Bài soạn tham khảo số 4
Bố cục
3 phần
Phần 1 (từ câu 1 đến câu 6): mối quan hệ giữa ghét và thương
Phần 2 (từ câu 7 đến câu 16): Ông Quán bàn về lẽ ghét
Phần 3 (các câu còn lại): Ông Quán bàn về lẽ thương
Nội dung bài học
Đoạn trích nói lên những tình cảm yêu ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân của Nguyễn Đình Chiểu
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Những đời vua mà ông Quán ghét: vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân, để triều đại suy tàn
- Những người mà ông Quán thương: những người vì dân vì nước, cả đời bôn ba xuôi ngược, vất vả nhưng sự nghiệp không thành .
=> Cơ sở lẽ ghét thương theo quan điểm của NĐC: cội nguồn sự ghét là lòng thương, thương là gốc, càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Phép đối ghét và thương được sử dụng thành công
- Ghét và thương được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh tình cảm
+ Điệp từ “ghét”: tăng sức mạnh cảm xúc
- Điệp từ “thương”: nhấn mạnh tình cảm đối với những người vì dân vì nước
Tác dụng: làm sáng tỏ lẽ ghét thương của NĐC
Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” : cội nguồn sự ghét là lòng thương, thương là gốc => hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung, hỗ trợ cho nhau
=> Đây cũng chính là tuyên ngôn về lẽ ghét thương của ông Quán
Luyện tập (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Câu thơ: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.
+ Câu thơ đã bàn đến cội nguồn của sự ghét – xuất phát từ tấm lòng yêu dân, thương dân, yêu thương những điều chính nghĩa mà phải chịu nhiều bất công, người ta mới ghét những điều giả dối, xấu xa, phi nghĩa
+ Câu thơ thể hiện rõ nét tấm lòng nhân đạo của tác giả