Bài soạn tham khảo số 4
Bài 1 (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Trong câu thơ này, từ “lá” được dùng với nghĩa gốc: bộ phận của cây, ở ngọn, cành; màu xanh, mỏng và dẹt, có gân
- Các trường hợp chuyển nghĩa của từ:
+ lá chỉ bộ phận cơ thể người.
+ lá chỉ vật bằng giấy, mỏng
+ lá chỉ vật bằng vải.
+ lá chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ.
+ lá chỉ vật bằng kim loại, dát mỏng
- Từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung: Các vật này có điểm giống nhau: hình dang mỏng , dẹt
Bài 2 (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Cô ấy đã đi cứu người rồi, quả là một trái tim nhân hậu
- Anh ấy đã chắc suất một chân trong đội bóng
- Nó có tai mắt trong này đó, hãy cẩn thận!
- Quả là một cái đầu thông minh hết phần thiên hạ
Bài 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- chua chát => Nghe hoàn cảnh mới thấy chua chát làm sao.”
- đắng cay => cuộc đời nó nhiều đắng cay quá
Bài 4 (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
* Từ cậy: thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả chắc chắn của sự giúp đỡ ấy.
* Từ chịu:
- chịu : chấp nhận theo một lẽ nào đó mà không thể từ chối dù có thể không hài lòng.
=> Trong hoàn cảnh của Th.Kiều, dùng các từ cậy, chịu là thích hợp hơn.
Bài 5 (trang 75 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Câu a:
+ Từ “Canh cánh”: vừa chỉ việc thường xuyên xuất hiện trong NKTT, vừa chỉ tâm tư day dứt triền miên của Bác Hồ
- Câu b:
+ Có thể dùng từ dính dáng hoặc liên can
- Câu c:
+Dùng từ bạn rất lịch sự trang trọng, hợp với ngoại giao.