Bài soạn tham khảo số 4
I/ Phân tích đề
1. (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Đề 1 có định hướng cụ thể, đề 2 và 3 đòi hỏi người viết phải tự xác định, định hướng triển khai
2. (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Vấn đề nghị luận:
- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II
- Đề 3: Vẻ đẹp trong bài thơ Câu cá mùa thu
3. (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Đề 1 thuộc nghị luận xã hội, đề 2 và 3 thuộc nghị luận văn học
II/ Lập dàn ý
III/ Luyện tập (trang 24 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
Đề 1
a. Phân tích đề:
- Dạng đề: Có định hướng về nội dung
- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Nội dung:
+ Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí nơi phủ chúa
+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng, thấm thía của tác giả
- Phương pháp: thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ
- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu
b. Lập dàn ý
* Mở bài
- Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh
- Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình sự suy đồi của tập đoàn PK Đàng Ngoài
* Thân bài
- Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm của chúa Trịnh
+ Cảnh giàu sang nơi phủ chúa
+ Chúa Trịnh Sâm: ăn mặc sa hoa
+ Bức chân dung Trịnh Cán: ốm yếu, vây quanh là gấm vóc lụa là, người hầu kẻ hạ
- Thái độ và dự cảm của tác giả: Phê phán cuộc sống ích kỷ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa, hiện thực phản ánh sự suy đồi của XHPK Đàng Ngoài
* Kết bài:
- Nhìn lại một cách khái quát
- Nêu nhận xét.
Đề 2
a. Phân tích đề
- Dạng đề: Có định hướng về nội dung
- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của HXH
- Yêu cầu về nội dung:
+ Sử dụng văn tự Nôm
+ Sử dụng các từ ngữ thuần Việt
+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu
- Yêu cầu về pp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận
- Phạm vi dẫn chứng: thơ HXH là chủ yếu
b. Lập dàn ý
* Mở bài
Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề: Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm với tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc
* Thân bài
- Đề tài: Viết về khát vọng sống của con người
- Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và tài hoa
- Từ ngữ đa nghĩa mà nghĩa nào cũng hợp
- Tả vật để nói tâm trạng con người – người phụ nữ trong XHPK với chế độ đa thê.
* Kết bài
- Có tính sáng tạo trong ngôn ngữ thơ: bài thơ bình dị, trong sáng đậm đà bản sắc dân tộc
- Bài thơ nhỏ mà đặc ra vấn đề lớn: số phận bất hạnh và sức sống mãnh liệt của người phụ nữ.