Top 8 Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" của La Quán Trung

Bình An 1770 0 Báo lỗi

La Quán Trung (1330-1400) lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử và cũng là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 1

    Đoạn trích này nam ở hồi thứ 21 của Tam quốc diễn nghĩa. Nội dung kể về bữa rượu Tào Tháo đãi Lưu Bị trong thời gian ba anh em Lưu – Quan – Trương tạm thời nương náu trên đất Ngụy để chờ thời cơ ra đi mưu nghiệp lớn. Đề tài của hai người trong bữa rượu là bàn luận về anh hùng và mục đích của Tào Tháo là thăm dò và thử thách Lưu Bị. Hiểu rõ ý đồ đó nên Lưu Bị đã khôn khéo đánh lạc hướng, khiến Tào Tháo không còn nghi ngờ gì nữa. Qua đoạn trích, người đọc có thể hiểu phần nào quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo và sự sáng suốt cùng tính cách khôn ngoan, thận trọng của Lưu Bị.


    La Quán Trung đã vẽ chân dung nhân vật bằng những lời lẽ, cử chí tiêu biểu nhất, chọn lọc nhất, ở đoạn trích này, ta thấy Tào Tháo và Lưu Bị hoàn toàn tương phản về mặt tính cách nhưng đặt cạnh nhau thì tính cách của mỗi nhân vật lại càng thêm nổi bật. Vị trí của đoạn trích này nằm sau đoạn kể về việc ba anh em Lưu – Quan – Trương phải tạm náu mình dưới trướng Tào Tháo. Lúc này, Tào Tháo đang ở thế rất mạnh, còn Lưu Bị, tuy cũng ấp ủ chí anh hùng tạo dựng sự nghiệp lớn lao nhưng thế lực còn quá yếu.


    Tình thế hiểm nghèo chẳng khác nào cá nằm trên thớt. Tào Tháo vốn đa nghi và gian hiểm. Nếu Lưu Bị sơ hở để lộ tung tích thì cầm chắc cái chết. Vì thế mà Lưu Bị hết sức cẩn thận: Huyền Đức bấy giờ sợ Tháo nghi mình có mưu đồ gì, bèn làm một vườn rau ở sau nhà, ngày ngày vun xới, tưới tắm để làm cho Tháo khỏi ngờ. Thế nhưng chuyện ấy Tào Tháo cũng biết.


    Việc Tào Tháo sai Hứa Chử và Trương Liêu là hai dũng tướng thân cận của hắn đến mời tạo ra một tình huống bất ngờ và bất lợi cho Lưu Bị. Trong lúc Quan Vũ và Trương Phi đi vắng, không biết Tào Tháo mời mình đến dinh Thừa tướng để làm gì? Lưu Bị đã giật mình hỏi: Việc gì khẩn cấp thế, hai ông? Từ chối không đi hoặc nấn ná trì hoãn đều bất ổn, Lưu Bị buộc phải theo Hứa Chử, Trương Liêu đến yết kiến Tào Tháo.


    Lưu Bị đến phủ Thừa tướng, Tào Tháo thay cho lời chào bằng câu: Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ! khiến cho Lưu Bị sợ tái mặt. Rồi Tào Tháo dắt Lưu Bị ra sau vườn, nói tiếp: Huyền Đức học làm vườn, chắc không phải là một việc dễ dàng? Lúc bấy giờ, Lưu Bị mới vững dạ đáp một cách tự nhiên rằng: Không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi.


    Tháo vui vẻ kể lại chuyện ngày trước dụ quân sĩ trên đường đi đánh Trương Tú bằng việc nói dối là có rừng mơ trước mặt để cho họ vượt qua cơn khát cháy họng. Rồi hắn bắt sang chuyện là hiện đang có mơ xanh trên cây, lại có nồi rượu vừa mới nấu nên mời Lưu Bị đến tiểu đình uống rượu. Hắn kể lể dông dài như vậy là để tạo cho cuộc gặp gỡ một cái cớ tự nhiên và hợp lí, hòng xua đi thắc mắc trong lòng Lưu Bị Tào Tháo và Lưu Bị vốn hiểu rất rõ về nhau. Tào Tháo để ba anh em Lưu Bị ở gần mình là vì muốn khống chế và thu phục để sử dụng về sau.


    Nguyên nhần dẫn đến chuyện luận anh hùng lại là cơn mưa to sắp kéo đến. Khi quân hầu bẩm là có vòi rồng lấy nước, Tào Tháo và Lưu Bị cùng ngắm xem. Nhân đà, Tào Tháo hỏi Lưu Bị về sự biến hóa của rồng. Đây không phải là chuyện vô cớ mà sâu xa là một điều ám chí, một sự thăm dò. Sự biến hóa của rồng là sự biến hóa của Lưu Bị hay của Tào Tháo? Tào Tháo vốn là một thi sĩ rất giỏi thơ văn nên khi ông ta nói về sự biến hóa của rồng thật hay và nhiều ngụ ý: Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hóa, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể. Rồng ví như anh hùng trong đời.


    Tào Tháo vốn đa mưu túc kế nên đã chủ động lái câu chuyện sang một hướng khác có vẻ tự nhiên nhưng thực ra là cố ý đưa Lưu Bị vào tình thế khó xử: Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng đời nay hẳn đã biết cả, xin thử nói cho nghe. Lời lẽ ấy, giọng điệu ấy là lời lẽ, giọng điệu của kẻ đang nắm quyền chủ động, đang đắc ý gặp thời nên không khỏi huênh hoang, dương dương tự đắc. Đối lại, Huyền Đức vẫn một mực khiêm nhường: Bị này người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng… Bị này được nhờ ơn Thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ thực không được biết.


    Tào Tháo vẫn gặng: Đã đành không biết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ? Đên đây thì Lưu Bị không thể thoái thác, đành đưa ra một vài người như: Viên Thuật ở Hoài Nam, binh lương nhiều, có thể cho là anh hùng được chăng ? Tháo gọi Viên Thuật một cách khinh bỉ là xương khô trong mả, chỉ nay mai là ta bắt được. Lưu Bị nhắc đến Viên Thiệu (anh Viên Thuật) ở Hà Bắc, bốn đời làm tam công… hiện nay như con hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu… có thể cho là anh hùng được chăng ? Tháo lại phủ nhận: Viên Thiệu ngoài mặt mạnh bạo, trong bụng nhút nhát, thích mưu mẹo mà không quyết đoán, làm việc lớn lại lo đến bản thân, thấy lợi nhỏ thì quên mình, không thể gọi là anh hùng được.


    Lưu Bị tiếp tục đưa ra Lưu Cảnh Thăng, nổi tiếng trong tám kẻ tuấn kiệt đương thời, uy danh khắp cả chín châu, Tào Tháo cũng nhận xét đây là kẻ có hư danh nhưng không có thực tài, không phải là anh hùng. Rồi Tôn Sách với sức khỏe đứng đầu xứ Giang Đông cũng bị Tào Tháo cho là nhờ danh tiếng của bố, không phải anh hùng. Đến Lưu Chương, dòng họ nhà vua cũng bị Tào Tháo khinh bỉ gọi là con chó giữ nhà, sao gọi là anh hùng được? Cuối cùng là đến nhóm Trương Tú, Trương Lỗ và Hàn Toại mà Tào Tháo đã từng đích thân dẫn quân đi đánh thì Tháo vỗ tay cười to: Lũ tiểu nhân nhung nhúc ấy thì còn nói làm gì nữa ?


    Qua cuộc đối thoại đó, ta thấy Lưu Bị rất khôn khéo vì ông chí nhắc đến cái sức mạnh trong quá khứ và hiện tại của mỗi nhân vật. Khi nói lên sự hiểu biết và quan niệm của mình về các anh hùng trong thiên hạ, Lưu Bị không hề nhắc đến Tào Tháo chắc vì nhiều lí do. Đó là sự khéo léo, khôn ngoan rất mực. Trái lại, thái độ Tào Tháo rất cao ngạo, khinh bạc, coi thường tất cả, gọi thẳng họ tên, dùng ẩn dụ để chỉ ra sự bại vong tất yếu hoặc sự tầm thường của từng người mà Lưu Bị đã nêu lên. Tào Tháo lúc thì nói, lúc thì cười nói, điệu bộ kẻ cả và sử dụng toàn câu phủ định.


    Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trong khi các nhân vật mà Lưu Bị nêu ra đang có hàng vạn binh giỏi, ngựa tốt, có nhiều tướng lĩnh xuất sắc và đang hùng cứ một phương. Thế nhưng Tào Tháo đã chí ra cái yếu, cái tầm thường cùng sự bại vong của họ. Tầm nhìn của Tào Tháo là tầm nhìn chiến lược sâu sắc. Khi cái thế chân vạc “Ngụy – Thục – Ngô” chưa hình thành mà Tào Tháo với mưu cao, chí lớn đã đưa ra những dự báo tài tình, điều đó cũng thể hiện cuộc đấu trí của Lưu Bị với Tào Tháo gay go đến nhường nào.


    Lưu bị lấy rất nhiều dẫn chứng cốt để Tào Tháo chừa mình ra và bớt nghi ngờ, nhưng Tào Tháo vốn sáng suốt và sắc sảo, hắn không dễ gì buông tha Lưu Bị. Lúc Lưu Bị vờ làm ra vẻ thật thà: Ngoài những người ấy ra, Bị thực không còn biết ai nữa; thì Tào Tháo đột ngột nói thẳng quan điểm của mình không hề che đậy: Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia.


    Bốn tiêu chí mà Tào Tháo nêu ra phải chăng là tự nói về mình? Nếu coi “nhân, trí, dũng” là phẩm chất của người anh hùng thì quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo chưa đầy đủ, nhưng sự thật là với thanh gươm yên ngựa giữa thời Tam quốc loạn lạc, con người này đã giành được chức Thừa tướng, dưới trướng có hàng trăm vạn hùng binh, hàng nghìn kiện tướng đang tung hoành bốn cõi thì đâu phải một người bình thường?! Quan điểm trên cho thấy suy nghĩ của Tào Tháo đôi với người anh hùng là quá lớn, quá cao. Có thể hiểu anh hùng của Tào Tháo chính là những người ôm mộng bá vương, là Thiên Tử ở dưới Trời một bậc. Như vậy là Tào Tháo đã hé lộ bản chất và tham vọng ghê gớm của minh trước Lưu Bị.


    Những tưởng Tào Tháo có ý ngầm khẳng định chỉ có một mình hắn xứng là anh hùng trong thiên hạ nên Lưu Bị đã bớt lo, chỉ hỏi thêm một câu đưa đẩy: Ai có thể xứng đáng được như thế ? Nào ngờ một tình huống đầy kịch tính bất ngờ xảy ra khi Tháo lấy tay trỏ vào Huyền Đức, rồi lại trỏ vào mình nói rằng: Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chí có sứ quân và Tào Tháo mà thôi. Thật là bất ngờ cho Lưu Bị khi nghe Tào Tháo trả lời không hề úp mở. Câu nói của Tào Tháo còn ẩn chứa cả sự ngấm ngầm đe dọa của một kẻ có uy quyền và đầy tham vọng.


    Lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của Tào Tháo khiến cho Huyền Đức nghe nới giật nảy mình, bất giác thìa, đũa cầm ở tay rơi cả xuống đất. Song lòng yêu mến dành cho Huyền Đức đã khiến tác giả La Quán Trung sáng tạo ra một tiếng sấm rền vang đầy bất ngờ và đúng lúc để giúp Huyền Đức che giấu được cái giật mình nguy hiểm. Tháo nhìn thấy mỉa mai: Trượng phu mà cũng sợ sấm à ? Huyền Đức nhanh trí biện minh: Đức thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt, sao tôi tại không sợ! Bằng câu nói có vẻ tự nhiên, nửa đùa nửa thật ấy, Huyền Đức đã che giấu được nguyên nhân thật sự của việc đánh rơi thìa đũa là do sợ hãi khi nghe Tào Tháo gọi mình là anh hùng.


    Nét nổi bật nhất trong tính cách của Tào Tháo được thể hiện ở câu nói khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng. Đây cũng là thắt nút, là đỉnh điểm của mâu thuẫn và hành động che giấu cái giật mình một cách khéo léo của Huyền Đức là điểm mở nút. Tào Tháo đẩy mâu thuẫn lên cao trào với câu nói đầy khiêu khích; trái lại, Huyền Đức giải quyết mâu thuẫn bằng một hành động khiêm nhường của một người biết ẩn mình khi cần thiết. Trong cuộc luận anh hùng mà thực chất là cuộc đấu trí giữa Tào Tháo và Lưu Bị, La Quán Trung đã khép lại câu chuyện một cách nhanh gọn và hóm hỉnh như hạ màn một vở kịch đặc sắc: Huyền Đức đã che đậy được hết cả việc giật mình đánh rơi cả thìa đũa khi nghe Tào Tháo gọi mình là anh hùng.Tháo thấy thế không nghi ngờ gì Huyền Đức nữa.


    Lưu Bị vốn là một người bình tĩnh, khôn ngoan, song khi bị đặt vào tình huống quá hiểm nghèo và trước sức ép liên tục của Tào Tháo thì việc giữ được bình tĩnh hoàn toàn không dễ. Không phải ngẫu nhiên tác giả đã để cho Lưu Bị hai lần giật mình, hơn nữa còn giật mình mạnh đến nỗi bất giác thìa, đũa đương cầm ở tay rơi cả xuống đất. Tuy nhiên, trước sau Lưu Bị vẫn làm chủ được tình thế, từ việc làm một vườn rau ở sau nhà, ngày ngày vun xới tưới tắm, từ chỗ tái mặt đến trấn tĩnh, từ chỗ đánh rơi thìa, đũa đến ung dung cúi xuống nhặt đũa và thìa, đặc biệt là còn đủ tỉnh táo để dẫn một câu trong sách Luận ngữ của Khổng Tử để biện hộ cho việc đánh rơi thìa, đũa của mình.


    Một trong những bút pháp quen thuộc mà các nhà văn cổ điển Trung Quốc thường sử dụng để làm nổi bật tính cách nhân vật là lấy nhân vật này để đối sánh với nhân vật khác. Lưu Bị không chỉ giữ kín ý đồ với Tào Tháo mà với cả hai người anh em kết nghĩa. Khi Quan Công, Trương Phi thắc mắc anh không Lưu tâm đến thiên hạ, Lưu Bị chí đáp một cách nhẹ nhàng, ngắn gọn: Hai em biết đâu ý anh! Với Lưu Bị, bữa rượu bất ngờ ấy không phải là chỗ để tranh luận về quan niệm anh hùng vì trước mắt, Lưu Bị đang giấu mình thật kĩ để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt. Lưu Bị đã thực hiện thành công chủ trương ấy nên ông đã giành phần thắng. Đó là xét về phía Lưu Bị. Còn về phía Tào Tháo, vì sao ông ta lại thua trong cuộc đấu trí này?


    Được Tào Tháo mời đến uống rượu và bàn luận về anh hùng, có nghĩa là Lưu Bị đã bị đặt vào tầm ngắm, vào thế rất dễ để lộ mình. Chi tiết đánh dấu điểm mở nút là việc Huyền Đức đã khôn khéo che đậy được hết việc giật mình đánh rơi thìa, đũa khi nghe Tào Tháo gọi mình là anh hùng. Chi tiết ấy cũng giải thích được vì sao Lưu Bị vốn đã khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan thì ở tình thế này, những nét tính cách đó càng được thể hiện một cách nổi bật. Mặt khác, có thể thấy tình thế trên cũng làm cho Tào Tháo vốn đã kiêu ngạo nay lại nảy sinh chủ quan, mất cảnh giác, dẫu bình thường ông ta nổi tiếng là kẻ đa nghi, cẩn trọng. Đây là điều kiện khách quan tạo thuận lợi cho Lưu bị có thể giành phần thắng.


    Trong Tam quốc diễn nghĩa, tác giả miêu tả thiên nhiên không nhiều, song những chỗ miêu tả thiên nhiên đều rất xuất sắc, có tác dụng lớn trong việc khắc họa bối cảnh cũng như tính cách nhân vật. Giữa tiệc rượu, câu chuyện luận anh hùng đã đến một cách tình cờ nhờ sự xuất hiện của cơn mưa và hiện tượng vòi rồng. Nút đã được thắt rất hợp lí và rồi cũng được mở một cách tự nhiên nhờ tiếng sấm rền vang.


    Đoạn trích giống như một màn kịch ngắn có đủ các yếu tố như bối cảnh, nhân vật, lời thoại và kịch tích. Những chi tiết giàu kịch tính làm cho độc giả luôn rơi vào trạng thái bất ngờ và do đó luôn thấp thỏm, chờ đợi, hồi hộp xem kết cục ai thắng, ai bại: như việc Tào Tháo mời Lưu Bị đến ngay mà không nói rõ lí do, việc Tào Tháo nói Lưu Bị đang làm một việc lớn lao mà không nói rõ đó là việc gì, hiện tượng vòi rồng bỗng nhiên xuất hiện lúc hai người đang ăn uống vui vẻ, hiện tượng tiếng sấm rền vang đúng lúc Lưu Bị bị dồn vào tình thế nguy hiểm.


    Lời thoại của nhân vật nào bộc lộ rõ tính cách của nhân vật ấy: Tào Tháo sắc sảo, gian hùng, từng trải, nhưng bộc lộ hết ra ngoài. Còn Lưu Bị thì thông minh, sáng suốt, bình tĩnh và từng trải không kém. Ông che giấu khéo đến mức làm cho Tào Tháo không còn nghi ngờ gì nữa và sau đó ông vẫn tiếp tục âm thầm lo gây dựng sự nghiệp lớn lao. Lưu Bị chính là rồng đang ẩn trong mây vậy!


    Qua đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, ta thấy nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí và xây dựng tính cách nhân vặt của tác giả La Quán Trung thật già dặn, điêu luyện, xứng đáng là bậc thầy trong văn xuôi Trung Quốc thời trung đại.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 2

    Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm hay kinh điển của nền văn học Trung Hoa. Trong đó trích đoạn “Tào Tháo luận anh hùng” là một trích đoạn vô cùng độc đáo thể hiện cái nhìn của nhân vật Tào Tháo trong cuộc chiến tranh giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô thời Đông hán trở về trước.


    Trích đoạn “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” nằm ở hồi thứ 21 của tác phẩm. Nội dung xoay quanh trong một bữa rượu vui Tào Tháo đã Lưu Bị lúc này vẫn còn là anh em trên bến dưới thuyền còn ẩn bóng trong nước Ngụy, mưu “chờ” nghiệp lớn. Đề tài của hai người là luận bàn về anh hùng. Bên cạnh đó, Tào Tháo muốn thăm dò ý tứ của Lưu Bị như thế nào. Lưu Bị cũng khá thông mình nên đã khôn khéo dùng mưu đánh lạc hướng khiến cho Tào Tháo không còn nghi ngờ gì mình mưa.


    Thông qua trích đoạn này người đọc hiểu được quan niệm về cái nhìn người anh hùng của Tào Tháo và thấy được sự thông minh, thận trọng của Lưu Bị Tác giả La Quán Trung đã phác họa lên nhân vật của mình bằng những cử chỉ, hành động rất sống động, tinh tế nhất ở đoạn trích này người đọc cảm nhận thấy Tào Tháo và Lưu Bị là hai con người hoàn toàn tương phản về mặt tính cách. Nên khi hai người ở gần nhau thì điểm tương phải càng trở nên nổi bật.


    Sau khi bị thất thế Lưu Bị tới nương tựa Tào Tháo, Tào Tháo lúc này thế mạnh nhưng do tính hay nghi ngờ nên muốn thử lòng Lưu Bị còn Lưu Bị tuy cũng muốn tạo dựng sự nghiệp của riêng mình nhưng không có thể lực nên đành nằm vùng chờ thời cơ. Tào Tháo là người mưu cao kế hiểm nếu Lưu Bị để lộ một chút tham vọng nào thì chắc chắn hắn sẽ giết ngay để trừ hậu quả. Bởi Tào Tháo nổi tiếng là người đa nghi, để tránh sự nghi ngờ của Tào Tháo nên anh ta trồng một vườn rau rồi ngày ngày chăm sóc nó nhưng vẫn bị Tào Tháo nghi ngờ. Nên Tào Tháo phải tính toán kỹ lưỡng hơn. Hắn cho Hứa Chử và Trương Liêu là thân cận của mình tới mời Lưu Bị tới gặp mình khiến cho Lưu Bị vô cùng ngạc nhiên nhưng vẫn đi theo.


    Khi Lưu Bị vừa bước vào phủ thừa tướng gặp Tào Tháo hắn đã niềm nở đón chờ: ” Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ!” câu hỏi của Tào Tháo khiến cho Lưu Bị giật mình chột dạ, tiếp theo đó thì hắn dẫn Lưu Bị đi ra vườn sau và nói tiếp ” học làm vườn chắc không phải một việc dễ dàng?” lúc này Lưu Bị mới biết hắn đang nhắc tới việc gì nên tự nhiên đáp “Không đó chỉ là thú tiêu khiển thôi” Rồi sau đó, hai người dẫn nhau đi uống rượu Tào Tháo kể lại những chiến công xưa kia của mình. Nguyên cơ để hai người luận bàn anh là do cơn mưa to sắp kéo tới, sắp có vòi rồng Tào Tháo và Lưu Bị cùng ngắm xem.


    Trong câu chuyện Tào Tháo hỏi Lưu Bị về sự biến hóa để trở thành rồng như thế nào? Đây là một câu hỏi mang ẩn í nhằm thăm dò Lưu Bị xem có muốn trở thành rồng, có mưu đồ làm vua bá chủ thiên hạ hay không?Tào Tháo là người học rộng hiểu nhiều nên khi ông nói tới sự chuyển hóa thành rồng thật thâm thúy, nhiều ý nghĩa sâu xa: Rồng thì lúc to lúc nhỏ, lúc to thì thì nổi mây phun mù, lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng…Rồng ví như người anh hùng trong đời.


    Tào Tháo vô cùng khôn khéo, đa mưu chủ động lái câu chuyện của mình rẽ sang một hướng khác cho có vẻ tự nhiên nhưng thực chất hắn đang cố ý đưa nhân vật Lưu Bị và tình thế khó xử khi hắn bất ngờ đặt câu hỏi “Huyền Đức lâu nay đi khắp bốn phương bao nhiêu anh hùng đời nay hẳn biết cả xin nói cho nghe?” Trước sự thăm dò của Tào Tháo, Lưu Bị chỉ khiêm nhường “Bị người trần mắt thịt không biết ai là anh hùng…”Tào Tháo vẫn không yên tâm nên cố gắng gặng hỏi thêm “Đã đành không biết mặt nhưng phải nghe tiếng chứ?”


    Tình thế khiến Lưu Bị rơi vào thế bị động không thể khước từ được mãi nên ông đành đưa ra một vài cái tên, nhưng nói tới ai thì Tào Tháo để khinh khi cho rằng những người đó chỉ là chó giữ nhà, hoặc một kẻ hèn kém sớm muộn gì cũng chết trong tay của Tào Tháo mà thôi. Qua đoạn trích ta thấy được rõ nét tính cách của hai nhân vật Lưu Bị là người hiền lành, nhã nhặn, nhún nhường nhưng không kém phần thông minh và khôn khéo . Ngược lại Tào Tháo là người đa nghi, hống hách, và tỏ vẻ cao ngạo khinh đời.


    Thông qua những lời văn sắc sảo của mình tác giả La Quán Trung đã khắc họa thành công nhân vật của mình làm nên tính đối nghịch trong câu chuyện và thể hiện rõ được cái nhìn nhân sinh của tác giả trong tác phẩm. Trích đoạn này thể hiện sự đấu trí giữa hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo, trong câu chuyện luận anh hùng Lưu Bị cố tình đưa ra những cái tên nhỏ bé tầm thường để Tào Tháo chủ quan khinh địch tưởng trong thiên hạ chỉ có mình hắn là anh hùng, Lưu Bị cũng khôn khéo, để cho Tào Tháo chừa mình ra, để hắn không tìm cách đề phòng mà thủ tiêu mình.


    Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự tài tình của mình trong ngôn ngữ, trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật cho thấy La Quán Trung là bậc thầy văn chương.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 3

    “Tam quốc diễn nghĩa” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Hoa. “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả La Quán Trung, không chỉ tái hiện lại chuyện lịch sử mà xét về mặt văn học thì các nhân vật của ông đều có những tính cách riêng không ai lẫn vào với ai được. Và nói đến “Tam quốc diễn nghĩa” thì người đọc không thể nào quên nhân vật Tào Tháo đặc biệt là qua đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” thuộc chương 21 của tác phẩm.


    Có thể thấy ba anh em Lưu,Quan, Trương đều như đã muốn dựng nghiệp trị quốc tuy nhiên do ba anh em mới có thể khởi nghiệp cho nên vẫn còn yếu, và cả chuyện đất đai không có nên sang nương nhờ Tào Tháo chờ thời cơ. Huyền Đức lúc này nhanh trí đã trồng một vườn rau sau nhà và hàng ngày cứ vun xới để cho Tào Tháo không nghi ngờ.


    Trước tiên là nhân vật Lưu Bị, Lưu Bị được xem là một người anh hùng thật sự chưa thể thắng nổi Tào Tháo thì Lưu đã như quyết định giả vờ là một người ngày ngày chỉ biết vun trồng vườn rau ngoài nhà. Ta cũng như đã cảm nhận thấy rất rõ rằng đó chính là chí anh hùng và sự thông minh và rất đỗi nhạy bén của ông. Lưu Bị lúc này đây như lại không mù quáng mà cũng như không suy xét tình hình. Ông như cũng đã biết rõ tình thế của mình cũng như của địch và biết làm nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ đến.


    Tào Tháo quả thật cũng thông minh không kém, bởi ở ông ta toát lên một vẻ gian hùng khác người thường. Có lẽ, tuy ở bên phản diện nhưng quả thật ông ta đã được xem là một người có tài và rất thông minh mà khó ai có thể sánh kịp. Nhân vật Tào Tháo dường như cũng đã sớm đã biết được âm mưu của ba anh em nhà Lưu,Quan ,Trương lúc này lại như muốn thu phục người tài cũng như tránh được mầm họa sau nay ông ra sức mua chuộc dụ dỗ họ. Còn việc Lưu Bị ông vẫn chưa phát hiện được ra.


    Cũng chính vì muốn ẩn dấu mình mà cho nên khi được người của Tào Tháo đến mời đi uống rượu thì Lưu Bị đã rất mất bình tĩnh và gương mặt của Lưu Bị như đã “tái mét mặt”. Và có thể nói cho tới đây kịch tính bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt hơn nữa là khi Tào Tháo nói rằng “Huyền Đức dạo này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ?” thì dường như lúc này Lưu Bị đã thật bất ngờ và giật mình nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh nên trả lời rằng “không có việc gì làm để tiêu khiển đó thôi”. Tiếp sau đó nhân vật Tào Tháo như đã hỏi Lưu Bị về những vị anh hùng. Lưu Bị cũng đã đoán biết ý và đã làm ra vẻ mộng muội không biết gì nhưng vẫn bị dồn đến mức phải kể ra mới yên thân.


    Lưu Bị cũng như đành kể những anh hùng mà nghe thiên hạ nhắc đến xưa nay chứ cũng không được gặp mặt bao giờ. Khi mà Lưu Bị vừa trả lời những câu hỏi của vị Tháo Huyền Đức như ông lại vừa thận trọng, kín đáo và cũng đã dò xét những gì mà Tháo đang toan tính trong đầu. Và ở Lưu Bị ta thấy được như ông cũng đã rất kín đáo để che giấu đi cái giật mình của mình khi mà Tào Tháo phủ nhận hết những anh hùng mà Lưu kể ra trong bữa rượu. Lúc này Tào Tháo nói rằng “Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”.


    Có thể thấy được cái giật mình của và cả bộ dạng tái mặt của Huyền Đức thật may không bị Tháo phát hiện. Có thể thấy như đây giống như một cuộc đấu trí không hề cân sức chứ không phải là uống rượu bình thường, có thể thấy như vừa đấu trí vừa cố muốn làm rõ bản chất của nhau. Đoạn trích đã thật đặc sắc bởi có những lúc ta phải giật mình và thót tim lo cho Huyền Đức bởi Tháo quá thông minh và lại hết sức gian xảo luôn đẩy ông vào những tình huống kịch tính.


    Bằng việc thông qua những hành động và bản tính của hai người ta có thể thấy rõ quan điểm cũng như sự khác nhau về tư tưởng của họ. Và ở Tào Tháo quan niệm anh hùng đó chính là “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất” và có thể thấy được điều đó cho thấy đây là một quan niệm áp bức bóc lột thật dã man trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Thong qua đó cũng có thể thấy được quan niệm về anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với quan điểm với Tào Tháo, có thể thấy được ngay từ nhỏ Lưu Bị cũng đã có chí lớn nhưng giờ đây không phải lúc để Lưu Bị tranh luận, lúc này. Và Lưu Bị như đã phải giữ bí mật quan điểm của bản thân để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt. Có thể thấy và hiểu đây là lúc Lưu Bị mai danh ẩn tích để chờ đợi thời cơ lộ diện.


    Cũng chính bởi thế, đọc qua đoạn trích, tưởng như Tào Tháo phủ nhận ý kiến Lưu Bị, Lưu Bị lúc này thì như cũng đã sợ tái mặt, lúc thì đánh rơi cả thìa đũa, có nghĩa là Lưu Bị thua. Nhưng thực chất, ta có thể thấy được trong cuộc đấu trí này, Lưu Bị dường như cũng đã là người giành phần thắng và ông đã thực hiện thành công màn kịch của mình. Và có thể nói đó là màn kịch của người có mưu cao, chí lớn trong thiên hạ, biết chờ thời, biết cương nhu đúng lúc, đúng chỗ. Cũng do chính vì sự khôn khéo đó mà người đời vẫn có câu khen ngợi Huyền Đức rằng:


    “Gượng vào hang cọp tạm nương thân,

    Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!

    Vội vã bầy ra trò sợ sấm,

    Tùy cơ ứng biến lẹ như thần”


    Ta có thể thấy được những người tài giỏi nhưng cần phải có đức thì mới được chứ như Tào Tháo cũng là một bậc anh hùng tài giỏi hơn người đấy nhưng ngặt một nỗi hắn gian hùng chứ không phải anh hùng. Và ngay khi cuộc nói chuyện tưởng chừng dừng lại ở đấy thì bỗng Quan Vân Trường và Trương Phi xông vào tay cầm kiếm lăm lăm xông vào người bên tả kẻ bên hữu cũng đã tạo cho chúng ta những ấn tượng đặc sắc. Và đến khi nhìn thấy Lưu Bị đang uống rượu với Tào Tháo thì hai người viện cớ múa kiếm mua vui cho hai người. Thật may cho họ biết bao nhiêu vì nếu không thì đã hỏng hết việc lớn.


    Và sau đó khi ngày hôm sau Tháo lại cho mời Lưu Bị đến uống rượu thì nghe được tin Viên Thiệu cũng như đã diệt Công Tôn Toản. Nhân sự kiện đó mà Huyền Đức có cơ hội đó chính là “Ta đang như chim trong lồng, như cá trong lưới. Ta đi chuyến này cũng như cá ra biển cả, chim lượn trời xanh, không còn bị ràng buộc gì nữa!” Tháo dường như cũng đã cho người đuổi theo nhưng nhờ tài khôn khéo và mưu trí cuộc hành trình của ba anh em Lưu Bị dường như cũng vẫn đã vẫn diễn ra bình thường. Đó được xem lại là lần thua thứ hai của Tào Tháo, và có thể nói chính như thế mới biết người anh hùng Lưu Bị sáng suốt như thế nào, nhạy bén ra sao khi biết ẩn mình, và cũng đã biết nắm bắt thời cơ và dành chiến thắng. Quả thật là xứng đáng là một bậc thiên tài một bậc anh hùng thực sự xưa nay hiếm có.


    Thông qua đoạn trích này người đọc như cũng càng thêm yêu mến những vị anh hùng thời xưa của Trung Quốc bà hơn thế nữa là thêm khâm phục tài năng cũng như mưu lược mà tiêu biểu ở đây là Lưu Bị. Cốt truyện được viết lên hoàn toàn ly kỳ và thu hút người đọc.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 4

    Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa có biết bao nhiêu nhân vật lịch sử nổi tiếng, mỗi khung cảnh lịch sử, những câu chuyện diễn biến kịch tính càng nhấn mạnh nên khí chất của họ. Có những nhân vật phản ngược, có những nhân vật lại cương nghị đường hoàng. Cũng cho thấy thời đó không hề yên ổn phẳng lặng, mà luôn tồn tại có hai cục diện cho một xã hội cũ nơi Trung Quốc. Trong Tào Tháo uống rượu luận anh hùng ta có thể thấy rõ điều ấy. Đoạn trích nằm ở Hồi 21 (Tào Tháo uống rượu luận anh hùng- Quan Công lừa mưu giết Xa Trụ). Có thể chia làm 5 phần rõ rệt:


    Phần 1: Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị. Phần 2: Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ. Phần 3: Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ. Phần 4: Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa. Phần 5: Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo. Dựng nên hai chân dung nhân vật đối lập: tuyệt nhân- Lưu Bị, tuyệt gian- Tào Tháo. Tâm trạng của Lưu Bị khi ở Hứa Xương bị Tào Tháo giám sát. Lưu Bị vẫn đề phòng việc Tháo có thể mưu hại, nên thường ra vườn sau trồng rau, Việc vun xới, tưới tắm vườn tược đến nỗi đen bẩn thỉu khuôn mặt, nhằm che mắt Tào.


    Một hôm Tào Tháo mời ông vào phủ, bàn luận ai đương mới thời xứng đáng là anh hùng trong thiên hạ mới đầu ông cũng đầy giật mình sợ rằng mình đã bị phát hiện, sợ sệt trong từng câu chữ trả lời, khiêm tốn, thăm dò, Khi biết rõ ý đồ Qua câu hỏi đã giảm được sự căng thẳng của Lưu Bị. Khi uống rượu cùng Tào- mục đích chính là hòng thăm dò tâm lí, tình cảm, tư tưởng và ý chí của Lưu Bị tâm trạng ấy vẫn quẩn quanh Ông giả bộ nhún mình, một mực khẳng định mình ngu muội ko biết. Cố giấu tư tưởng, tình cảm của mình. Ông thông minh Khi bị hỏi dồn ” khôn khéo lần lượt điểm những gương mặt đáng lưu ý”. Nhưng đều bị Tháo gạt phăng, nhận xét không mấy thiện cảm. Và nhất là khi Tào Tháo trỏ vào mình và Lưu Bị nói : “Anh hùng trong thiên hạ bây


    Đến đây Lưu Bị Sợ đến mức rụng rời,sợ rằng lộ thời cơ chiến lược, luống cuống, đánh rơi cả đôi đũa đang cầm trên tay qua ba dẫn chứng chính xác hối xưa kia. Nhưng nó có địa vị vẫn thấp hơn Tào Tháo. Câu nói đó cho thấy Tào Tháo đã đoán được chí hướng của Lưu Bị. May thay, Tiếng sét đúng lúc từ phía trời đã giúp Lưu Bị tránh được sự nghi ngờ từ phía Tào. Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo đã chứng tỏ rất rõ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình, Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý tự cho mình là anh hùng dân gian, trên cả Lưu Bị. Vì ông ấy tự cho mình là người Đang có quyền thế, có đất, có quân, ở thế thắng. Rất đa nghi, nham hiểm và tàn bạo.


    Song lại là người rất thông minh, cơ trí và ngoan cường, nhà quân sự tài ba lỗi lạc thông qua cách nhận xét các nhân vật anh hùng lừng lẫy trong thiên hạ và bản lĩnh, sự đại lượng, biết người hiền của Tào Tháo. Triết lý sống với Tào Tháo cho đến giờ : “là thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta”. Chí lớn của Tào còn được thể hiện ở quan niệm về anh hùng: “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, tài bao trùm vũ trụ, nuốt cả trời đất..” Tào nhận định anh hùng là phải có mưu cao, tham vọng, bá chủ trời đất. Đây thực chất là một Gian hùng.


    Còn Trái với sự nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa mà đối đãi với người. Là một anh hùng thời đại, vì chưa có thời cơ lập nghiệp nên mới phải ở nhà Tào Tháo. Với bản lĩnh, khôn ngoan, thông minh đã sớm che đậy được sự vụng về, tình cảm để Tào Tháo không nghi ngờ, luôn biết nhún nhường, cẩn trọng, kiên nhẫn để có thể làm được chuyện lớn, chuyện quốc gia đại sư. Qua dân gian, hay qua câu chuyện này thấy được, Lưu Bị luôn giữ trong mình cái đức với đất nước, với người dân, cũng được sự mến mộ của thiên hạ. Nghệ thuật taọ và dẫn dắt tình huống truyện vừa kịch tính, vừa rất logic. Các chi tiết nối tiếp nhau một cách rất tự nhiên, nhân vật dần bộc lộ hết tính cách của mình.


    Qua đoạn trích ta thấy được quan điểm về sự trái ngược đối lập tính cách khắc họa quan điểm của tác giả về những người anh hùng, về cuộc sống và ước mơ chính đáng của họ, một triều đình vững vàng chăm lo cho dân, cho nước. Phê phán lên xã hội chỉ toàn nghĩ chiến tranh phong kiến với những con người mục đích tham vọng mãnh liệt cướp đi sức sống của toàn xã hội. Điều đó càng làm cho tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa hay hơn bao giờ hết.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 5

    Có biết bao nhiêu tác phẩm để đời mà mỗi lần ai nhắc đến đều cảm thấy yêu mến và muốn đọc đi đọc lại nhiều lần, có những vị anh hùng người ta đem ra là chuẩn mực là thước đo để so sánh. Trong số những tác phẩm đó không thể không kể đến tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Những vị anh hùng của tam quốc diễn nghĩa đến nay ai cũng biết. Điều gì đã làm nên được sự hấp dẫn và khó quên như vậy? Tiêu biểu trong tác phẩm này ta phải kể tới đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.


    Có thể nói đây là một đoạn trích hay và hấp dẫn. Có lẽ do tài văn chương rất giỏi về từ khúc,câu đối,kịch nhưng nổi bật là tiểu thuyết đã khiến cho La Quán Trung thành công với tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa để mang cuốn tiểu thuyết ấy đến bạn đọc. Tam quốc diễn nghĩa còn có tên gọi thông tục khác là Tam Quốc, Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa. Nó là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc đựơc La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời ỳ hỗn loạn của lịch sử Trung Quốc.tiểu thuyết này được coi là một trong bốn tác phẩm hay nhất của văn học Trung Quốc. Dung lượng của nó lên tới 75 vạn chữ.


    Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng thuộc chương thứ 21 của bộ tiểu thuyết. Đoạn trích kể về cuộc uống rượu luận anh hùng của Lưu Bị và Tào Tháo. Cốt truyện rõ ràng gây cấn hấp dẫn người đọc muốn biết kết quả sẽ ra sao. Lúc thì thắt nút đẩy nhân vật vào nguy hiểm khi đi tới cao trào đỉnh điểm thì mở nút giải thoát cho nhân vật của mình. Qua đó ta cũng thấy được nét đặc sắc qua việc xây dựng nhân vật của La Quán Trung. Ba anh em Lưu,Quan, Trương muốn dựng nghiệp trị quốc tuy nhiên do ba anh em mới khởi nghiệp cho nên vẫn còn yếu, đất đai không có nên sang nương nhờ Tào Tháo chờ thời cơ. Huyền Đức trồng một vườn rau sau nhà hàng ngày vun xới để cho Tào Tháo không nghi ngờ.


    Trước tiên là Lưu Bị – một người anh hùng thật sự chưa thể thắng nổi Tào Tháo Lưu quyết định giả vờ là một người ngày ngày chỉ biết vun trồng vườn rau ngoài nhà. Ta cảm nhận thấy rất rõ chí anh hùng và sự thông minh nhạy bén của ông. Lưu không mù quáng mà không suy xét tình hình. Ông biết rõ tình thế của mình cũng như của địch và biết làm nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ đến. Tào Tháo cũng thông minh không kém, ông ta toát lên một vẻ gian hùng tuy ở bên phản diện nhưng quả thật ông ta là một người có tài và rất thông minh. Tào Tháo sớm đã biết được âm mưu của ba anh em nhà Lưu,Quan ,Trương nhưng muốn thu phục người tài cũng như tránh được mầm họa sau nay ông ra sức mua chuộc dụ dỗ họ. Tuy nhiên việc Lưu Bị ông vẫn chưa phát hiên ra.


    Vì muốn ẩn dấu mình cho nên khi được người của Tào Tháo đến mời uống rượu thì Lưu Bị đã mất bình tĩnh và "tái mét mặt". Tới đây kịch tính bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt khi Tào Tháo nói:" Huyền Đức dạo này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ? Lưu Bị giật mình nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh nên trả lời:" không có việc gì lam để tiêu khiển đó thôi" . Tiếp sau đó Tào hỏi Lưu Bị về những vị anh hùng. Lưu Bị làm ra vẻ mộng muội không biết gì nhưng vẫn bị dồn đến mức phải kể ra mới yên thân. Lưu Bị đành kể những anh hùng mà nghe thiên hạ nhắc đến chứ cũng không được gặp mặt bao giờ. Vừa trả lời những câu hỏi của Tháo Huyền Đức vừa thận trọng, kín đáo, do xét những gì mà Tháo đang toan tính trong đầu.


    Và Lưu Bị đã rất kín đáo để che giấu đi cái giật mình của mình khi Tháo phủ nhận hết những anh hùng mà Lưu kể. Tháo nói :" Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi". Cái giật mình của và tái mặt của Huyền Đức thật may không bị Tháo phát hiện. Đây giống như một cuộc đấu trí chứ không phải là uống rượu bình thường, vừa đấu trí vừa cố muốn làm rõ bản chất của nhau. Đoạn trích có những lúc ta phải giật mình và thót tim lo cho Huyền Đức bởi Tháo quá thông minh và gian xảo luôn đẩy ông vào những tình huống kịch tính.


    Qua những hành động và bản tính của hai người ta có thể thấy rõ quan điểm cũng như sự khác nhau về tư tưởng của họ. Tào Tháo quan niệm anh hùng là:"Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có m¬ưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất" điều đó cho thấy đây là một quan niệm áp bức bóc lột trong xã hội phog kiến Trung Quốc. Quan niệm về anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với quan điểm với Tào Tháo, ngay từ nhỏ Lưu Bị đã có chí lớn nhưng giờ đây không phải lúc để Lưu Bị tranh luận, lúc này, phải giữ bí mật quan điểm của bản thân để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt.


    Có thể hiểu đây là lúc Lưu Bị mai danh ẩn tích để chờ đợi thời cơ lộ diện. Bởi thế, đọc qua đoạn trích, tưởng như Tào Tháo phủ nhận ý kiến Lưu Bị, Lưu Bị lúc thì sợ tái mặt, lúc thì đánh rơi cả thìa đũa, có nghĩa là Lưu Bị thua. Nhưng thực chất, trong cuộc đấu trí này, Lưu Bị đã là người giành phần thắng và ông đã thực hiện thành công màn kịch của mình, đó là màn kịch của người có mư¬u cao, chí lớn trong thiên hạ, biết chờ thời, biết cương nhu đúng lúc, đúng chỗ.


    Các vị anh hùng được Lưu Bị kể ra đều bị Tháo gạt phăng đi. Nào là "Viên Thiệu mặt béo mà gan non, háo mưu mà vô đoán, gánh việc lớn thì tiếc thân, thấy lợi nhỏ lại quên mệnh, không phải là anh hùng" rồi đến "Lưu Biểu chỉ có hư danh, không có thực tài. Ðâu phải là anh hùng". Khi Lưu Bị hỏi thế ra ai mới là người anh hùng trong thiên hạ Tháo bèn thẳng thắn chỉ tay vào Lưu và ngực mình mà nói: " Anh hùng trong thiên hạ ngày nay chỉ có sứ quân với Tháo này mà thôi!". Lưu Bị nghe thấy thế thì không khỏi giật mình ông đánh rơi hết cả bát đũa xuống.


    Thế nhưng ngay lúc đó sấm cũng đồng thời vang lên che đi sự giật mình ấy. Phải chăng bậc anh hùng hiền tài không chỉ được nhân dân yêu mến mà còn được trời thương. Lưu Bị lấy ngay lý do "sợ sấm" để che đậy cái sợ thật sự của mình. May thay cũng chính cái lí do sợ sấm đó mà che được mắt được Tào Tháo, hắn nghĩ Huyền Đức là kẻ tầm thường không đáng để hắn phải bận tâm, đàng hoàng là một bậc trương phu mà lại sợ sấm. Chính sự trùng hợp và lí do khôn khéo đó mà Huyền Đức vừa vẫn được an thân nương nhờ Tháo vừa lại có thời gian đợi thời cơ đến. Chính vì sự khôn khéo đó mà người đời vẫn có câu khen ngợi Huyền Đức rằng:


    "Gượng vào hang cọp tạm nương thân,

    Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!

    Vội vã bầy ra trò sợ sấm,

    Tùy cơ ứng biến lẹ như thần"


    Người tài giỏi nhưng cần phải có đức thì mới được chứ như Tháo cũng là một bậc anh hùng tài giỏi hơn người đấy nhưng ngặt một nỗi hắn gian hùng chứ không phải anh hùng. Một bậc anh hùng thật sự thì không thể có quan niệm đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để làm bá chủ thiên hạ được. Anh hùng thật sự là phải coi trọng nhân dân và biết làm việc nghĩa như Huyền Đức chứ không phải như Tháo kia. Như thế có thể nói cuộc uông rượu lần một Tháo đã thua Huyền Đức.


    Cuộc nói chuyện tưởng chừng dừng lại ở đấy thì bỗng Quan Vân Trường và Trương Phi xông vào tay cầm kiếm lăm lăm xông vào người bên tả kẻ bên hữu. Khi nhìn thấy Lưu Bị đang uống rượu với Tháo thì hai người viện cớ múa kiếm mua vui cho hai người. Thật may cho họ nếu không thì đã hỏng hết việc lớn. Ngày hôm sau Tháo lại cho mời Lưu Bị đến uống rượu thì nghe được tin Viên Thiệu đã diệt Công Tôn Toản. Nhân sự kiện đó mà Huyền Đức có cơ hội "Ta đang như chim trong lồng, như cá trong lưới.


    Ta đi chuyến này cũng như cá ra biển cả, chim lượn trời xanh, không còn bị ràng buộc gì nữa!" Tháo cho người đuổi theo nhưng nhờ tài khôn khéo và mưu trí cuộc hành trình của ba anh em Lưu Bị vẫn diễn ra bình thường. Đó lại là lần thua thứ hai của Tào Tháo, như thế mới biết người anh hùng Lưu Bị sáng suốt như thế nào, nhạy bén ra sao khi biết ẩn mình, biết nắm bắt thời cơ và dành chiến thắng. Quả xứng đáng là một bặc thiên tài một bậc anh hùng thực sự.


    Qua đoạn trích này ta càng thêm yêu mến những vị anh hùng thời xưa của Trung Quốc và đồng thời thêm khâm phục tài năng cũng như mưu lược mà tiêu biểu ở đây là Lưu Bị. Không những thế đoạn trích còn giúp ta mường tượng được lịch sử Trung Quốc lúc bấy giờ. Dường như đoạn trích này cũng góp phần ca ngợi những bậc anh hùng uyên thâm trận sư biết ẩn nấu khi yêu và khởi sự khi có thời cơ. Với cốt truyện hoàn chỉnh ly kỳ hấp dẫn, với hàng loạt các tình tiết trùng hợp như cơn mưa và tiếng sấm, ngôn ngữ trang trọng đã làm cho đoạn trích khó quên khi người ta đọc nó.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. Top 6

    Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 6

    Đề tài về những vị anh hùng là đề tài nổi bật trong thời gian dài. Vì thế mà có rất nhiều tác phẩm nói về những vị anh hùng tiếng tăm lừng lẫy đặc biệt là tác phẩm Tam Quốc Diễm Nghĩa của La Quán Trung. Đây là một tác phẩm cực kì nổi tiếng cho đến tận ngày hôm nay và tác phẩm này đã được chuyển thành phim. “Tam quốc diễn nghĩa” là bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, gồm có 120 hồi. Tiêu biểu nhất trong tác phẩm này ta phải kể tới đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.


    Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng thuộc chương thứ 21 của bộ tiểu thuyết. Đoạn trích kể về cuộc uống rượu luận anh hùng của Lưu Bị và Tào Tháo. Cốt truyện rõ ràng gây cấn hấp dẫn người đọc muốn biết kết quả sẽ ra sao. Lúc thì thắt nút đẩy nhân vật vào nguy hiểm khi đi tới cao trào đỉnh điểm thì mở nút giải thoát cho nhân vật của mình. Ba anh em Lưu, Quan, Trương muốn cùng nhau xây dựng sự nghiệp trị quốc nhưng sức yếu nên đành phải sang nhờ Tào Tháo. Biết đây là cách làm mạo hiểm nhưng chỉ còn cách này vì biết Tào Tháo là một người mưu mô quỷ quyệt. Vì thế mà Huyền Đức đã trồng một bãi rau vun sưới thật tươi tốt ở sau nhà để Tào Tháo không nghi ngờ.


    Trước tiên Lưu Bị một người anh hùng đã giả vờ là một người nông dân suốt ngày chỉ biết chăn sóc vườn rau cho tươi tốt. Nhưng Tào Tháo là một người thông minh và sắc bén ông đã sớm nhận ra kế hoạch của ba anh, muốn thu phục người tài và tránh họa sau này ông đã mua chuộc dụ dỗ. Còn chị Lưu Bị thì vẫn chưa bị lộ ra. Tào Tháo sai Hứa Chử và Trương Liêu dũng tướng thân cận đến mời Lưu Bị. Lưu Bị phải đi theo đến dinh yết kiến Thừa tướng. Khi đến đây Lưu Bị đã bị hỏi đến chuyện làm vườn, Lưu Bị giật mình nhưng rồi cũng lấy lại bình tĩnh vì sợ làm lộ thiên cơ mọi chuyện sẽ bất lợi. Lưu Bị trả lời một cách tự nhiên: “không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi”.


    Tác giả thật sắc sảo trong việc xây dựng tình huống, ông đã dựng nên cảnh uống rượu giữa Lưu Bị và Tào Tháo ngồi đối diện nhau. Một cuộc nói chuyện đầy mưu mô và toan tính. Trong khi Tào Tháo là một người cực kì thông minh và gian trá luôn hỏi những câu hỏi đả động khiến Lưu Bị thi thoảng rơi vào thế bị động vì lo cho Huyền Đức.


    Chợt mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến, nghe quân sĩ nói đến vòi rồng. Rồi sau đó Tào Tháo đã cố ý hỏi Lưu Bị về sự chuyển biến của vòi rồng đây là câu hỏi mang ý xa xăm mang tính chất thăm dò về sự biến chuyển của Lưu Bị. Ông nói tiếp “Rồng lúc thì to, lúc thì nhỏ, lúc thì bay. lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sông. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến họá, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bề.


    Rồng ví như anh hùng trong đời…” Tào Tháo vốn là người thông minh sắc bén ông dần lái câu chuyện sang một hướng khác khiến Lưu Bị bị cuốn và và khó xừ khi ông lại hỏi về Huyền Đức: “Huyền Đức lân nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng”. Lưu Bị vốn tự nhủ mình là người trần nên ít được gặp các vị anh hùng. Tào Tháo vốn thông minh liền nói không được gặp nhưng ắt hẳn có nghe đến tên các vị anh hùng. Buộc Lưu Bị phải kể ra tên năm vị anh hùng Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương.


    Do quan điểm của mỗi người là khác nhau vì thế khi nghe Lưu Bị kể về các vị anh hùng ông đã gạt phăng đi. Theo ông thì::“Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất” điều này càng thể hiện rõ bản chất bóc lột của giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Còn đối với Lưu Bị thì anh hùng là những người mưu cao trí lớn biết vì nhân dân đây là một phẩm chất rất đỗi cao đẹp được người đời nể phục. Lúc này Tào Tháo lại nói “ Anh hùng trong thiên hạ ngày nay chỉ có sứ quân với Tháo này mà thôi!”. Từ đó làm cho Lưu Bị giật mình đánh rơi cả đũa nhưng may mắn lúc đó sớm to cũng vang nên lớn khiến cho Lưu Bị lấy cái cớ để che đậy khỏi bị lộ thiên cơ. Chính vì sự khôn khéo đó mà người đời vẫn có câu khen ngợi Huyền Đức rằng:


    “Gượng vào hang cọp tạm nương thân,

    Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!

    Vội vã bầy ra trò sợ sấm,

    Tùy cơ ứng biến lẹ như thần”


    Theo mọi người thì những người tài giỏi cần phải có đươc thì mí là vị anh hùng. Tào Tháo tuy giỏi nhưng không có đước bởi ông ta chỉ biết áp bức nhân dân dùng những mưu mô quỷ quyệt như thế không đáng là một vị anh hufnh của thời đại được nhân dân tôn kính. Bỗng Quan Vân Trường và Trương Phi xông vào. Khi thấy Lưu Bị và Tào Tháo đang uống rượu với nhau hai người nảy ra ý kiến lấy cớ múa kiếm cho hai người xem không sẽ bị lộ thiên cơ. Ngày hôm sau Tháo lại cho mời Lưu Bị đến uống rượu thì nghe được tin Viên Thiệu đã diệt Công Tôn Toản.


    Nhân sự kiện đó mà Huyền Đức có cơ hội “Ta đang như chim trong lồng, như cá trong lưới. Ta đi chuyến này cũng như cá ra biển cả, chim lượn trời xanh, không còn bị ràng buộc gì nữa!” Tháo cho người đuổi theo nhưng nhờ tài khôn khéo và mưu trí cuộc hành trình của ba anh em Lưu Bị vẫn diễn ra bình thường. Đây quả là một vị anh hùng xứng đáng biết chớp lấy thời cơ để làm nên việc lớn.


    Qua đoạn trích đã cho ta thấy được những vị anh hùng kiệt xuất cho xã hội biết cách nhẫn nhịn chịu đựng dù phải hạ thấp bản thân để làm nên sự nghiệp lớn. La Quán Trung cũng thật tinh tế và sắc sảo trong từng chi tiết của câu chuyện để làm bộc lộ rõ phẩm chất tốt đẹp của những vị anh hùng.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  7. Top 7

    Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 7

    "Tam quốc diễn nghĩa" là kiệt tác của La Quán Trung, bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, gồm có 120 hồi. Với tài kể chuyện siêu việt, ‘Tam quốc diễn nghĩa" cuốn hút người đọc mãi mãi không thôi. Hồi nào cũng hay, cũng mới lạ, đủ mặt anh hùng và gian hùng: "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng", "Hồi trống cổ thành", "Hoa Dung lộ", "Trận Xích Bích", "Trận Quan Độ", "Khổng Minh bảy lần bắt Mạnh Hoạch",... "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng "là một hồi cực kỳ hấp dẫn và thú vị.


    Tào Tháo và Lưu Bị cùng đối tửu, cùng luận anh hùng, người thì kín đáo, kẻ thì kiêu hùng, chuyện trò "vui vẻ" hôm nay, nhưng mai kia thì một mất một còn giữa cõi sa trường với trăm vạn hùng binh, hàng nghìn chiến mã, máu chảy thành suối, thây chất thành đồi…


    Nói về thế thì lúc bấy giờ ba anh em Lưu, Quan, Trương đang nương nhờ Tào Tháo, khác nào cá nằm trên thớt, vô cùng hiểm nghèo. Nếu lộ tung tích Thiên cơ thì cái chết cầm chắc, vì Tào Tháo là một tay đa nghi, quỷ quyệt. Lưu Bị làm vườn, bề ngoài tựa như vui thú điền viên, nhưng bên trong là để Tào Tháo khỏi ngờ. Với Quan Trường thì việc làm đó của anh mình là không xứng đáng, vì đó là "việc của kẻ tiểu nhân" và khẽ nhắc "sao anh không lưu tâm đến việc lớn thiên hạ". Câu nói: "Hai em biết đâu ý anh!" thể hiện đức tính kín đáo, cẩn trọng của Lưu Bị.


    Việc Tào Tháo sai Hứa Chử và Trương Liêu dũng tướng thân cận đến mời Lưu Bị là một tình huống bất ngờ và bất lợi, vì Quan Vũ và Trương Phi thì đi vắng, mời đến dinh Thừa tướng để làm gì, nên Lưu Bị đã "giật mình’ hỏi: "việc gì khẩn cấp thế, hai ông?". Không đi hoặc nấn ná trì hoãn đều không ổn. Lưu Bị phải theo Hứa Chử, Trương Liêu đến dinh yết kiến Thừa tướng. Lưu Bị "sợ tái mặt" khi nghe Tào Tháo cười và hỏi về chuyện làm vườn. Khi Tào Tháo "cầm tay… dắt vào sau vườn nhà", Lưu Bị nói một cách tự nhiên: "Không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi".


    Tháo nhắc lại chuyện "rừng mơ" khi trước đi đánh Trương Tú. Chuyện nhãn có mơ xanh trên cành mai hái xuống và thưởng, có rượu nấu vừa chín. "Cho nên mời sứ quân đến tiểu đình uống rượu". Cũng là một cách dàn cảnh "rỉnh mồi". Cảnh Tào Tháo và Lưu Bị ngồi uống rượu có phải là cảnh "tri kỷ tửu phùng thiên bôi thiểu" hay là cảnh "anh hùng tương ngộ đối tửu", hay là canh con hổ đang sắp vồ mồi? Tào Tháo và Lưu Bị. Chủ và khách "ngồi đối diện uống vui vẻ". Cả hai đều "đóng kịch" và "thủ vai diễn" tài tình!


    Chợt mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến, nghe quân sĩ nói đến vòi rồng, khi Tào Tháo và Lưu Bị "đang cùng dựa vào bao lơn ngắm xem", thì câu chuyện lại chuyển sang để tài mới. Không phải vô cớ mà Tào Tháo hỏi Lưu Bị về sự biến hoá của con rồng. Không phải là chuyện vui, vô cớ. Sâu xa là một điều ám chỉ, một sự thăm dò. Sự biến hoá của con rồng là sự biến hoá của Lưu Bị hay của Tào Tháo?


    Tào Tháo vốn là một thi sĩ rất giỏi thơ văn nên khi ông ta nói về sự biến hoá của con rồng thật hay và nhiều ngụ ý: "Rồng lúc thì to, lúc thì nhỏ, lúc thì bay, lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sông. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến họá, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bề. Rồng ví như anh hùng trong đời…"


    Tào Tháo là một tay đa mưu túc kế, nên đã chủ động lái câu chuyên sang một hướng khác rất tự nhiên. Tào Tháo đã đưa Lưu Bị vào tình thế khó xử, khi hỏi: "Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng (đời nay, hẳn đã biết cả, xin thử nói cho nghe". Cuộc đối tửu giữa chủ và khách, hay là cuộc đấu trí giữa hai con người đều biết lòng dạ của nhau "muốn nuốt cổ trời đất", hay là hai con hổ đang tạo thế rình mồi. Lưu Bị tự coi mình là "người trần mắt thịt…" khi nghe Tào Tháo hỏi về anh hùng thời nay.


    Khi Tào Tháo nói: "Huyền Đức không nên nhún mình quá /" thì Lưu Bị như phân bua: "Bị này được nhớ ơn Thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ không được biết". Khi bị ép "không biết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ?" thì Lưu Bị mới lần lượt nêu ra tên tuổi 5 người: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương. Cách nói của Lưu Bị rất tôn kính (gọi họ kèm tước hiệu): gọi Lưu Biểu là Lưu Cánh Thăng, Tôn Sách là Tôn Bá Phù, gọi Lưu Chương là Lưu Quý Ngọc. Mỗi người được nhắc đến, Lưu Bị đều chỉ ra được sức mạnh và thế lực của từng người.


    Viên Thuật binh lương nhiều ở Hoài Nam.

    Viên Thiệu như con hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu; bộ hạ có nhiều tay tài giỏi.

    Lưu Biểu nổi tiếng trong 8 kẻ tuấn kiệt, uy danh khắp cả chín châu.

    Tôn Sách sức lực đương khoẻ, đứng đầu xứ Giang Đông…

    Lưu Quý Ngọc đang hùng cứ ở Ích Châu…


    Lưu Bị vừa chỉ ra cái mạnh của từng người đổ giới thuyết, vừa sử dụng câu nghi vấn để hỏi lại Tào Tháo như: "Có thể cho là anh hùng được chăng?", "có phải là anh hùng không ?". Chỉ có trường hợp Tôn Bá Phù thì Lưu Bị vừa khẳng định vừa nghi vấn: "Có một người, sức lực đương khoẻ, đứng đầu xứ Giàng Đông, là Tôn Bá Phù, hẳn là anh hùng?". Qua cách nói đó. ta thấy Lưu Bị rất khôn khéo, kín đáo, chỉ nói về cái sức mạnh quá khứ và hiện tại của mỗi người, có vẻ "thật thà" nói lên sự hiểu biết các anh hùng trong thiên hạ, và quan niệm về người anh hùng thời loạn như thế nào. Lưu Bị không hề nhắc đến Tào Tháo chắc có nhiều lí do. Đó là sự khéo léo, khôn ngoan, kín đáo rất mực.


    Trái lại, Tào Tháo rất khinh bạc, coi thường, gọi thẳng họ tên, dùng ẩn dụ, chỉ ra sự bại vong tất yếu hoặc sự tầm thường của tình người mà Lưu Bị đã nêu lên. Tào Tháo lúc thì nói, lúc thì cười nói, và sử dụng toàn câu phủ định. Với Viên Thuật thì Tào Tháo khinh ra mặt, coi là "Xương khô trong mả, chỉ nay mai là ta bắt được". Tào Tháo cho rằng Viên Thiệu "Không thể gọi là anh hùng được /" vì con người này "nhút nhát, không quyết đoán", rất tầm thường: "thấy lợi nhỏ thì lợi quên mình…".


    Tào Tháo cho Lưu Biểu "chỉ có hư danh không có thực tài".

    Tốn Sách "nhờ danh tiếng của bố, không phải anh hùng".


    Lưu Chương thì bị Tào Tháo coi thường và khinh ra mặt. "… tuy là nhà tôn thất, nhưng chỉ là con chó giữ nhà, sao gọi là anh hùng được? ". Việc Tào Tháo uống rượu luận anh hùng khi các nhân vật mà Lưu Bị nêu ra. trong tay có hàng vạn hùng binh và ngựa tốt, có nhiều kiện tướng, đang hùng cứ một phương. Thế nhưng Tào Tháo đã chỉ ra cái yếu, cái tầm thường, sự bại vong tất yếu của họ. Cái tầm nhìn của Tào Tháo là một tầm nhìn chiến lược, rất sâu sắc, ơn tuệ hơn người. Nghĩ về chuyện Tào Tháo luận anh hùng, ta chợt nhớ đến câu nói của Từ Hải trong "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du:


    "Khiến cho con mối tinh đời,

    Anh hùng đoán giữa trần ai mới già".


    Khi cái thế chân vạc "Nguỵ - Thục - Ngô" chưa hình thành mà Tào Tháo với mưu cao, chí lớn đã đưa ra những dự báo tài lình. Quan niệm về anh hùng của Tào Tháo cũng rất sâu sắc: "Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ. có chí nuốt cả trời đất kia". Bốn tiêu chí mà Tào Tháo nêu ra phải chăng là tự nói về mình? Nếu coi "nhân, trí, dũng" là phẩm chất của người anh hùng là quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo chưa đầy đủ, nhưng sự thật là với thanh gươm yên ngựa giữa thời Tam quốc loạn lạc, con người này đã giành được chức Thừa tướng, dưới trướng có hàng trăm vạn hùng binh, hàng nghìn kiện tướng đang tung hoành bốn cõi.


    Một tình huống đầy kịch tính xảy ra khi Tào Tháo lấy tay trỏ vào Lưu Bị rồi lại trỏ vào mình nói rằng: "Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi". Câu nói ấy đã làm cho Lưu Bị "giật nảy mình" đánh rơi cả thìa và đũa xuống đất. Lưu Bị sợ vì tưởng Tào Tháo đã biết rõ mưu cao chí lớn của mình, biết rõ mình là một con rồng đang ẩn nấp. Tiếng sét cơn mưa nổ ra. Bất ngờ và ngẫu nhiên. Nhờ thế mà Lưu Bị nói như phân trần: "Gớm ghê! Tiếng sét dữ quá" Câu trả lời của Lưu Bị như một sự bộc bạch "thật thà" về sự tầm thường của mình: "Đức Thánh ngày xưa gặp lúc sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt. Huống chỉ là tôi đây sao lại không sợ!"


    Trong cuộc luận anh hùng này, thực chất là cuộc đấu trí giữa Tài Tháo và Lưu Bị. La Quán Trung đã khép lại câu chuyện một cách khá nhanh gọn và hóm hỉnh như hạ màn một vở kịch đặc sắc: "Huyền Đức đã che đậy được hết việc giật mình đánh rơi cả thìa đũa khi nghe Tháo gọi mình là anh hùng. Tháo thấy thế không nghi ngờ gì Huyền Đức nữa". Trong "Tam quốc diền nghĩa", Tào Tháo được mô tả là một tay gian hùng quỷ quyệt. Còn trong lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo lại được đánh giá khá cao.


    Trong hồi thứ 21 "Tam quốc diễn nghĩa", ta thấy Tào Tháo rất trân trọng và lịch sự gọi Lưu Bị là Huyền Đức, là sứ quân. Qua việc luận anh hùng, ta thấy Tào Tháo đã dự báo diễn biến thời cuộc lịch sử rất đúng đắn, có tầm nhìn sâu rộng về thời thế sự thắng bại. Đó là một Thừa tướng "có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất". Việc Tào Tháo mời Lưu Bị đến dinh ăn tiệc mơ, uống rượu… để dò xét. Việc làm ấy là rất tự nhiên đối với những người đang tranh hùng xưng bá giữa thời loạn.


    Nhân vật Lưu Bị kín đáo, khôn khéo, tự hạ thấp, tự tầm thường mình,… và đã "đóng kịch" rất giỏi. Nếu không có tiếng sét cơn mưa bất ngờ nổ ra, liệu Lưu Bị có che giấu nổi "thiên cơ" của mình khi đánh rơi thìa đũa? Nghệ thuật kể chuyện tạo tình huống, sử dụng ngôn ngữ đối thoại rất sống và linh hoạt đã tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện và khắc họa, tô đậm tính cách của Tào Tháo, Lưu Bị - kì phùng địch thủ ngày mai. Qua đó, ta càng thấy rõ ngòi bút của La Quán Trung thật già dặn, điêu luyện và thâm hậu.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  8. Top 8

    Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 8

    Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiễu thuyết lịch sử dài 120 hồi của La Quán Trung, kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngô, Thục, Ngụy từ năm 184 đến năm 280 của lịch sử Trung Quốc.


    Đoạn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng có kết cấu hoàn chỉnh: Giới thiệu nhân vật Lưu Bị và hoàn cảnh: Tào Tháo mời rượu Lưu Bị; Tào Tháo luận anh hùng; Lưu Bị ứng phó, Lưu Bị cáo từ. Tính cách nhân vật Lưu Bị được tác giả La Quán Trung miêu tả bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo và đa dạng, thể hiện được một “tuyệt nhân” trong Tam quốc diễn nghĩa.


    Tào Tháo gọi Lưu Bị đến để thăm dò ý định và thử thách bản lĩnh của Lưu Bị nhưng đã không phát hiện được gì. Trước những câu hỏi, những tình huống mà Tào Tháo đưa ra, Lưu Bị đã tỏ ra rất khiêm nhường, bình tĩnh và khôn ngoan. Trong tình huống gay cấn nhất, khi Tào Tháo gọi Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị giật mình đánh rơi cả thìa đũa nhưng đã nhanh trí lợi dụng tiếng sấm để nói lảng đi. Cái hay của đoạn trích là không phải ngay từ đầu Lưu Bị đã tuyệt đối giữ được thái độ bình tĩnh, kín đáo. Vì được Tào Tháo mời đến quá gấp và bất ngờ, “có tật” Lưu Bị không thể không giật mình. Hơn thế, khi Tào Tháo bảo Lưu Bị đang làm một việc “lớn lao”. Lưu Bị đã sợ tái mặt.


    Nhưng rồi dần dà lấy lại được bình tĩnh. Lưu Bị đã ứng phó một cách trót lọt mọi tình huống gay cấn, nhất là khi thấy qua tình Tào Tháo có nhã ý mời mình thưởng thức rượu mơ. Khi bị chạm vào chỗ cần giấu kín, bị Tháo chất vấn về vấn đề “anh hùng”. Trước hết, Lưu Bị với vẻ khiêm nhường vốn có, đã chối và xin miễn bình luận. Bị Tháo hỏi dồn. Lưu Bị lần lượt nêu những gương mặt đương thời đáng lưu ý nhất như Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách... song đều bị Tào Tháo bác bỏ, cho rằng tất cả đều không đáng gọi là anh hùng. May mắn thay, khi Tào Tháo điểm đích danh Lưu Bị thì một tiếng sấm rền vang, giúp Lưu Bị co cớ đích đáng và cơ hội tuyệt vời để che giấu một điều “tuyệt mật”: mưu đồ chống lại Tào.


    Trong việc thể hiện tính cách Lưu Bị, tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Miêu tả trực tiếp qua các thái độ và hành động, làm vườn rau sau nhà, ngày ngày vun xới, tưới tắm, từ giật mình, tái mặt đến trấn tĩnh, ăn uống vui vẻ, rồi sau đó lại từ giật mình, bất giác thìa, đũa đương cầm ở tay rơi cả xuống đất đến ung dung cúi xuống đất nhặt đũa và thìa... Miêu tả trực tiếp qua cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách khiêm nhường vốn có của Lưu Bị, nhanh trí, sử dụng cả luận ngữ để biện hộ cho việc đánh rơi thìa đũa của mình.


    Dùng tính cách của Quan, Trương để làm nổi bật tính cách Lưu Bị. Ban đầu Quan. Trương không hiểu vì sao Lưu Bị “chịu khó làm vườn cuốc đất”, đến cuối khi Quan, Trương tuốt kiếm cảnh giới thì Lưu Bị vẫn ung dung uống rượu, cười hòa theo Tào Tháo. Miêu tả thiên nhiên để khắc họa bối cảnh và tính cách nhân vật, tạo đà cho truyện phát triển: cảnh vòi rồng xuất hiện mở ra câu chuyện “luận anh hùng”, tiếng sấm tạo thành điểm gỡ nút.


    Tào Tháo cũng như Lưu Bị giống nhau ở chỗ là ngay từ trẻ đã từng ấp ủ chí lớn. Với Tào Tháo, câu nói: “Anh hùng là người trung bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia” đã thể hiện rõ quan niệm của Tào Tháo về anh hùng, đồng thời cũng cho thấy tham vọng lớn của họ Tào Tháo không chỉ muốn làm vua mà còn muốn “nuốt cả trời đất”, điều đó chứng tỏ khát vọng làm bá chủ thiên hạ rất ghê gớm và để thực hiện được mục đích đó, ông ta sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn sau này.


    Còn Lưu Bị được mọi người ca ngợi chủ yếu là ở cái đức. Lưu Bị muốn làm vua nhưng là để “trên báo đền ơn nước, dưới yên định lê dân”, nghĩa là muốn làm một ông vua tốt. Sở dĩ Lưu Bị không bày tỏ quan điểm của mình vì trong hoàn cảnh thực tế (đang sống dưới trướng Tào Tháo), Lưu Bị phải tuyệt đối giữ bí mật, không thể để cho Tào Tháo biết được chủ định của mình


    Quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo thể hiện quan niệm của giai cấp thống trị bóc lột trong xã hội phong kiến Trung Quốc luôn muốn đè đầu dân chúng, làm bá chủ trong thiên hạ. Đoạn trích cho thấy “chí lớn, mưu cao” của Tào Tháo đã bị thua cuộc ngay trong pha đấu trí này với Lưu Bị, gợi cho người đọc những bài học mới trong đấu tranh giữa cuộc đời.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy