thảy đều rõ ràng hết cả.

    Quốc Tuấn có công lớn, được Vua ban thưởng, gia phong là Thượng quốc công, Vua còn cho phép ông được quyền phong tước cho người khác. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai.

    Quốc Tuấn từng soạn sách để kêu gọi, khích lệ binh tướng xả thân cứu nước giúp Vua. Ông lại khéo tiến cử rất nhiều người hiền tài cho đất nước. Bản thân Đại Vương cũng từng ra quân hàng trăm trận, lập nên công nghiệp hiếm có, tiếng vang còn truyền đến tận mai sau.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy