Top 10 Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" của Ngô Sĩ Liên
Ngô Sĩ Liên đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm. “Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do ... xem thêm...Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428). Đoạn trích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" nằm trong tác phẩm đồ sộ này. Qua đoạn trích giúp chúng ta thêm cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích đoạn trích mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để làm tư liệu cho bài văn của mình.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 1
Ngô Sĩ Liên là nhà sử học lớn của dân tộc, có công lao trong việc biên soạn bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” theo lệnh của vua Lê Thánh Tông. Đoạn trích “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn” trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” phần “bản kỉ”. Nội dung viết về nhân vật Trần Quốc Tuấn người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Mở đầu, nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn, bộc lộ lòng trung quân ái quốc, nó biểu hiện tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm cao với sơn hà xã tắc. Trong lúc đang lâm bệnh, nhà vua đã tới thăm và hỏi về việc chống giặc phương Bắc, ông đã kể vua về những trận đánh trong lịch sử và nói với vua về việc trị nước là việc khó khăn, phức tạp, sự thành bại dựa vào nhiều yếu tố, việc dùng binh phải linh hoạt không có khuân mẫu nhất định, phù hợp thời thế.
Dùng đoản chế trường, nếu chỉ thấy quân giặc kéo đến như lửa thì dễ chế ngự, nếu tiến chậm, không cần nóng lòng thắng mà cứ từ từ chọn tướng giỏi, tùy tạo thế. Điều quan trọng là toàn dân đoàn kết một lòng,vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, quân đội một lòng như cha con, giặc phải bị bắt. Giảm thuế khóa, bớt hình phạt, cho nhân dân cuộc sống ấm no hạnh phúc, đó chính là thượng sách giữ nước.
Qua đó ta thấy Trần Quốc Tuấn là một vị tướng có tài, mưu lược có tầm nhìn sáng suốt sâu rộng, có tình yêu thương dân, trọng dân và lo cho dân. Trần Quốc Tuấn có lòng chung nghĩa không ai sánh bằng, ông mang lời cha dặn ra để hỏi những người gia nô và vợ con, hai người gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu ông luôn rất tôn trọng họ, còn đem việc quan trọng để hỏi họ. Khi mất, cha ông đã dặn ông dành lấy đất nước, ông luôn ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do mình ông đem lời cha dặn nói với hai gia nô, hai gia nô khuyên can nguyện làm gia nô cả đời chứ không vì chức quan mà bất trung hiếu, để lại tiếng xấu ngàn năm, Quốc Tuấn vô cùng cảm động, khen ngợi hai người họ.
Ông hỏi Hưng Vũ Vương ông ngầm cho là phải, hỏi đến Hưng Nhượng Vương ông rút gươm định giết nhưng vì là con mình ông đành tha nhưng không cho gặp trước khi chết. Qua đó ta thấy ông là người có tấm lòng nhân nghĩa, trung hiếu với nhà vua, dù tài giỏi nhưng chỉ phò trợ vua, và vô cùng nghiêm khắc trong chuyện giáo dục con cái. Ông là một người thận trọng, chín chắn trong mọi việc, có chủ kiến, quyết đoán trong hành động, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình.
Đối với đất nước thì ông sẵn sàng quên thân tận trung báo quốc, ông từng soạn sách khích lệ tướng sĩ dưới quyền, ông tiến cử những người tài ra giúp nước, ông được vua cho phép ông được quyền phong tước cho người khác nhưng ông chưa bao giờ phong cho ai cả, khi nhà Hồ vào cướp , ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp quân lương, mà chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không dám cho làm lang tướng thật, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Đối với giặc ông không hề nương tay nếu chúng cứ tiếp tục muốn xâm lược, bọn giặc rất sợ ông và rất nể phục.
Khẳng định tài năng và đức độ của Trần Quốc Tuấn. Khi sắp ra đi ông dặn dò con phải hỏa táng rồi trôn mình trong vườn không cho ai biết làm sao cho xương nhanh mục, để ông vĩnh viễn biến mất khỏi thế gian này. Ông đã để lại những lời dặn dò trân thành và đầy yêu thương cho con mình. Cách kể chuyện ngắn gọn, cô đọng mà tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện, không theo trình tự thời gian nhưng vẫn mạch lạc, khúc chiết, nhân vật được khắc họa sống động, mang màu sắc huyền thoại nhằm ca ngợi tài năng của Hưng Đạo Vương.
Đoạn trích có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đã khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn tài năng, đức độ mẫu mực sáng ngời, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 2
Thời trung đại, văn – sử – triết bất phân là hiện tượng thường thấy trong một văn bản ngôn từ. Đó cũng chính là lí do khiến nhiều câu chuyện lịch sử lại có giá trị văn học lớn lao. Từ những trích đoạn trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam thời trung đại: tinh thần yêu nước.
Cùng với lòng nhân đạo, yêu nước là một trong các phẩm chất tuyệt đẹp của con người Việt Nam mọi thời đại. Một trong những biểu hiện của yêu nước là lòng tự hào dân tộc. Các trích đoạn Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ thể hiện một cách sâu sắc niềm tự hào của Ngô Sĩ Liên về những bậc anh hùng dân tộc, những điển hình yêu nước tiêu biểu của nhân dân, đất nước. Niềm tự hào đó được thể hiện trong nghệ thuật xây dụng nhân vật và cảm hứng ngợi ca nhân cách tuyệt đẹp của Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ. Trong Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng một bức chân dung tuyệt đẹp về một con người toàn đức toàn tài.
Qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh, bất cứ ai cũng nhận thấy tinh thần hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân của Quốc Tuấn. Suốt cuộc đời, Trần Quốc Tuấn đã thờ trọn chữ “trung”. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh thử thách đặc biệt. Trần Quốc Tuấn không quên mối hiềm khích giữa cha ông (An Sinh Vương) và Trần Thái Tông. Ông cũng không quên lời dặn dò của cha mình trước khi lâm chung. Bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”.
Nhưng khi đươc nắm binh quyền trong tay, Trần Quốc Tuấn đã đặt “trung” lên trước “hiếu”, đặt nợ nước lên tình nhà. Hay nói cách khác, ông đã không hiểu chữ “hiếu” một cách cứng nhắc. “Trung” và “hiếu” đều bị chi phối bởi nghĩa lớn đối với đất nước. Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với Yết Kiêu, Dã Tượng (cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người), đối với Hưng Vũ Vương (ngầm cho là phải) và đối với Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tuấn (rút gươm kể tội) khi nghe câu trả lời của họ càng tôn thêm lòng trung nghĩa của ông. Có thể nhận thấy ở Trần Quốc Tuấn tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước.
Lòng trung quân ái quốc của trần Quốc Tuấn lại đi vùng với tài năng mưu lược. Ông đã phò giúp hai vị vua nhà Trần chống giặc ngoại xâm, trấn an nhân dân. Tài đức của ông khiến quân giặc phương Bắc còn khải kính cẩn, nể sợ: Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Vương Vương Trần Quốc Tuấn mà không dám gọi tên. Ông để lại câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng” và cống hiến cho đời sau những tác phẩm quân sự có giá trị (Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư). Qua cách ông trình bày với vua về thời thế, tương quan ta – địch, sách lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là chú trọng đoàn kết sức mạnh toàn dân, có thể thấy rõ tầm nhìn sáng suốt, xa rộng của vị tướng tài ba.
Không chỉ trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao. Dù được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông chủ trương khoan thư sức dân, vì hiểu dân là gốc của nước. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Giã Tượng, Yết Kiêu, là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự.
Ông cẩn thận tính toán phòng xa việc hậu sự của mình. Trong tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, ông còn linh hiển phù trợ dân chống lại tai nạn,dịch bệnh: Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp bưng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn. Cuộc đời Trần Quốc Tuấn có bao nhiêu câu chuyện đáng được kể để nêu gương nhưng người viết đã biết chọn lọc những câu chuyện tiêu biểu nhất, hàm súc nhất để ca ngợi vẻ đẹp nhân cách của ông. Không có một sự thấu suốt, am hiểu, không có thái độ tôn kính, Ngô Sĩ Liên không thể viết nên câu chuyện ngắn mà thấm đẫm niềm tự hào như thế.
Một nhân vật lịch sử khác được Ngô Sĩ Liên lựa chọn để ngợi ca chính là Trần Thủ Độ. Khác với cách xây dựng chân dung Trần Quốc Tuấn, ở hình tượng này, tác giả lại đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh có phần gai góc để nhân vật tự bộc lộ mình. Khi có người hặc tội chuyên quyền của Trần Thủ Độ với vua, Trần Thủ Độ không những biện bạch cho bản thân và tỏ lòng thù oán, tìm cách trừng trị mà còn công nhận lời nói phải, lại còn thưởng xuyên cho người dám dũng cảm vạch tội lỗi của mình. Qua đó có thể thấy ông là người phục thiện, công minh, độ lượng và có bản lĩnh.
Nghe Linh Từ Quốc Mẫu khóc và mách về tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, Trần Thủ Độ không bênh vợ bắt tội tên quân hiệu mà tìm hiểu rõ sự việc rồi còn khen thưởng kẻ giữ đúng luật pháp. Câu chuyện thứ hai này thể hiện sự chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân trong nhân cách Trần Thủ Độ. Có người chạy chọt nhờ Linh Từ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương – một chức dịch nhỏ trong xã, nhưng ông đã dạy thêm cho tên này một bài học: muốn làm chức quan ấy hắn phải chịu chị chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác do xứng đáng mà được cử. Qua đó, có thể thấy ông giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích.
Và chuyện thứ tư, vua muốn phong chức tướng cho An Quốc, anh của Trần Thủ Độ nhưng ông thẳng thắn trình bày quan điểm: chỉ nên lựa chọn người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai an hem sẽ làm rối việc triều đình. Câu chuyện cho thấy Trần Thủ Độ luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, gây bè kéo cánh.Có thể nói chí công vô tư, thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh là những phẩm chất đáng quí trong nhân cách của Trần Thủ Độ khiến tác giả Đại Việt sử kí toàn thư không thể không đề cao, kính mến. Những phẩm chất của Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ là những phẩm chất làm nên nhân cách bất tử, vĩ đại của hai người con trong lòng dân tộc.
Những câu chuyện ngắn của Ngô Sĩ Liên đã khắc họa chân dung nhân cách tuyệt đẹp của hai con người. Thái độ tự hào, ngợi ca, kính trọng công đức, tài trí đối với Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ chính là biểu hiện lòng yêu nước của sử gia vĩ đại. Cùng với nhiều sáng tác thơ văn khác, Đại Việt sử kí toàn thư nói chung và hai đoạn trích nói riêng đã làm nên diện mạo nội dung yêu nước của văn học trung đại Việt Nam.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 3
Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của thưở “BÌnh Nguyên”,văn võ song toàn,tên tuổi của ông gắn liền với chiến công Bạch Đằng giang bất tử.Trong Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên,Trần quốc Tuấn hiện lên với những khắc họa sắc nét của tác giả, cùng với đó là những câu truyện sinh động để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.
Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc họạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư không đơn điệu theo trình tự thời gian. Chúng ta có thể thấy được mạch kể của bài viết như sau:
Mở đầu tác giả nêu lên sự kiện khác thường để tạo ra một mốc thời gian đáng chú ý: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Với quan niệm “thiên nhân tương dữ" tức là giữa trời và người có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sao sa là điểm xấu, dự báo một nhân vật có vai trò trọng yếu đối với quốc gia (vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn với dân tộc) sắp qua đời. Điềm báo này ứng vào việc Hưng Dạo Dại Vương ốm. Hưng Dạo Dại Vương ốm, vua ngự tới thăm và ông đã dặn dò vua những điều tâm huyết. Vậy, Hưng Dạo Dại vương là ai? Đó là Trần Quốc Tuấn với những nét riêng về hoàn cảnh xuất thân, về tướng mạo và những sự kiện đáng chú ý trong đời. Sau khi Trần Quốc Tuấn mất, ông được vua phong tặng rất trọng hậu vì có-nhiều công lao to lớn đối với đất nước và có phẩm chất, đức độ đáng kính phục.
Phần đầu nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn. Có thể nói đây là những lời vàng ngọc của vị thánh nhân Đại Việt khi vua Trần ngự tới thăm ông và hỏi ông: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào? Đại Vương đã nhắc lại những kinh nghiệm lịch sử, những bài học lịch sử: Triệu Vũ dùng kế "thanh dã” và phục kích mà đánh tan quân nhà Hán; đời nhà Đinh, nhà Lê thì “dùng người tài giỏi”, “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống”. Thời nhà Lí, nhờ "có thế” mà Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm đến trận Mai Lĩnh. Thời nhà Trần, khi Tọa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây”, nhưng “vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”.
Giặc dùng trường trận thì ta dùng đoàn binh để chế ngự, để tuỳ thời tạo thế, và phải có một đội quân "một lòng như cha con Thượng sách giữ nước là "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Mưu lược trong dụng binh, xây dựng quân đội (phụ tử chi binh), dùng đoản binh chế trường trận, bồi dưỡng sức dân, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc – là những bài học sâu sắc để giữ nước và dựng nước mà Trần Quốc Tuấn để lại cho dân tộc ta muôn đời sau.
Phần thứ hai, Ngô Sĩ Liên nói về tư chất và tính cách của Trần Quốc Tuấn. Ông là con Yên Sinh Vương Trần Liễu. Lúc mới sinh ra, có một ông thầy tướng xem cho và bảo: “người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn “dung mạo khôi ngô”, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ”. Tác giả kể lại mối hiềm khích giữa An Sinh Vương và Trần Thái Tông, lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn chí “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. Chuyện Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn nói với Dã Tượng, Yết Kiêu, với các con, và thái độ của ông, lúc thì "cảm phục đến khóc, khen ngợi… lúc thì “ngầm cho là phải ”, lúc thì nổi giận quát Quốc Tảng là “tên loạn thần…đứa con bất hiếu ”, rút gươm toan chém – tất cả đều thể hiện tấm lòng trung nghĩa của vị Quốc công, xoá hận thù riêng, đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết.
Phần thứ ba nói về đức độ “kính cẩn giữ tiết làm tôi” của Trần Quốc Tuấn. Tuy chức trọng quyền cao, được nhà vua cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, nhưng "Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào”. Vì thế, mùa thu ngày 20 tháng 8 ta (năm 1300), ông mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, nhà vua và triều đình đã tặng ông là "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Vua Thánh Tông soạn bài văn bia, ví ông với Thượng phụ ngày xưa. Điều đó cho biết Trần Quốc Tuấn được trọng vọng như thế nào.
Qua đoạn trích, người đọc yêu mến, tự hào về vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Đó là mục đích và cũng là thành công của nhà viết sử Ngô Sĩ Liên. Ngày nay, ông đã được tôn vinh là một trong những tướng lĩnh kiệt xuất của thế giới, là Danh nhân văn hoá thế giới.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 4
Ngô Sĩ Liên là sử quan xuất sắc đời Lê, góp phần chủ yếu trong việc sưu tầm, bổ sung và soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam còn được giữ lại nguyên vẹn cho tới ngày nay,đây là một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học trung đại.
Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh-mất người làng Trúc Lý,huyện Chương Đức nay là huyện Chương Mỹ tĩnh Hà Tây.Ông đỗ tiến sĩ năm 1442,dưới triều Lê Thái Tông,được cử vào Viện Hàn Lâm,đền dời Lê Thánh Tông ông giữ chức Hữu Thị Lang bộ lễ,Triều Liệt đại phu kiêm Tư Nghiệp Quốc Tữ Giám.Tu soạn Quốc sử giám Ông vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn bọ đại việt sử ký toàn thư.
Đại Việt sử ký toàn thư là cuốn sách lớn chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam,được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên) và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này.
Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt, tác phẩm vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ vừa có giá trị sử học,vừa có giá trị văn học. Qua các sự kiện về cuộc đởi Trần Quốc Tuấn bài viết khắc họa chân dung nhân vật lịch sử HDDVTQ Tuấn, nêu cao phẩm chất TQT là một con người trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, đức dộ lớn lao. Lòng trung vời vua của TQT thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với dát nước phẩm chất trung quân của ông thể hiện ngay từ đầu đoạn trích.
Một hôm ông ốm nặng, vua đến thăm hỏi ông về kế sách giữ nước, Trần Quốc Tuấn lần lượt trình bài với vua về những sách lượt uyển chuyển, binh pháp linh hoạt, khả năng dùng người tài giỏi, phải tùy thời mà tạo thế::”Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước vua hán cho quân đánh nhân dân làm kế thanh dã,Đời Đinh,lê dùng người tài giỏi đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì suy yếu. Trên dưới một dạ, lòng dân không lìa. Vua Lí mở nền,nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm,Liêm đến tận Mai Lĩnh là vì có thế,vua tôi dồng tâm,anh em hòa mục,cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt”, và phải biết:”Khoan thư sức dân”đấy chính là thượng sách giữ nước.
Lòng trung nghĩa và giữ tiết bề tôi của TQT,được đặt trong những hoàn cảnh có thử thách giữa cha ông và Trần Thái Tông:”Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: '[Người này] ngày sau có thể cứu nước giúp đời'."Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Trần Thái Tông – Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được".
Do An Sinh vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con nên năm 1237, Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”.
Đến khi vận nước trong tay,nắm vững binh quyền ong nhớ đến lới cha dặn,nhưng TQT đã đặt trung hiếu lên trên thù nhà,ông thử đem chuyện của mình để thử lòng 2 người gia nô và 2 ngưới con:”Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăn trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm.
Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi, Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?"
Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!" Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ. Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.”Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng. Chính điều này càng làm tôn lên tấm lòng trung nghĩa của ông.
Bản thân ông dù được vua trao quyền phong tước cho người khác,nhưng ông không một lần nào phong tước.Đấy là giữ tiết bề tôi. Đi đôi với lòng trung nghĩa,TQT còn là một vị tướng anh hùng tài ba với tài thao lượt,đức độ lớn lao qua cách ông trình bày với vua về thời thế tượng quan ta địch,sức mạnh của địch,dối sách của ta,tin vào sức mạnh của dân.nhìn xa trông rộng. Khi Thánh tông bảo: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi".
Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng". Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến phương bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn bệnh dịch, nhiều người cầu đảo ông. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.
Trần Quốc Tuấn từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, dụ họ bằng bài Hịch tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền
Ông còn là một người trộng rộng, lo cả việc hậu sư sau khi ông mất,ông dặn con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau phục". Chính vì đức tính tốt đẹp này ma ông đã được nhiều người sùng kính và gọi là Đức Thánh Trần.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 5
Trong lịch sử các triều đại nhà Trần có hai nhân vật nổi tiếng là Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn. Cả hai đều đi vào tầm ngắm của tác giả Đại Việt sử kí toàn thư nhưng mỗi người một cách. Nếu nhân vật Trần Thủ Độ hiện lên như một tính cách, một thứ rường cột quốc gia, một nhà quản lí coi trọng phép nước, giữ vững kỉ cương thì nhân vật Trần Quốc Tuấn được tái hiện toàn diện hơn, cả tài năng, đức độ, tâm huyết của một bậc hiền tài.
Cách kể của tác giả cũng khác. Nếu nhân vật Trần Thủ Độ hiện lên bằng các chi tiết tiêu biểu, chọn lọc như những giai thoại thông qua lối truyện kể dân gian thì nhân vật Trần Quốc Tuấn lại là một chân dung trong hồi kí. Từ hai cái mốc cuối đời là khi ốm và lúc mất, người viết sử đã nhớ lại những gì mà ông để lại cho đời, cho dân cho nước. Cùng với chân dung khách quan của nhân vật còn có sự bình luận đánh giá từ nhiều phía: phía kẻ thù, phía nhà vua, cả tác giả và quần chúng nhân dân đông đảo. Chính vì vậy mà những trang viết về nhân vật lịch sử này giàu chất văn học hơn.
Nói đến một vị đại tướng cầm quân như Trần Quốc Tuấn thì trước hết phải nói đến tài năng thao lược, về phương diện này, nhân vật Trần Quốc Tuấn nổi bật lên. Đâu phải ngẫu nhiên mà kế sách chặn quân xâm lược phương Bắc được ông trình tấu lên vua một cách rõ ràng, cặn kẽ. Ấy là lấy đoản binh chế trường trận. Chiến thuật ấy không có gì là mới vì binh pháp đã nói từ lâu. Kết hợp với phép dụng binh ấy cần phải có một tầm nhìn chiến lược lâu dài. Cái cần trước tiên là tướng giỏi. Nhưng thế nào là tướng giỏi?
Theo Trần Quốc Tuấn thì tướng giỏi là tướng có tài quyền biến, đánh giặc như đánh cờ, tuỳ thời tạo thế. Nhưng có tài chưa đủ. Tướng giỏi còn phải là người có tâm, có đức. Có như thế mới có được đội quân một lòng như cha con. Cái cần thứ hai là được nhân dân ủng hộ. Muốn được nhân dân ủng hộ thì không một cách nào khác hơn là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Cái nhìn có tầm vĩ mô chiến lược ấy phải chăng là của riêng Trần Quốc Tuấn? Cái nhìn ấy đã xâu chuỗi lại bao nhiêu chiến tích vẻ vang từ thời Triệu Đế, thời Đinh, thời Lê, thời Lí, thời Trần.
Thời Triệu Đế, có nhân dân làm kế “thanh dã”. Thời Đinh, Lê thì “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa”. Còn mới đây nhất vào triều đại nhà Trần có được hậu thuẫn quan trọng là “vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà cố sức” mà quân giặc phải tan. Không nằm trong binh Pháp Tôn Tử, kế sách ấy là của Trần Quốc Tuấn. Sau này nó trở thành đường lối của cuộc chiến tranh nhân dân thời hiện đại.
Cách ứng xử của Trần Quốc Tuấn thật là mẫu mực. Đối với bề trên (nhà vua) thì Trần Quốc Tuấn “kính cẩn giữ tiết làm tôi”. Vì có công lớn mà được quyền phong tước cho người khác, nhưng “Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào”. Điển hình nhất là khi ra lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra để cấp lương quân, ông chỉ cho làm “lang tướng giả chứ không dám cho họ tước lang tướng thực. Có quyền lực trong tay mà không bao giờ lạm dụng quyền lực, trong lịch sử các danh nhân Đại Việt, hiếm có một con người như thế.
Đối với tướng sĩ dưới quyền Trần Quốc Tuấn tin họ như tay chân. Việc cha ông có hiềm khích với Trần Thái Tông là việc lớn. Không tham bác ý kiến của ai trong hoàng tộc, Trần Quốc Tuấn lại tâm sự và lắng nghe ý kiến của hai kẻ gia nô. Một mặt, dạy đạo trung cho họ (trong Hịch tướng sĩ, ông gọi là đạo “thần chủ”), một mặt ông hết lòng tiến cử họ. Một loạt các danh nhân nước Đại Việt từ đó mà nên. Những Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông. Còn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm… đều là môn khách của ông cả.
Chuyện khó xử nhất là chuyện giải quyết mối bất hoà giữa thân phụ Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương với vua Trần Thái Tông. Nói cho thật khách quan thì lỗinày thuộc về Trần Thủ Độ. Nhưng vì là lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn không khỏi bận lòng. Mâu thuẫn giữa chữ “hiếu” với chữ “trung” giải quyết thế nào cho phải. Được hiếu thì mất trung, được trung thì mất hiếu. Tình thế phức tạp này dễ đẩy Trần Quốc Tuấn vào thế trở đi mắc núi trở lại mắc sông, mặc dù thâm tâm, Trần Quốc Tuấn đã nghiêng về một phía.
Trước lời căn dặn của cha, tuy hết sức lắng nghe nhưng đã “không cho là phải”. Song, sự nhạy bén của lương tri không đủ sức vượt qua cái bức tường vô hình mà nghiệt ngã. Phải bối rối lắm, Trần Quốc Tuấn mới đem tâm sự mà hỏi Dã Tượng và Yết Kiêu. Nghe xong Quốc Tuấn cảm phục đến phát khóc và không ngớt lời khen ngợi hai kẻ gia thần. Mà câu nói của họ nào có phức tạp gì đâu: “Làm kế ấy tuy được phú quý một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin giết chết già làm gia nô chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi!”.
Trần Quốc Tuấn cảm động về lòng thành thực của họ và khóc cho lời đáp sáng tỏ mà mình vừa tìm được trước một ngã ba đường. Thật là “Được lời như cởi tấm lòng”, Trần Quốc Tuấn như đã có chân lí ở trong tay. Đó là hòn đá thử vàng để phân biệt đúng sai, thuận nghịch. Trắng, đen đến lúc này không còn được phép lẫn lộn. “Trắng” thì ngầm cho là phải. Còn “đen” thì ông rút gươm ra dù người đó là con ruột của mình. Trên đời này, cái khó nhất là chuyện riêng tư. Nhưng ngay cả chuyện riêng tư ở Trần Quốc Tuấn không bao giờ khuất tất, không bao giờ dối mình và giấu mình. Tấm lòng ấy như tấm bánh bóc ra càng thấm thìa vị ngọt ngon thơm thảo.
Cách đánh giá Trần Quốc Tuấn của đương thời. Nếu phân tuyến địch – ta thì thấy điều kì lạ là: dù địch hay ta với ông đều hết lời ca ngợi. về phía kẻ thù truyền kiếp, dù phải “kính nhi viên chi” cũng tỏ lòng trân trọng “gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên”. Còn về phía ta, từ vua đến dân, từ người kể chuyện đến người nghe chuyện không khỏi ngưỡng phục, tự hào. Vua Trần Thánh Tông tự tay soạn văn bia ở sinh từ của Trần Quốc Tuấn, ví ông với Thượng phụ ngày xưa. Dân gian thì ở vùng châu huyện Lạng Giang, hễ gặp tai nạn là có nhiều người đến cầu đảo, nhờ dựa oai linh ông. Còn đối với đất nước, “mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lợi”. Riêng với tác giả Ngô Sĩ Liên không có chi tiết quan trọng nào về ông mà không có lời bình.
Nhưng lời bình ấy là sự biểu dương khẳng định. Khi thì về sự trung nghĩa như việc “kính cẩn giữ tiết làm tôi”, hoặc răn bảo tướng sĩ dưới quyền “là dạy đạo trung đó”. Khi về thì công tích có một không hai của Trần Quốc Tuấn trong việc tiến cử hiền tài, hoặc nhờ Trần Quốc Tuấn mà “đời Trung Hưng lập nên công nghiệp hiếm có”. Bằng cách đánh giá từ nhiều phía trên đây, nhân vật Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cứ như tỏa ra một thứ hào quang thần thánh. Và sự thật, trong tín ngưỡng dân gian, ông là một bậc thánh từ lâu. Đền thờ ông ở khắp nơi đều được gọi bằng một cái tên chung vô cùng trân trọng: đền thờ Đức Thánh Trần.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 6
Khó có thể hình dung lịch sử Việt Nam sẽ ra sao, triều đại nhà Trần sẽ ra sao nếu không có nhân vật vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Hiếm có con người nào có nhân cách cao cả trọn vẹn như ông. Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng một cách chân xác chân dung tuyệt đẹp của con người toàn đức toàn tài này.
Trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, chúng ta được biết đến một Trần Quốc Tuấn với bao phẩm chất cao đẹp, mà trước hết có thể nhận thấy đó là lòng trung quân ái quốc. Tấm lòng với dân với nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước.
Qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh, bất cứ ai cũng nhận thấy tinh thần hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân của Quốc Tuấn. Suốt cuộc đời, Trần Quốc Tuấn đã thờ trọn chữ “trung”. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh thử thách đặc biệt. Trần Quốc Tuấn không quên môi hiềm khích giữa cha ông (An Sinh Vương) và Trần Thái Tông. Ông cũng không quên lời dặn dò của cha mình trước khi lâm chung. Bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”.
Nhưng khi được nắm binh quyền trong tay, Trần Qưốc Tuấn đã đặt “trung” lên trước “hiếu”, đặt nợ nước lên trên tình nhà. Hay nói cách khác, ông đã không hiểu chữ “hiếu” một cách cứng nhắc. “Trung” và “hiếu” đều bị chi phối bởi nghĩa lớn đốì với đất nước. Thái độ của Trần Quốc Tuân đối với Yết Kiêu, Dã Tượng (cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người), đối với Hưng Vũ Vương (ngầm cho là phải) và đối với Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (rút gươm kể tội) khi nghe câu trả lời của họ càng tốn thêm tấm lòng trung nghĩa của ông. Lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn lại đi cùng với tài năng mưu lược.
Với tài năng ấy, ông đã phò giúp hai vị nhà Trần chống giặc ngoại xâm, trấn an nhân dân. Tài đức của ông khiến quân giặc phương Bắc còn phải kính cẩn, nể sợ: Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là Án Nam Vương Vương Trần. Quốc Tuấn mà không dám gọi tên. ông để lại câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” và cống hiến cho đời sau những tác phẩm quân sự có giá trị (Binh gia diệu lí yếu lứợc, Vạn Kiếp tông bí truyền thư). Qua cách ông trình bày với vua về thời thế, tương quan ta – địch, sách lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là chú trọng đoàn kết sức mạnh toàn dân, có thể thấy rõ tầm nhìn sáng suốt, xa rộng của vị tướng tài ba.
Không chỉ trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao. Dù được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông chủ trương khoan thư sức dân, vì hiểu dân là gốc của nước. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Giã Tượng, Yết Kiêu, là gia thần của ông, có dự công dẹp ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Ông cẩn thận tính toán phòng xa việc hậu sự của mình. Tròng tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, ông còn linh hiển phù trợ dân chống lại tai nạn, dịch bệnh. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.
Những câu chuyện ngắn của tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc hoạ chân dung nhân cách tuyệt đẹp một con người. Thái độ ngợi ca, kính trọng công đức, tài trí của Ngô Sĩ Liên đối với Trần Quôc Tuấn cũng chính là thái độ của mọi thế hệ sau này. Dân tộc, nhân dân Việt Nam không thể không tự hào bởi có những người con đã làm rạng danh tổ tông, đất nước như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 7
Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên là tập biên niên sử nhưng mang đậm chất văn học (theo tinh thần "vãn sử bất phân” của thời trung đại). Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được để cập đến thường kèm theo những câu chuyện sinh động, để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Chân dung các nhân vật lịch sử thường được tác giả khắc hoạ khá sắc nét. Đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những ví dụ tiêu biểu cho cách viết nói trên.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những vị anh hùng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông giữ vai trò trụ cột của nhà Trần và là vị tướng có đóng góp to lớn trong ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông - Nguyên. Với tầm vóc lịch sử quan trọng và những phẩm chất tốt đẹp của một vị tướng tài, sau khi mất, ông đã được nhân dân thần thánh hoá và được lập đền thờ trên khắp nước Nam.
Qua bài viết, tác giả Ngô Sĩ Liên đã xây dựng thành công một hình tượng đẹp đẽ về người anh hùng văn võ song toàn. Những câu chuyện phản ánh cách ứng xử của Trần Hưng Đạo đối với nhà vua, với các tướng lĩnh, với người thân và những mẩu chuyện nhỏ về đời riêng đã thể hiện tính cách và phẩm chất quý báu của ông. Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc hoạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư không đơn điệu theo trình tự thời gian. Chúng ta có thể thấy được mạch kể của bài viết như sau: Mở đầu tác giả nêu lên sự kiện khác thường để tạo ra một mốc thời gian đáng chú ý: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Với quan niệm "thiên nhân tương dữ" tức là giữa trời và người có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sao sa là điểm xấu, dự báo một nhân vật có vai trò trọng yếu đối với quốc gia (vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn với dân tộc) sắp qua đời. Điềm báo này ứng vào việc Hưng Dạo Đại Vương ốm.
Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và ông đã dặn dò vua những điều tâm huyết. Vậy, Hưng Đạo Đại vương là ai? Đó là Trần Quốc Tuấn với những nét riêng về hoàn cảnh xuất bản, về tướng mạo và những sự kiện đáng chú ý trong đời. Sau khi Trần Quốc Tuấn mất, ông được vua phong tặng rất trọng hậu vì có - nhiều công lao to lớn đối với đất nước và có phẩm chất, đức độ đáng kính phục.
Cách kể chuyện mạch lạc, khúc chiết của tác giả vừa giúp người đọc hình dung được nhân vật là ai, có những đặc điểm gì đáng đưa vào lịch sử, vừa giữ được mạch chuyện với những chi tiết sinh động, hấp dẫn, làm rõ nét chân dung nhân vật.
Phẩm chất nổi bật nhất của Trần Quốc Tuấn là lòng trung quân ái quốc. Lòng trung quân của ông thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao đối với sơn hà xã tắc. Khi được nhà vua hỏi về việc chống giặc: Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc sang xâm lược thì kế sách như thế nào? thì Hưng Đạo Đại Vương đã hiến những kế sách đúng đắn và sáng suốt:
Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế "thanh dã”, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Dời Dinh, Lê dùng được người tài giỏi, đất phương Nam mỗi mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lí mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đốn tận Mai Linh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt.
Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thố, có được đội quân, một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.
Sau khi đưa ra những bài học trị nước, Trần Quốc Tuấn đã khẳng định rằng trị nước là một công việc phức tạp, khó khăn, sự thành bại phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tuỳ thuộc từng hoàn cảnh cụ thể mà đấng quân vương có kế sách phù hợp. Để chống giặc, có thể dùng kế thanh dã (vườn không nhà trống), biết dùng người tài giỏi và đoàn kết toàn dân, để lòng dân không lìa cũng là bài học quý giá. Kế sách trị nước còn là vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức để đánh đuổi ngoại xâm. Kế sách phù hợp ắt sẽ thành công. Câu trả lời của Hưng Đạo Đại Vương chứa đựng những kế sách trị nước quý giá, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một thiên tài. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và tư tưởng thân dân. Hạt nhân của kế sách trị nước chính là khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc.
Qua lời lẽ Hưng Đạo Đại Vương trình bày với vua vế thời thế, về mối tương quan giữa ta và địch, chiến lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là coi trọng đến sức mạnh đoàn kết toàn dân, chúng ta thấy rõ ông là nhà quân sự có tài năng kiệt xuất. Vậy Hưng Đạo Đại Vương là ai? Tác giả lần lượt nêu vài nét chính trong tiểu sử và kể những của chuyện nhỏ về cuộc đời ông: Quốc Tuấn - con An Sinh Vương, lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: "Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời". Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ.
Lòng trung quân của Trần Quốc Tuấn dược đặt trong hoàn cảnh có nhiều thử thách: Mối hiểm khích giữa thân phụ của ông là An Sinh Vương Trần Liễu với vua Trần Thái Tông rất khó hoà giải. Trước khi qua đời, người cha trăng trối rằng: Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mất được. Trần Quốc Tuấn ghi để hiểu đó trong lòng, nhưng không cho là phải. Bị đặt vào tình thế mâu thuẫn gay gắt giữa hiếu và trung, nhưng Trần Quốc Tuấn đã đặt chữ trung lên trên chữ hiếu, nợ nước lên trên tình nhà. Hay nói khác đi, ông đã không thực hiện đạo hiếu một cách cứng nhắc. Trung cũng như hiếu ở Trần Quốc Tuấn đều được chi phối bởi nghĩa lớn là trách nhiệm đối với đất nước.
Vì thiết tha với vận mệnh đất nước nên Hưng Đạo Đại Vương luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên quyền lợi của bản thân và gia đình. Lúc đã nắm quyền hành trong tay, Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ngày nào ra hỏi hai gia nô là Dã Tượng Yết Kiêu thì họ can ông: Làm kế ấy tuy phú quý một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chốt già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu...
Thái độ của Yết Kiêu, Dã Tượng khiến Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Lần khác, Quốc Tuấn vờ hỏi con trai là Hưng Vũ Vương: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?". Hưng Vũ Vương trả lời: "Dẫu khác họ cũng còn không nên, huống chi là cùng một họ''. Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con trai thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vặn nên có được thiên hạ". Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra". Định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương hay tin vội chạy tó khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mời cho Quốc Tảng vào viếng".
Sau khi mất, Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng rất trọng hậu: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhà viết sử lí giải tại sao mà ông lại được phong tặng rất hậu như vậy. Thông thường, các nhân vật lịch sử sau khi chết mới được khẳng định tài năng và nhân cách các quý qua hàng loạt chi tiết, sự việc đã được chọn lọc. Cách làm đó là theo tinh thần "cái quan định luận” có nghĩa là đóng nắp quan tài rồi mới có thể khẳng định đúng đắn về giá trị của nhân vật đó.
Ở đoạn này, tác giả nhận xét rằng đi đôi với lòng trung nghĩa và tài cầm quân dẹp giặc, Trần Quốc Tuấn còn có đức độ lớn lao. Ông khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết của bề tôi dù được vua trọng đãi rất mực, luôn coi là bậc thượng phụ (là thầy, là cha). Lúc ông còn sống, đích thân vua Thánh Tông đã soạn văn bia ở sinh từ của Quốc Tuấn và cho phép ông được quyền phong tước cho người khác... Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Ông cẩn thận phòng xa trong việc hậu sự: Khi sắp mất, ông dặn con rằng "Ta chết thì phải hoả táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây. Như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục.
Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền nên bỏ công soạn sách để dạy bảo khích lệ họ: Quốc Tuấn lại từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền dẫn chuyện Kỉ Tín chết thay để cứu thoát Hán Cao, Do Vu giơ lưng chịu giáo để cứu Sở Tử. Thế là dạy đạo trung đó. Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dù, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy.
Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi", Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng' Vì thế, đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn, dịch bệnh, nhiều người cầu đảo ông. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền đình, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.
Trong tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, Hưng Đạo Đại vương vẫn thường linh hiển để phò trợ dân chúng chống lại tai nạn, dịch bệnh và giặc ngoại xâm. Ông đã thực sự trở thành một vị phúc thần của dân chúng. Có thể nói Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là mẫu mực của một vị tướng: tài đức vẹn toàn, không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng vô cùng kính phục.
Qua đoạn trích, người đọc yêu mến, tự hào về vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Đó là mục đích và cũng là thành công của nhà viết sử Ngô Sĩ Liên. Ngày nay, ông đã được tôn vinh là một trong những tướng lĩnh kiệt xuất của thế giới, là Danh nhân văn hoá thế giới. Dân tộc Việt Nam rất tự hào về vị anh hùng kiệt xuất Trần Quốc Tuấn.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 8
Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả Ngô Sĩ Liên, tác phẩm đã ghi chép chân thực về các nhân vật lịch sử thông qua những câu chuyện cụ thể, mang đến những ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả. Chân dung và tính cách của các nhân vật lịch sử hiện lên rõ nét trong tác phẩm. Trích đoạn “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người tướng lĩnh tài ba, mưu lược, một người anh hùng nổi tiếng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ông từng có những đóng góp quan trọng để làm nên chiến thắng chống quân Nguyên Mông lừng lẫy, ở tư cách một vị quan triều thần, Trần Quốc Tuấn là trụ cột của nhà Trần. Với những công lao và đóng góp to lớn của mình, sau khi mất, Trần Quốc Tuấn được nhân dân thần thánh hóa và được lập đền thờ cúng ở nhiều nơi. Có những vần thơ về công lao của Trần Quốc Tuấn như sau:
“Trần Quốc Tuấn Hưng Đạo Đại Vương
Chiến công hiển hách rạng ngàn phương
Cứu dân một kiếp xây giềng mối
Dẹp giặc ba lần giữ kỷ cương”
Trong đoạn trích này, tác giả Ngô Sĩ Liên đã xây dựng hình tượng của Trần Quốc Tuấn là một con người hết lòng vì triều đại, một người anh hùng văn võ toàn tài. Nhà văn đã dựng lên những câu chuyện mà Trần Hưng Đạo cư xử với vua Trần cũng như những tướng lĩnh và những người dưới trướng của mình đã thể hiện được những phẩm chất quý báu trong con người ông.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được đặt trong nhiều mối quan hệ và nhiều tình huống mang tính thử thách khác nhau, qua những tình huống đã đã thể hiện được tính cách, phẩm chất của ông. Tác giả Ngô Sĩ Liên đã rất thành công khi miêu tả nhân vật thông qua những chi tiết chọn lọc, mang đến những ấn tượng sâu sắc cho độc giả. Mở đầu đoạn trích, tác giả Ngô Sĩ Liên đã trình bày một hiện tượng xấu mang điềm báo không tốt, đó là: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Trong quan niệm của người xưa thì giữa trời đất và con người luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hiện tượng sao sa là một điềm báo xấu, và điềm báo này đã ứng với việc Hưng Đạo Vương lâm bệnh.
Với cách kể chuyện mạch lạc,minh triết, tác giả Ngô Sĩ Liên làm cho người đọc, người nghe hình dung chân thực về nhân vật Trần Quốc Tuấn, công lao cũng như sự nghiệp của ông. Trong những phẩm chất tốt đẹp của Trần Quốc Tuấn, phẩm chất nổi bật nhất là tấm lòng trung quân ái quốc. Cả đời Trần Quốc Tuấn đã cống hiến tài năng và sức lực cho đất nước, thể hiện được tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm sâu sắc với dân tộc, điều này được thể hiện cụ thể qua chi tiết vua Trần hỏi về việc đánh giặc, Trần Quốc Tuấn đã hiến cho nhà vua những kế sách sáng suốt.
Sau khi đã bày ra những kế sách đánh giặc, Hưng Đạo Vương đã khẳng định việc trị nước là một công việc vô cùng khó khăn, phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do vậy, tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà nhà vua có thể đưa ra những kế sách phù hợp. Theo Trần Quốc Tuấn, khi đánh giặc có thể áp dụng chính sách vườn không nhà trống, đồng thời phải biết trọng dụng những con người hiền tài, tiến hành đoàn kết nhân dân để tạo sức mạnh tổng hợp có thể đánh đuổi ngoại xâm.
Câu trả lời của Hưng Đạo Vương đối với vua Trần không chỉ đưa ra được những kế sách hữu ích mà còn thể hiện được tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của một người anh hùng thiên tài. Trong những kế sách chống giặc, Trần Quốc Tuấn cũng nhấn mạnh vào việc đoàn kết nhân dân, đề cao tư tưởng thân dân. Đây là một tư tưởng đúng đắn, thể hiện trí tuệ hơn người. Gặp gỡ trong tư tưởng thân dân, trong tác phẩm Bình ngô đại cáo tác giả Nguyễn Trãi cũng đã từng viết:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Qua những lời phân tích của Trần Quốc Tuấn với nhà vua về mối quan hệ của ta và địch, về những đối sách chống giặc cũng như việc đề cao tinh thần đoàn kết nhân dân đã thể hiện được tài năng hơn người của nhà chính trị kiệt xuất.
Để mở rộng cái nhìn của người đọc, người nghe với nhân vật, tác giả đã giới thiệu cụ thể về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương, ngay từ khi mới sinh ra ông đã được thầy tướng nhận định mai sau sẽ là một con người kiệt xuất, dung mạo, tài năng hơn người.
Tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn cũng được đặt trong nhiều hoàn cảnh mang tính thử thách khác nhau. An Sinh Vương và vua Trần vốn có mối hiềm khích khó hòa giải, trước khi mất, An Sinh Vương đã gọi Trần Quốc Tuấn vào và dặn dò phải giành lại thiên hạ, như vậy dưới suối vàng ông mới có thể nhắm mắt. Trần Quốc Tuấn tuy đồng ý với cha nhưng lòng lại không cho là phải.
Dù bị đặt vào tình thế buộc phải lựa chọn giữa trung và hiếu thì Trần Quốc Tuấn đã quyết định chọn trung lên trên chữ hiếu, đặt vận mệnh quốc gia lên trên tình cảm của cá nhân. Trần Quốc Tuấn đã thử thách những người con và những người thân cận của mình về lời dặn dò của An Sinh Vương để qua đó đánh giá về những người thân cận bên mình. Trước những lời nói của Yết Kiêu, Dã Tượng ông đã cảm động đến khóc, câu trả lời của Hưng Vũ Vương ông ngầm cho là phải. Đến người con trai Vương Quốc Tảng ông đã tức giận và định trị tội vì nói những lời phản nghịch.
Thông qua nhiều tình huống, tác giả Ngô Đình Liên đã xây dựng hìn tượng người anh hùng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thật đáng quý, đó là con người dành cả cuộc đời cho dân, cho nước.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 9
Dân tộc Việt Nam ta có được ngày hôm nay đã phải trải qua lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng không ít những vẻ vang, oanh liệt. Từng trang sử chói loà được viết nên lại xuất hiện hình ảnh một anh hùng tài đức vẹn toàn đã góp sức, góp trí để bảo vệ bờ cõi toàn vẹn. Một trong những vị anh hùng dân tộc mà chúng ta không thể nào quên được đó là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong tác phẩm “ Đại Việt sử ký toàn thư”, cụ thể là qua đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”, tác giả Ngô Sĩ Liên đã khắc họa thành công một anh hùng Trần Quốc Tuấn vừa có tài vừa có đức như thế.
“ Đại Việt sử ký toàn thư” là một tập biên niên sử ghi lại một cách cụ thể và chân thực những sự kiện lịch sử xảy ra ở đất nước ta thời nhà nước Đại Việt. Trước kia, cha ông ta quan niệm “ văn sử bất phân”, do đó, tác phẩm tuy là biên niên sử mà mang đậm chất văn học. Mỗi nhân vật, mỗi sự kiện lịch sử không được ghi lại khô khan mà thường được đề cập kèm theo những câu chuyện sinh động, hấp dẫn bằng một lời kể chuyện lôi cuốn, sâu sắc. Nhân vật Trần Quốc Tuấn trong đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” nhờ vậy hiện lên gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những vị anh hùng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam ta. Thời nhà Trần, ông giữ vai trò trụ cột được vua hết mực tôn trọng và tin tưởng đồng thời cũng là một vị tướng có công lớn trong ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên xâm lược. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là nhân vật mang tầm vóc lịch sử vừa có tài vừa có phẩm chất nên sau khi mất ông được dân chúng lập đền thờ ở khắp mọi nơi trên đất nước. Trong đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng thành công hình ảnh một vị tướng tài ba, đức độ, văn võ song toàn qua các mối quan hệ giữa ông với vua, tướng lĩnh, với người thân…
Tác giả mở đầu đoạn trích bằng mốc thời gian “ Tháng 6 ngày 24, sao sa” như báo trước một điềm chẳng lành, dự rằng sắp có một nhân vật tầm cỡ ra đi. Bởi lẽ theo quan niệm của người xưa, giữa người và trời có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sao sa là một điềm xấu. Điềm xấu ấy dường như đã ứng lên người Trần Quốc Tuấn, ông bị ốm. Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và ông đã dặn dò vua những điều tâm huyết của cõi lòng về kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng suốt: “Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế “ thanh dã”, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Tường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau.”
Kế này Trần Quốc Tuấn hiến cho vua là kế vườn không nhà trống học theo Triệu Vũ thời xưa đánh quân Hán. Ông còn bày cho vua kế dùng người giỏi như thời Đinh, thời Lê, kế lấy nhân dân làm gốc, tướng sĩ, vua tôi trên dưới một lòng để đánh thắng kẻ giặc: “ Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân, một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.”
Theo Trần Quốc Tuấn, trị nước là một quá trình khó khăn và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Muốn trị nước tốt phải xem xét từng hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn kế sách phù hợp. Trị nước là phải đánh giặc, đánh giặc mạnh có thể bằng cách vườn không nhà trống, biết dùng người tài, biết dùng lòng dân, lòng quân… Để trị được nước, đánh được giặc buộc vua tôi phải đồng lòng, đồng ý, hoà thuận, góp sức. Khi ta biết dùng kế sách đúng đắn nhất định sẽ thành công. Đây chính là tổng hợp những kế sách đánh giặc quý báu mà Hưng Đạo Đại Vương đã học và rút ra từ kinh nghiệm. Nó thể hiện hiểu biết, tầm nhìn của một vị tướng thiên tài, một nhà quân sư kiệt xuất. Một đất nước sẽ không bao giờ có được độc lập và hưng thịnh nếu không có tinh thần trên dưới một lòng, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc.
Trần Quốc Tuấn, một vị tướng tài, một nhà quân sư kiệt xuất ấy ngay từ khi sinh ra đã được dự báo “ Người này sau có thể giúp nước cứu đời.” Càng lớn ông càng khôi ngô, thông minh, văn võ song toàn hơn người. Cha của ông là An Sinh Vương Trần Liễu có hiềm khích lớn với vua Trần Thái Tông nên trước khi qua đời dặn con rằng: “ Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.” Trần Quốc Tuấn ghi nhớ điều đó trong lòng nhưng không cho là phải. Đây cũng chính là lúc lòng trung hiếu của ông bị đặt vào tình thế gay gắt buộc phải lựa chọn. Lòng trung với nước bị đặt trong thử thách nhưng ông vẫn vượt lên tất cả, vượt lên chữ hiếu, đặt nợ nước lên tình nhà, một lòng trung quân ái quốc.
Trong lòng luôn thiết tha với dân với nước nên khi gặp người cùng chí hướng, ông hết mực vui mừng. Khi đã nắm quyền hành trong tay, ông đem chuyện xưa về cha kể lại cho hai gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu và con trai là Hưng Vũ Vương, nhận được sự đồng lòng trung nghĩa vì vua, vì nước nhà, Hưng Đạo Đại Vương cảm phục, cho là phải. Còn khi hỏi chuyện đó với người con thứ là Quốc Tảng, Quốc Tảng thưa: “ Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.” Quốc Tuấn tức giận liền rút gươm kể tội “ tên loạn thần từ đứa con bất hiếu mà ra”.
Không chỉ có tài và một lòng trung nghĩa, Trần Quốc Tuấn còn có đức độ lớn lao, luôn khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết. Lúc ông còn sống đã được đích thân vua Thánh Tông soạn văn bia, cho phép ông được phong chức tước cho người khác nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một ai. Khi sắp mất, ông cẩn thận phòng xa việc hậu sự: “ Ta chết thì phải hoả táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục”.
Với tướng sĩ, ông soạn sách để dậy bảo khích lệ họ về đạo trung nghĩa. Ông cử người tài giỏi cho đất nước, là Dã Tượng và Yếu Kiêu. Các môn khách của ông như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Trịnh Dù,…đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Ông lấy được lòng người, nhiều người giỏi đi theo bởi ông có tài mưu lược, anh hùng lại một lòng trung nghĩa, đức độ, không chịu khom lưng chống gối trước quân giặc: “ Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Cũng vì vậy, ông lập nên nhiều công lớn, tiếng vang đến giặc Bắc. Chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên.
Sau khi mất, ông được phong tặng rất hậu là Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, được dân chúng khắp nơi lập đền đình thờ cúng. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã trở thành một vị phúc thần của dân chúng, một mẫu mực vị tướng đại đức vẹn toàn, không chỉ được nhân dân ngưỡng mộ mà còn được quân giặc kính phục.
Như vậy đoạn trích “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” đã khắc họa thành công bức tượng đài về vị anh hùng dân tộc lừng lẫy trong lịch sử: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Qua đó, chúng ta càng thêm tự hào vì lịch sử dân tộc để cố gắng nối bước những anh hùng ấy xây dựng và phát triển nước nhà.
-
Bài văn phân tích "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn" số 10
Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của Đại Việt thuở “Bình Nguyên“, văn võ toàn tài, tên tuổi gắn liền với chiến công Bạch Đằng giang bất tử. Trong “Đại Việt sử kí toàn thư”, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã dành những lời đẹp nhất ca ngợi đức độ, tài năng của Hưng Đạo Đại Vương.
Phần đầu nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn. Có thể nói đây là những lời vàng ngọc của vị thánh nhân Đại Việt khi vua Trần ngự tới thăm ông và hỏi ông: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?” Đại Vương đã nhắc lại những kinh nghiệm lịch sử, những bài học lịch sử: Triệu Vũ dùng kế “thanh dã” và phục kích mà đánh tan quân nhà Hán; đời nhà Đinh, nhà Lê thì “dùng người tài giỏi”, “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống”.
Thời nhà Lí, nhờ “có thế” mà Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm đến trận Mai Lĩnh. Thời nhà Trần, khi Tọa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây”, nhưng “vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”. Giặc dùng trường trận thì ta dùng đoản binh để chế ngự, để tuỳ thời tạo thế, và phải có một đội quân “một lòng như cha con”. Thượng sách giữ nước là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Mưu lược trong dụng binh, xây dựng quân đội (phụ tử chi binh), dùng đoản binh chế trường trận, bồi dưỡng sức dân, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc - là những bài học sâu sắc để giữ nước và dựng nước mà Trần Quốc Tuấn để lại cho dân tộc ta muôn đời sau. Phần thư hai, Ngô Sĩ Liên nói về tư chất và tính cách của Trần Quốc Tuấn.
Ông là con Yên Sinh Vương Trần Liễu. Lúc mới sinh ra, có một ông thầy tướng xem cho và bảo: “người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ”. Tác giả kể lại mối hiềm khích giữa An Sinh Vương và Trần Thái Tông, lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn chí “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”.
Chuyện Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn nói với Dã Tượng, Yết Kiêu, với các con, và thái độ của ông, lúc thì “cảm phục đến khóc, khen ngợi... lúc thì “ngầm cho là phải”, lúc thì nổi giận quát Quốc Tảng là “tên loạn thần...đứa con bất hiếu”, rút gươm toan chém - tất cả đều thể hiện tấm lòng trung nghĩa của vị Quốc công, xoá hận thù riêng, đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết. Phần thứ ba nói về đức độ “kính cẩn giữ tiết làm tôi” của Trần Quốc Tuấn. Tuy chức trọng quyền cao, được nhà vua cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, nhưng “Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào”.
Vì thế, mùa thu ngày 20 tháng 8 ta (năm 1300), ông mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, nhà vua và triều đình đã tặng ông là “Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”. Vua Thánh Tông soạn bài văn bia, ví ông với Thượng phụ ngày xưa. Điều đó cho biết Trần Quốc Tuấn được trọng vọng như thế nào. Qua đoạn trích, ta thấy Ngô Sĩ Liên đã kể lại những mẩu chuyện rất cụ thể và cảm động để làm nổi bật tài năng và đức độ của Trần Quốc Tuấn. Nghệ thuật thuyết minh kết hợp với tự sự để khắc họa chân dung nhân vật lịch sử cho thấy ngòi bút bình sử của Ngô Sĩ Liên thật đặc sắc.
Phần cuối nói về sự linh nghiệm, ứng nghiệm, sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh “tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn” rất giàu ý nghĩa. Điều đó nói lên Trần Quốc Tuấn là hồn thiêng Đại Việt, tình yêu nước thương dân và khí phách anh hùng của ông đã trở thành bất tử trong lòng người; nhân dân tôn kính và ngưỡng mộ ông vô cùng.
Các tác phẩm của Trần Quốc Tuấn như “Binh gia diệu lí yếu lược”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” là tinh hoa, là tài sản tinh thần vô giá của Đại Việt. Ngô Sĩ Liên đã nhắc lại một số tên tuổi như Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu ... là để ca ngợi cái tài “dùng người” và “khéo tiến cử người tài giỏi” cho đất nước, khẳng định Đại Vương “có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy”. Câu nói của Trần Quốc Tuấn trả lời Trần Thánh Tông khi thế nước ngàn cân treo sợi tóc: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” là tượng trưng cho khí phách Đại Việt, cho “hào khí Đông A” sáng rực đến nghìn thu.
Qua đoạn trích “Đại Việt sử kí toàn thư”, ta cảm thấy Ngô Sĩ Liên đã dựng nên một tượng đài kì vĩ, tráng lệ về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng có công lớn nhất trong ba lần kháng chiến đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Kết hợp thuyết minh với tự sự bằng những mẩu chuyện sống, giọng văn thâm trầm, Ngô Sĩ Liên đã tạo nên một bài bình sử đặc sắc, đem đến nhiều lí thú cho người đọc.